Cây dâu da – Đặc điểm, giá trị kinh tế, cách trồng và ý nghĩa

Dâu da là một món quà vặt được trẻ con Việt Nam vô cùng yêu thích, chúng gắn liền với tuổi thơ của đám trẻ con ở quê nhờ hương vị thơm ngon, chua chua, ngọt ngọt. Với đám trẻ, những ngày tháng chờ đợi cây dâu da chín để đánh chén quả là những kỷ niệm khó quên khi trưởng thành. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây dâu da rừng, giá trị kinh tế, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trước nhà hay không? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây dâu da rừng

Cây dâu da rừng hay còn được gọi với nhiều cái tên thân thuộc hơn như cây dâu da đất, cây dâu tiên, cây đỏ, cây dâu đất, cây dâu da, cây dâu da xoan, cây bòn bon, cây dâu da vàng. Cây có tên khoa học là baccaurea sapida, thuộc họ Thầu Dầu tức họ Ba Mảnh Vỏ (Euphorbiaceae), chúng có nguồn gốc từ vùng núi Trường Sơn của miền Trung và cụ thể hơn là vùng núi Quảng Nam. Chúng hiện đang được trồng nhiều trên thế giới với mục đích làm cảnh, thu hái quả và chữa bệnh. Ngoài ra, chúng còn có nhiều công dụng trong đời sống con người như làm thuốc nhuộm tóc tự nhiên, thuốc nhuộm cho ngành công nghiệp vải.

Đặc điểm cây cây dâu da rừng

Đặc điểm cây dâu da rừng

Trong tự nhiên cũng có rất nhiều thực vật khác có cùng hình dáng với cây dâu da rừng, thậm chí chúng còn giống cả về đặc điểm của quả. Đặc điểm cây dâu da rừng mà chúng ta dễ nhận biết như sau: Thân gỗ, đường kính thân nhỏ, chiều cao lớn, một cây dâu da trưởng thành có thể cao từ 16 – 20m. Đường kính của phần thân sát gốc trung bình khoảng 20 – 35cm. Lá cây dâu da rừng có chiều dài trong khoảng 10 – 20cm, là dạng lá đơn, cuống lá ngắn. Hoa cây dâu da là giống hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt, mọc tập trung thành chùm. Một bông hoa thường có 5 cánh, đường kính hoa trung bình khoảng 5 – 7cm, nhị hoa có màu vàng đậm. 

Quả cây dâu da là bộ phận có giá trị dinh dưỡng và kinh tế nhất của cây. Quả có hình cầu, đường kính trung bình khoảng 2 – 4cm, phần vỏ bên ngoài sần sùi, màu vàng, phần thịt bên trong có màu trắng, được chia thành 4 – 5 múi. Quả được bao phủ bởi một lớp lông mềm màu trắng. Phần múi dâu da bên trong sẽ chứa hạt, thường thì mỗi múi sẽ chứa 1 hạt, càng chín thì phần thịt quả càng tích trữ nhiều đường. Quả mọc thành chùm dài, mỗi chùm dài khoảng 10 – 20cm. Cây sẽ cho quả từ năm tuổi thứ 4, mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 9. Hiện loại cây này đang có trữ lượng lớn tại khu vực miền Trung. 

Cây dâu da xanh

Cây dâu da xanh có tên khoa học giống với cây dâu da vàng, thuộc họ Euphorbiaceae. Tuy nhiên, chúng không phải loại cây bản địa của nước ta mà có nguồn gốc từ bán đảo Malaysia. Hiện đang được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam nước ta, gần như miền Bắc không thấy xuất hiện loại cây này. Loại cây này có chiều cao khiêm tốn hơn cây dâu da vàng, cao nhất chỉ khoảng 15m, tuổi thọ cao, sinh trưởng nhanh, tán lá rộng, lá hình mũi mác, hoa màu trắng. Loại cây này có trái màu xanh, tròn, khi chín sẽ chuyển dần sang màu xanh đậm, phần múi bên trong có màu vàng sữa đẹp mắt.

Cây dâu da xanh

Cây dâu da xanh

Giá trị kinh tế cây dâu da đất

Dâu da đất là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, loại cây này mang lại nhiều giá trị kinh tế cho con người. Chúng mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân, 1ha cây dâu da đất có thể cho doanh thu khoảng 250 – 350 triệu đồng. Loại cây này cũng có tiềm năng lớn trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Hơn hết, cây dâu da đất đã không chỉ được trồng để hái quả mà còn được trồng để làm cảnh, chúng được lựa chọn làm giống cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương.

Giá trị kinh tế cây dâu da đất

Giá trị kinh tế cây dâu da đất

Tại nhiều địa phương, cây dâu da đất đã góp phần tạo nên được nhiều công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm thuê và người nông dân. Cây dâu da đất đang tăng dần về cả số lượng cũng như chất lượng các diện tích trồng, nhiều vùng chuyên canh từ đây cũng đã hình thành. Chúng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít khi gặp sâu hại nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Với giá bán khoảng 20 – 30 ngàn đồng/1kg, mỗi hecta người dân có thể thu lời hàng trăm triệu. 

Cây dâu da đất miền Bắc

Chúng ta được biết cây dâu da đất có nguồn gốc từ vùng núi của miền Trung và nơi đây cũng là nơi có trữ lượng khá lớn loại cây này. Tuy nhiên, không chỉ miền Trung mà trái dâu da đất cũng là một loại trái cây đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Cây dâu da sinh trưởng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Tuy nhiên, do sinh trưởng ở những vùng núi non hiểm trở nên việc hái được những chùm dâu da trĩu quả cũng là điều rất vất vả. 

Cây dâu da đất miền Bắc

Cây dâu da đất miền Bắc

Cây dâu da đất miền Bắc thường được các bà con người Mông, Thái bày bán ở các ngã ba, ngã tư dọc trên đường QL6. 1 câu dâu da tại đây có thể thu hoạch được 3 – 4 tạ, để lấy được quả dâu da, đòi hỏi người hái phải trang bị cho mình những kỹ năng nhất định nếu không muốn bị gãy chân, gãy tay.

Có nên trồng cây dâu da trước nhà?

Cây dâu da có những chùm quả sai trĩu nên nó mang ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt, những chùm quả này thường được đặt trong các mâm thờ cúng để cầu mong tổ tiên phù hộ. Chúng không chỉ đẹp về hình dáng mà còn rất thơm ngon và bổ dưỡng. Cây có phần tán lớn, vì vậy cực kỳ thích hợp trồng ở những căn biệt thự lớn, những ngôi nhà có không gian phía trước và sân vườn rộng. Khi trồng trước nhà, cây vừa cho bóng mát, vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà lại vừa cho thức quả ngon khi tới mùa. Vậy theo phong thủy, chúng ta có nên trồng cây dâu da trước nhà?

Trước nhà là một vị trí quan trọng trong phong thủy, việc cân nhắc khi trồng bất cứ loại cây gì trước nhà là điều đương nhiên. Theo phong thủy, những chùm dâu da sai trĩu quả tượng trưng cho sự tài lộc, sự may mắn trong công việc, cuộc sống. Chúng còn thể hiện ý muốn sum vầy, mong ước con đàn cháu đống của gia chủ. Là giống cây gỗ lớn, tán lá tỏa rộng, chúng hoàn toàn phù hợp trồng trước nhà để làm cây bóng mát và ăn quả. Nhờ màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon, chúng được sử dụng làm trái cây thờ cúng bởi người ra luôn tin rằng chúng sẽ mang lại sự đủ đầy và may mắn đối với các thành viên trong gia đình. 

Có nên trồng cây dâu da trước nhà?

Có nên trồng cây dâu da trước nhà?

Cách trồng cây dâu da

Cách trồng cây dâu da khá đơn giản, chúng ta chỉ cần thực hiện như sau: 

Sau khi mua cây giống về thì tháo bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây và đặt cây vào hố trồng sao cho cổ rễ cao hơn bề mặt trồng khoảng 4 – 5cm. Tiến hành lấp đất lại và nén chặt đất xung quanh gốc. Tiếp đó, phủ lên bề mặt trồng một lớp đất tơi xốp mỏng và vun gốc cho cây. Cắm cọc cố định quanh gốc để tránh trường hợp gió thổi quá mạnh làm đổ ngã cây. Tiếp tục dùng cỏ khô phủ lên trên bề mặt sau đó tưới nước để giữ ẩm cho cây tốt hơn. Nếu trồng cây với số lượng lớn thì chúng ta nên trồng khoảng 5% cây dâu da đực để hỗ trợ quá trình thụ phấn nhờ qua động vật, nếu có thể thì chúng ta nên ghép một cành dâu da đực lên cây dâu da cái. 

Kỹ thuật chăm sóc cây dâu da đất: 

Nước tưới: Loại cây này chỉ cần tưới nước vào mùa khô, khi trái đang chín thì chúng ta cần tăng cường lượng nước cho cây. 

Ngập úng: Nước ngập không làm chết cây dâu da, tuy nhiên cần hạn chế cây bị ngập trong nước quá lâu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng quả. 

Phòng trừ cỏ dại: Xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Cần làm cỏ theo chu kỳ 1 năm 6 lần, mỗi năm xới gốc 2 – 3 lần.

Cách trồng cây dâu da

Cách trồng cây dâu da

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây dâu da rừng, giá trị kinh tế, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trước nhà hay không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cộng sản – Đặc điểm, tác dụng, tác hại và ý nghĩa cái tên

Sinh Vật Cảnh -