Cây địa liền – Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và cách trồng

Cây địa liền là một vị thuốc nam mọc hoang dại rất nhiều ở nước ta, chúng có nhiều công dụng trong Đông Y, được các lang y sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày và các bệnh về xương khớp. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm của củ địa liền, tác dụng, cách sử dụng và cách trồng loại cây dược liệu này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm củ địa liền làm gia vị

Cây địa liền còn được biết tới với nhiều cái tên gọi khác như cây sa khương, cây thiền liền, cây sơn nại, cây tam nại. Loại cây này có tên khoa học là kaempferia galanga L, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cây địa liền là giống thực vật thân thảo, có tuổi thọ cao, chúng không hề có thân giống như các loại thực vật khác. Lá cây địa liền có hình trứng, mép lá không có răng cưa, mặt lá dưới có nhiều lông. Hoa cây địa liền mọc tập trung thành cụm, hoa mọc ra từ nách lá, có màu tím nhạt, một số bông có màu trắng, không có cuống. Phần rễ phình to hóa thành củ, các củ hình trứng, mọc nối tiếp nhau và có nhiều đường vân chạy ngang. 

Đặc điểm củ địa liền làm gia vị

Đặc điểm củ địa liền làm gia vị

Phần củ mọng nước, đây là phần có giá trị nhất của cây, thường được thu hoạch, nghiền nhỏ thành gia vị. Lá cây địa liền có hình lưỡi liềm, kích thước lớn so với kích thước cây, cuống lá khá ngắn, bề mặt lá có lốm đốm những chấm nhỏ màu tím. Hoa sinh trưởng ở đầu cành của thân giả hoặc mọc ra trực tiếp từ rễ, cánh hoa được sắp xếp theo hình xoắn ốc. Một bông hoa có khoảng 1 – 2 lá bắc, 2 thùy, đài hoa có hình ống, phần đỉnh có 2 – 3 răng và không đều nhau, nhị ngắn, bầu nhụy có 3 ngăn. Quả của cây địa liền có dạng hình cầu, bên trong có hạt, hạt cũng có hình cầu hoặc hình elip. Khi quả chín thì sẽ tự động nứt dần ra và để lộ ra phần hạt bên trong, sau đó một thời gian thì phần áo hạt sẽ tự động xé rách và phát tán hạt sang các khu vực xung quanh nhờ côn trùng. 

Củ địa liền làm gia vị mọc hoang dại ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Mùa thu hoạch cây bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 3 hằng năm, thông thường người ta sẽ chọn những cây đã có tuổi thọ trên 2 năm và đào lấy phần củ. Sau khi đào thì rửa sạch toàn bộ đất, cát bám ở vỏ, thái thành miếng mỏng và thực hiện biện pháp xông diêm sinh trong 1 ngày sau đó phơi khô. Chúng ta cần lưu ý là tuyệt đối không được sấy loại dược liệu này bằng than củi, bởi chúng sẽ bị đen cũng như mùi thơm kém. Thậm chí, tại một số địa phương, người ta chỉ đào củ về, rửa sạch và phơi khô ngay.

Cây địa liền mọc ở đâu?

Cây địa liền là loài thực vật có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, từ một củ rễ có kích thước nhỏ, chỉ sau 1 năm chúng có thể to lớn thành cả một khóm lớn. Toàn bộ bề mặt của cây sẽ nằm trên mặt đất và khô héo vào mùa đông. Vào đầu những năm 90, cây địa liền chính là một mặt hàng xuất khẩu của khu vực miền Bắc, hiện nay việc trồng cây địa liền chỉ đủ để phục vụ nhu cầu trong nước. Vậy cây địa liền mọc ở đâu? Cây địa liền phân bố nhiều ở các nước trong Châu Á như: Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ. Tại nước ta, cây mọc tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang. Số ít được trồng rải rác ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như: Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

Cây địa liền mọc ở đâu?

Cây địa liền mọc ở đâu?

Củ địa liền có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu về loại thực vật này thì bên trong cây địa liền có các hợp chất hóa học như flavonoid, phenolic và terpenoid. Các hợp chất này nằm chủ yếu trong phần củ rễ và có công dụng giảm kích thước khối u, chống oxy hóa, chống viêm. Tại Trung Quốc và Việt Nam, người ta thường lấy củ về, phơi khô và tán thành bột hoặc sắc nước uống. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng loại củ này. Củ của cây địa liền cũng có mặt trong bảng thành phần của rất nhiều loại thuốc về xương khớp, thực phẩm chức năng. Vậy, cụ thể thì củ địa liền có tác dụng gì?

Củ địa liền có tác dụng gì?

Củ địa liền có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại, củ địa liền có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư và diệt tế bào ung thư, chống di căn và loại bỏ khối u, tạo cơ chế anti – angiogenesis – ức chế sự hình thành mạch máu đến các khối u và tế bào ung thư, giúp chúng ta có giấc ngủ ngon và cải thiện não bộ, giúp tâm trí bình an, điều hòa mạch máu, điều trị chứng tăng huyết áp, giải phóng prostacyclin và NO từ tế bào nội mô, ức chế dòng Ca 2+ vào tế bào mạch máu, chống co mạch, hỗ trợ điều trị chứng huyết áp cao, tăng cường hoạt động điều hòa mạch máu, ức chế giải phóng các yếu tố gây viêm, giảm đau và chống viêm rất tốt cho xương khớp. 

Củ địa liền có ăn được không?

Trong y học thì việc ăn củ địa liền không được nhắc tới nhưng trong dân gian thì có rất nhiều người đã sử dụng củ địa liền trong việc nấu ăn hằng ngày. Vậy, củ địa liền có ăn được không? Thực chất, củ địa liền có thể ăn được, tuy nhiên, chúng chỉ được nghiền nhỏ ra làm nước chấm gà hoặc gia vị cho các món ăn khác. Củ địa liền có thể ngâm rượu để xoa bóp hoặc tắm cho mẹ sau khi sinh để giúp thư giãn. 

Cách sử dụng cây địa liền

Cây địa liền là loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đây là cây thuốc nam đã được sử dụng trong Đông Y từ lâu. Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều cách dùng loại cây này. Cách dùng cây địa liền phổ biến nhất trong dân gian đó là ngâm rượu, bởi dược tính có trong chúng khá cao, tùy vào từng tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau.

Cách sử dụng cây địa liền

Cách sử dụng cây địa liền

Cách sử dụng cây địa liền ngâm rượu như sau: 

Chuẩn bị khoảng 100g củ địa liền đã phơi khô và thái mỏng, 1 lít rượu trắng 40 độ, 20g tiểu hồi, 20g trần bì, 40g thiên niên kiện, 50g huyết giác. Ngâm tất cả các loại dược liệu này với nhau trong khoảng nửa tháng. Có thể dùng rượu để bóp vào các vị trí bị đau, nhiễm trùng hoặc uống trước ăn 1 chén mỗi ngày. Rượu cây địa liền có thể chữa chứng khó tiêu, đầy hơi, đau đầu rất tốt, giúp giảm đau khớp, đau cơ, đau thần kinh tọa cực hay. 

Cách trồng cây địa liền

Cây địa liền là loại cây ưa thích độ ẩm, ánh sáng, có khả năng chịu được khô hạn trong thời gian dài. Mỗi năm, lá cây địa liền sẽ sinh trưởng trong một thời gian ngắn và rụng đi ngay, hoa nở mỗi ngày vào sáng sớm và cũng tàn đi ngay khi nắng lên. Cách trồng cây địa liền như sau: 

Đất trồng: Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, để phần củ to và nhanh thu hoạch, chúng ta nên trồng cây trên đất nhiều mùn, tơi xốp, có nhiều dinh dưỡng. Nên bón lót trước khi trồng khoảng 15 – 20 ngày để xử lý các mầm bệnh trong đất.

Cách trồng cây địa liền

Cách trồng cây địa liền

Chọn giống: Loại cây này được trồng bằng củ rễ, nên lựa chọn những củ tươi và không bị thối. Nếu muốn trồng chỉ việc tách chúng ra thành từng nhánh giống như gừng hoặc dùng dao cắt các chồi mắt và mang đi trồng. 

Cách trồng: Lên các luống trồng có chiều cao khoảng 25 – 30cm, chiều ngang khoảng 1 – 2m. Dùng tay cắm nhẹ các nhánh địa liền lên luống đã được làm sẵn, mỗi nhánh cách nhau khoảng 20 – 30cm. Phủ thêm lên bề mặt một lớp đất tơi xốp dày 1 – 2cm, nén chặt đất xung quanh và phủ lên trên bề mặt một lớp rơm rạ để giữ ẩm. Tưới nước dạng phun sương cho toàn bộ bề mặt trồng. 

Hình ảnh cây địa liền 

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây địa liền dưới đây: 

Hình ảnh cây địa liền 

Hình ảnh cây địa liền

Hình ảnh cây địa liền 

Hình ảnh cây địa liền

Hình ảnh cây địa liền 

Hình ảnh cây địa liền

Hình ảnh cây địa liền 

Hình ảnh cây địa liền

Hình ảnh cây địa liền 

Hình ảnh cây địa liền

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm của cây địa liền, tác dụng, cách sử dụng và cách trồng loại cây dược liệu này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Ý nghĩa và các loại cây để bàn phong thủy cho từng mệnh

Sinh Vật Cảnh -