Cây hoàng nam là gì? Ý nghĩa, giá trị kinh tế và cách trồng

Cây hoàng nam là một giống cây cảnh cổ thụ có bộ tán lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng thường được dùng để trang trí cho những không gian công cộng. Không những vậy, cây hoàng nam còn được trồng diện rộng với mục đích thu hái gỗ, đây cũng là một loại dược liệu có công dụng chữa một số bệnh hiệu quả. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây hoàng nam, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây hoàng nam là cây gì?

Cây hoàng nam còn được biết tới với nhiều tên gọi khác thân thuộc hơn như: Cây huyền diệp, cây tùng Ấn Độ, cây liễu Ấn Độ, cây hoàng lan. Loại cây này có danh pháp khoa học là polyalthia longifolia, thuộc họ Na (Annonaceae), cây có nguồn gốc từ Sri Lanka và Ấn Độ. Loại cây này được ưa chuộng trồng ở trong các khuôn viên của nhà máy, công viên, đường phố, sân vườn làm cây bóng mát và cây quang cảnh, chúng mang lại giá trị cho y học và ngành chế biến gỗ. Cây hoàng nam là cây gì là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây.

Cây hoàng nam là cây gì?

Cây hoàng nam là cây gì?

Đây là giống cây có thân gỗ thẳng, tán lá hẹp, lá có màu xanh đậm, lá non có màu vàng sáng, mép lá có nhiều gợn sóng. Cây mọc ra từ thân, cành, che hết toàn bộ nửa thân và các cành nhánh. Phần vỏ cây bên ngoài có màu xám đen, các cành và nhánh thường mọc xuôi về phía gốc, lá cây sinh trưởng dạng rủ. Hoa cây hoàng nam sinh trưởng vào tháng 12 và tàn ngay vào tháng 1 năm sau, hoa màu trắng sữa, mỗi bông hoa có 4 cánh, mùi thơm nhẹ nhàng. Quả hoàng nam có hình tròn, màu xanh nhạt, mọc tập trung thành chùm, khi chín sẽ chuyển dần về màu hồng – tím – đen.

Hiện nay trên thị trường cây cảnh, người ta kinh doanh cây hoàng nam theo 4 quy cách đó là: Hoàng nam trưởng thành có thể đào gốc và cắt tỉa thành nhiều hình dáng khác nhau tùy vào kỹ thuật nơi công trình; Hoàng nam đã vỡ tán, có nhiều cành nhánh; Hoàng nam đã vỡ bầu; Hoàng nam giống còn trong bầu. Khi mua cây hoàng nam về trồng thì chúng ta cần chủ động kiến tạo lại cây bằng cách cắt tỉa bớt lá và cành, sửa lại tán cây sao cho đẹp mắt hơn. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, dễ chăm sóc, là giống cây thường xanh nên chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn. 

Trồng trong bao lâu thì cây hoàng nam cao 5m?

Cây hoàng nam có chiều cao trung bình trong khoảng 10 – 15m, nếu chúng được sống trong môi trường thuận lợi thì chúng sẽ còn cao hơn nữa. Rễ cây hoàng nam là loại rễ cọc, ăn sâu vào lòng đất nên khi gió bão đi qua chúng cũng sẽ không bị đổ, ngã. Nếu sinh trưởng trong môi trường có nhiều thiên tai thì cây sẽ tập trung đi nuôi rễ, lúc này cây sẽ sinh trưởng chậm và có chiều cao thấp hơn bình thường. Thông thường, để cây hoàng nam cao 5m thì phải mất khoảng 10 – 15 năm. 

Trồng trong bao lâu thì cây hoàng nam cao 5m?

Trồng trong bao lâu thì cây hoàng nam cao 5m?

Có nên trồng cây hoàng nam trước nhà?

Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng quan tâm nhiều tới những giá trị tinh thần. Trong đó, việc sử dụng các loại cây xanh vừa để trang trí vừa mang lại giá trị phong thủy đã là điều không còn xa lạ với nhiều người. Cây hoàng nam là một giống cây mang ý nghĩa về sự may mắn, sự cứng rắn, ý chí kiên cường, sức sống mãnh liệt và không chịu khuất phục trước khó khăn. Các yếu tố này cũng được xem là điều mà con người nên có. Hơn hết, cây hoàng nam còn có công dụng điều hòa không khí và mang lại không gian sống trong lành cho con người. 

Vậy, chúng ta có nên trồng cây hoàng nam trước nhà không? Câu trả lời ở đây là chúng ta có thể trồng cây ở bất kỳ vị trí nào mà không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng tới phong thủy. Cây mọc thẳng đứng, vươn mình lên kiêu hãnh với trời xanh gợi nên một vẻ đẹp hấp dẫn giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của chúng ta. Trước đây, trong dân gian quan niệm rằng cây hoàng nam có sinh khí yếu ớt, lá của nó rủ xuống giống lá cây liễu nên sẽ là nơi trú ngụ của những người cõi âm. Tuy nhiên, sau này nhiều nhà phong thủy học cũng đã bác bỏ điều đó và cho rằng cây hoàng nam là loại cây có thể xua đuổi được ma quỷ.

Có nên trồng cây hoàng nam trước nhà?

Có nên trồng cây hoàng nam trước nhà?

Ngày nay, giống cây cảnh hoàng nam được rất nhiều người yêu thích và chúng được xem là giống cây cảnh thời thượng. Chúng có thể thu hút được tài lộc, gợi lên sức sống mãnh liệt, lại vừa phảng phất một vẻ đẹp nghiêm cẩn nên rất thích hợp trồng ở những nơi kinh doanh, biệt thự hoặc xung quanh nhà. Hơn hết, cây hoàng nam còn tượng trưng cho ý chí vươn lên mạnh mẽ của con người, việc trang trí cây hoàng nam trước nhà sẽ giúp điều hòa sinh khí và tạo ra một không gian sống thoáng mát.

Giá trị kinh tế cây hoàng nam lấy gỗ

Cây hoàng nam là giống cây lấy gỗ lớn, thân thẳng, chắc chắn, thớ gỗ khá mịn và đẹp nên được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng. Hơn hết, khối lượng gỗ hoàng nam cũng không quá nặng, thường được ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm đồ nội thất trong gia đình. Một số thân gỗ có đường vân đẹp vẫn được dùng để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Giá cây hoàng nam lấy gỗ trên thị trường đang không được xác định rõ ràng bởi chúng sẽ thay đổi khá nhanh theo từng thời điểm.

Giá trị kinh tế cây hoàng nam lấy gỗ

Giá trị kinh tế cây hoàng nam lấy gỗ

Thực chất, diện tích trồng cây hoàng nam lấy gỗ tại nước ta không nhiều, chúng được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh mà thôi. Tại nhiều huyện, xã của miền núi, nơi có diện tích trồng cây hoàng nam lớn vẫn còn rất nhiều trăn trở về loại cây này bởi giá trị kinh tế của chúng đem lại không quá cao. Dù cũng mang nhiều đặc tính tốt nhưng ngành sản xuất gỗ tại Việt Nam không quá ưu ái loại gỗ này, nếu không muốn nói “có thì dùng không thì cũng không sao”.

Đặc tính gỗ cây hoàng nam

Những cây hoàng nam có tuổi thọ ở mức trung bình sẽ có thân gỗ lớn, thớ gỗ mịn và đẹp, chất gỗ đặc, khối lượng gỗ không quá nặng nên rất thuận tiện trong việc gia công và vận chuyển. Gỗ cây hoàng nam khá chắc chắn nên được nhiều người dân dùng để gia cố nhà cửa. Phần thịt gỗ màu vàng, có mùi thơm nhẹ nhưng không quá rõ ràng. Loại gỗ này không có khả năng chống mối mọt hay sâu bệnh, vậy nên chúng ta rất khó để bảo quản những đồ vật làm từ gỗ cây hoàng nam.

Đặc tính gỗ cây hoàng nam

Đặc tính gỗ cây hoàng nam

Cách trồng cây hoàng nam làm cảnh

Cây hoàng nam có thể thích nghi tốt được với điều kiện khí hậu tại nước ta. Cây ưa thích độ ẩm và có tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Trong thời gian sinh trưởng cây cần một lượng nước dồi dào. Có hai cách trồng hoàng nam phổ biến đó là trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc trồng bằng cây con. Nếu chúng ta trồng làm cảnh thì nên mua cây giống ở ngoài các cửa tiệm cây cảnh để giảm thiểu thời gian sinh trưởng cũng như công chăm sóc. Để cây giâm bằng cành mau lớn và cho tỷ lệ sống cao thì cây mẹ phải khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh.

Thời vụ trồng: Loại cây này có thể trồng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm những để cây sinh trưởng tốt nhất nên trồng vào mùa mưa. Có thể trồng cây trên các loại đất khác nhau, ưu tiên đất thịt màu mỡ hoặc đất thịt trộn cùng xơ dừa và trấu hun. 

Tưới nước: Nên tưới nước hằng ngày cho cây vào mỗi buổi sáng, đặc biệt là trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây. 

Chế độ bón phân: Để cây phát triển nhanh về chiều cao và tán lá thì ngoài việc tưới nước đều đặn, chúng ta cần chú ý bón phân trong thời kỳ sinh trưởng của cây. 

Chú ý: Không nên bón phân quá nhiều cho 1 lần mà nên chia nhỏ lượng phân ra thành nhiều lần bón khác nhau. Nếu bón với liều lượng quá nhiều cây sẽ bị xót và sinh trưởng chậm.

Cách trồng cây hoàng nam làm cảnh

Cách trồng cây hoàng nam làm cảnh

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây hoàng nam, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây đủng đỉnh – Ý nghĩa phong thủy, công dụng và tác hại

Sinh Vật Cảnh -