Cây mắc mật là gì? Giá trị kinh tế, cách trồng và công dụng

Những năm gần đây, các sản phẩm làm từ lá, vỏ, quả, thân, rễ của cây mắc mật được sử dụng khá nhiều trong việc chế biến thực phẩm và làm dược liệu chữa bệnh. Nhờ giá trị kinh tế mà loài cây này mang lại cho người nông dân là khá lớn nên diện tích cây mắc mật tại Việt Nam đang ngày một tăng, giá các sản phẩm này cũng chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây mắc mật, giá trị kinh tế, cách trồng, cách chọn giống và công dụng của lá mắc mật đối với sức khỏe con người.

Nội Dung Chính

Cây mắc mật là cây gì?

Cây mắc mật còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây mác mật, cây củ khỉ, cây hồng bì rừng,… Loại cây này là một thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, được sử dụng làm gia vị trong các món ăn của người dân vùng núi Tây Bắc. Cây mắc mật có tên khoa học là clausena indica, thuộc họ Cam Quýt. Loại cây này là dạng thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 5 – 10m, lá cây có hình mũi mác, hai mặt lá nhẵn bóng, lá có chứa tinh dầu nên khi vò sẽ tỏa ra mùi thơm khá dịu nhẹ. Đây cũng chính là lý do mà người ta sử dụng lá mắc mật để tăng hương vị cho các món ăn.

Cây mắc mật là cây gì?

Cây mắc mật là cây gì?

Loại cây này thường ít khi có mặt ở miền Nam, do đó cây mắc mật là cây gì là mối quan tâm của nhiều người. Cây mắc mật là giống cây mọc hoang dại tại vùng núi nước ta. Người dân thường thu hái lá mắc mật tươi và cành non để làm gia vị. Quả mắc mật có hình tròn, màu vàng, mọc tập trung thành chùm dài và có thể ăn được. Theo đánh giá của các cơ quan y tế về tác dụng của cây mắc mật đối với sức khỏe con người thì loại cây này có chứa các hợp chất hóa học có công dụng bảo vệ gan, kích thích tiêu hóa, lợi mật. 

Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Cao Bằng cùng với Viện Dược Liệu (Bộ Y Tế) đã thực hiện nghiên cứu công dụng của tinh dầu mắc mật và cho ra kết quả ban đầu khá khả quan. Tinh dầu quả và cao chiết lá có tác dụng ức chế men gan, cao chiết quả có tác dụng lợi mật, tinh dầu lá và tinh dầu quả mắc mật có tác dụng giảm đau tốt. Sau 3 năm thực hiện đề tài nghiên cứu sản xuất sản phẩm chức năng bảo vệ gan, thuốc kích thích tiêu hóa, lợi mật từ lá mắc mật và tinh dầu cây mắc mật, hiện nay chúng ta đã nghiên cứu ra phân đoạn EtOAc và dạng chiết cao ethanol. Ngoài ra, hai sản phẩm này còn có công dụng chống viêm mạn, chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. 

Giá trị kinh tế cây mắc mật trưởng thành

Tất cả các bộ phận của cây mắc mật đều có tác dụng to lớn trong đời sống con người. Quả cây mắc có hàm lượng vitamin C cao, có vị chua chua, ngọt nhẹ, được người dân sử dụng để ăn tươi hoặc dùng trong nấu ăn. Hạt mắc mật phơi khô xay thành bột, dùng để làm gia vị. Lá và rễ cây mắc mật được dùng làm nguyên liệu trong y học cổ truyền, lá được sản xuất thành thực phẩm chức năng. Chính nhờ những giá trị tuyệt vời mà loại cây này mang lại, nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ vào việc trồng cây mắc mật.

Giá trị kinh tế cây mắc mật trưởng thành

Giá trị kinh tế cây mắc mật trưởng thành

Những món ăn dùng cây mắc mật để chế biến ngày càng nổi tiếng, những năm gần đây cây mắc mật cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhiều hộ dân đã bắt đầu mở rộng diện tích trồng. Theo thống kê, tại Lạng Sơn – Tỉnh có diện tích trồng loại cây này lớn nhất cả nước, diện tích trồng cây mắc mật đã lên tới 350ha, sản lượng mỗi năm lên tới 5000 tấn. Giá của mỗi kg quả mắc mật thường giao động khoảng 15.000 – 20.000 đồng. Theo nhiều người dân, việc trồng cây mắc mật khá dễ dàng, chúng đem lại hiệu quả kinh tế cao mà không cần bỏ ra quá nhiều vốn cũng như công chăm sóc. 

Một cây mắc mật trưởng thành thường có tuổi thọ kinh tế khoảng 40 năm, sau khi trồng khoảng 4 – 5 năm là cây có thể bắt đầu cho thu hái quả, nếu thu hái lá thì có thể thu hái ngay từ sau năm thứ 2. Trong độ tuổi 25 – 30, cây cho năng suất cao nhất, mỗi cây có thể cho thu hoạch khoảng 40 – 60kg quả/1 năm. Ngoài giá trị thương mại, cây mắc mật còn được trồng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân địa phương. Đối với người dân những khu vực vùng núi này mà nói, những món ăn từ cây mắc mật chính là những món đặc sản dân dã, mang giá trị tinh thần lớn. 

Cách trồng cây mắc mật

Cây mắc mật thường được trồng bằng hạt, cây tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc. 

Cách trồng cây mắc mật bằng hạt: Sau khi thu hoạch, nên chọn những hạt giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Sau đó phơi hạt giống trong bóng râm khoảng 3 – 4 ngày, tiếp đó ngâm hạt trong nước ấm khoảng 6 – 8 giờ. Sau khi ngâm thì vớt hạt ra, có thể mang đi gieo mà không cần ủ. Gieo trực tiếp hạt vào bầu (Kích thước bầu: 15x30cm), đặt bầu trong vườn ươm được che bóng mát hoặc những nơi râm mát, hằng ngày tưới nước cho cây thật đẫm vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi cây con phát triển khoảng 3 – 4 cặp lá thì bón phân chuồng hoai mục lên trên bề mặt, sau 1 năm cây đã cứng cáp thì có thể mang đi trồng. 

Cách trồng cây mắc mật

Cách trồng cây mắc mật

Đất trồng: Nên trồng cây ở đất thịt pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa ven suối, đất đồi thấp, đất có độ thoát nước tốt, đất nương rẫy và đất có độ dày từ 50cm trở lên. 

Mật độ trồng: Mật độ trồng khuyến khích là 450 – 500 cây/1 ha, khoảng cách trồng là 4x5m hoặc 5x5m, chúng ta có thể trồng xen canh với các loại cây thấp hơn để làm cây che bóng. 

Hố trồng: Đào những hố trồng có kích thước 50x50x50cm, mỗi hố cần được bón lót khoảng 5 – 7kg phân chuồng hoai mục và phân lân. Nên bón phân và đào hố trước 3 – 4 tuần. 

Kỹ thuật trồng: Tháo bỏ lớp nilon bao bên ngoài bầu cây và đặt cây vào hố trồng sao cho cổ rễ cao hơn mặt hố khoảng 2 – 3cm. Lấp đất, ấn nhẹ xung quanh gốc và vun gốc cho cây. Sau đó cắm cọc để cố định cây sao cho gió không lay ngã cây. 

Tưới nước: Cây có thể chịu khô hạn trong thời gian dài, do đó chúng ta không cần tưới nước quá thường xuyên, mùa khô cần tưới mỗi ngày 1 lần để duy trì cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. 

Cách chọn cây mắc mật giống

Trước khi gieo hạt, chúng ta nên chọn những hạt giống mắc mật từ những cây mẹ khỏe mạnh, hạt giống mẩy, tròn, không bị sâu bệnh, khi ngâm hạt trong nước ấm những hạt nào nổi lên trên bề mặt thì loại bỏ. Sau 1 năm thì chúng ta sẽ lựa chọn cây mắc mật giống có chiều cao khoảng 40 – 50cm, cây khỏe mạnh, không bị sâu hại tấn công, cây đã phân cành và có tán lá xanh.

Cách chọn cây mắc mật giống

Cách chọn cây mắc mật giống

Công dụng lá cây mắc mật trong ẩm thực

Lá cây mắc mật có hàm lượng tinh dầu lớn, khi ăn tươi có vị chua, cay nhẹ, được người dân dùng như một loại gia vị đặc biệt trong các món nướng như cá nướng, gà nướng, lợn quay, vịt quay,… Theo nhiều nghiên cứu, lá cây mắc mật có chứa hàm lượng amin cao, canxi, mangan, vitamin C, protein,… Khi thêm loại lá này vào các món ăn sẽ giúp cho chúng ta ăn ngon miệng hơn, kích thích tiêu hóa. Người dân tộc Nùng, Tày thường dùng lá mắc mật để nấu cùng với chân giò hoặc ăn kèm với các món ăn nhiều dầu mỡ để đỡ ngấy và không bị chướng bụng. 

Công dụng lá cây mắc mật trong ẩm thực

Công dụng lá cây mắc mật trong ẩm thực

Ở tỉnh Hòa Bình, lá cây mắc mật được dùng để nướng cùng với lợn, khi làm món thịt lợn nướng than hoa thì loại gia vị không thể thiếu chính là lá cây mắc mật, nếu thiếu loại lá này thì sẽ không bao giờ ngon. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng thường dùng lá mắc mật làm gia vị nướng cùng với thịt trâu, món ăn nổi tiếng nhất tại đây được nhiều người tìm kiếm đó là món dạ dày heo nhồi lá mắc mật. Những món ăn được nấu cùng với lá mắc mật đều có công dụng chống viêm cấp, chống oxy hóa, giảm đau nhức,…

Hình ảnh cây mắc mật

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mắc mật dưới đây: 

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Hình ảnh cây mắc mật

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây mắc mật, giá trị kinh tế, cách trồng, cách chọn giống và công dụng của lá mắc mật đối với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hồng lộc – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -