Top 6+ các loại cây lấy gỗ nên trồng và giá trị kinh tế

Tại nước ta, chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ gì với những vị đại gia nổi lên nhờ việc kinh doanh gỗ, thậm chí họ còn nổi tiếng chỉ trong 1 đêm vì sở hữu một cây gỗ quý hiếm có tuổi thọ cao. Thời gian gần đây, diện tích trồng cây lấy gỗ tại nước ta đang không ngừng tăng lên, chất lượng gỗ cũng đang đạt trình độ ổn định. Nhiều gia đình đã thoát nghèo từ việc trồng cây công nghiệp gỗ và nhiều gia đình cũng đã có công ăn việc làm từ những rừng gỗ này. Đọc ngay để tìm hiểu về việc làm giàu từ trồng cây lấy gỗ, các loại cây lấy gỗ có giá trị cao và cây gỗ ngập nước cũng như cách trồng chúng nhanh nhất. 

Nội Dung Chính

Làm giàu từ trồng cây lấy gỗ

Lựa chọn trồng cây lấy gỗ chính là một giải pháp giúp người nông dân thoát nghèo. Đây là một trong những mô hình trồng cây công nghiệp khá phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hiện nay. Khi cuộc sống ngày càng ổn định hơn thì con người càng quan tâm nhiều hơn tới giá trị tinh thần, các yếu tố thẩm mỹ cho không gian sống. Nhu cầu về các sản phẩm từ gỗ khá cao, đây cũng là tiền đề để nâng cao giá trị của ngành công nghiệp gỗ. Tuy nhiên, để làm giàu từ trồng cây lấy gỗ vốn dĩ không phải chuyện dễ dàng mà chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây đó cho thật tỉ mỉ và cẩn thận.

Tác hại của cây bạch đàn 

Tác hại của cây bạch đàn

Hơn hết, chúng ta cũng cần bắt tay vào thử nghiệm và rút ra được những kinh nghiệm thì mới có thể thành công. Không chỉ trong việc trồng cây lấy gỗ mà bất cứ loại cây nào cũng vậy. Nếu chỉ đơn giản vì thấy người ta làm được, mình cũng ham hố trồng theo một cách tự ý, không tính toán thì có thể dẫn tới thua lỗ. Thực chất, việc trồng cây lấy gỗ đang trở thành một ngành nghề kinh doanh bền vững tại nước ta. Hơn hết, ngành nghề này đang góp phần tạo dựng một môi trường xanh, giúp chúng ta giảm thiểu các thiệt hại về lũ lụt, lũ quét, gió bão và sạt lở, giúp cho không khí trong lành hơn. 

Tên các loại cây lấy gỗ phổ biến tại nước ta

Tại nước ta, các loại cây lấy gỗ đang được trồng và phát triển theo các mô hình đa dạng. Các giống cây lấy gỗ tự nhiên trong rừng, núi, đồi đang ngày càng bị cạn kiệt do sự khai thác một cách quá mức, trái phép và bừa bãi. Thậm chí, nhiều loại cây lấy gỗ đã được liệt vào danh sách cây trồng đã hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn cấm và động viên người nông dân trồng theo các mô hình mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tên các loại cây lấy gỗ phổ biến tại nước ta bao gồm: 

Cây bạch đàn

Đây là giống cây lấy gỗ được trồng nhiều nhất tại nước ta, chúng còn được biết tới với tên gọi quen thuộc hơn đó là cây khuynh diệp. Đây là giống thực vật có hoa, họ Eucalyptus, được du nhập vào Việt Nam từ sớm. Cây bạch đàn khá dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể thích nghi được với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Cây bạch đàn

Cây bạch đàn

Cây trắc

Cây trắc còn được biết tới với cái tên cây gỗ cẩm lai, cây có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, thường mọc rải rác trong rừng. Hiện cây được trồng chủ yếu trong khu vực Nam Bộ, là giống cây thường xanh. Cây trắc ưa sáng, sống được trong bóng râm thời gian dài, sinh trưởng tốt ở những nơi có độ cao dưới 500m so với mực nước biển. 

Cây trắc

Cây trắc

Nên trồng cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao nào? 

Khi nhắc tới cây lấy gỗ thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới nguồn thu nhập lớn mà nó mang lại cho người nông dân. Cây mang lại nhiều giá trị cho môi trường và cả con người, chúng cung cấp một lượng nguyên liệu lớn cho ngành chế biến gỗ và mang lại giá trị kinh tế cao với lợi nhuận khổng lồ. Để mang lại thu nhập lớn, chúng ta nên trồng cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao sau: 

Cây gỗ giáng hương 

Cây gỗ giáng hương là loại cây lấy gỗ có chiều cao khoảng 15 – 20m, đường kính thân khoảng 80 – 100cm. Đây là giống gỗ quý, có mùi thơm dễ chịu, ít bị mối mọt, nứt nẻ, có độ bền cao và khá chắc chắn, nhựa cây có màu đỏ. Gỗ cây có chất lượng cao, được ứng dụng trong việc sản xuất đồ nội thất và đồ thủ công mỹ nghệ.

Cây gỗ giáng hương 

Cây gỗ giáng hương

Cây gỗ sưa

Cây gỗ sưa cũng là một trong những loại gỗ quý hiếm tại nước ta, cây có giá trị lớn, thường bị các nhóm lâm tặc dòm ngó. Hiện giá trị cây gỗ sưa trên thị trường khá lớn, nhu cầu về các sản phẩm làm từ gỗ sưa cũng đang tăng cao. Vòng đời của nó khá ngắn chỉ khoảng 10 – 20 năm nên chúng được xếp vào nhóm các loại cây lấy gỗ nhanh thu hồi vốn. 

Cây gỗ sưa

Cây gỗ sưa

Tư vấn trồng cây lấy gỗ hiệu quả

Hiện nay, có hai hình thức trồng cây lấy gỗ hiệu quả đó là trồng cây lấy gỗ có kích thước nhỏ và trồng cây lấy gỗ lớn. Những cây lấy gỗ nhỏ có thể thu về khoảng 12 – 15 triệu/1ha/1 năm, nếu trồng cây lấy gỗ lớn thì chúng ta sẽ có nhiều lợi nhuận hơn nữa, lợi nhuận ròng sẽ rơi vào 12 – 30 triệu/1ha/1 năm. Việc trồng cây lấy gỗ sẽ là liều lĩnh nếu như bạn là người chưa hề có kinh nghiệm và nền tảng. Nếu chúng ta muốn trồng diện rộng thì cần được Bộ Nông Nghiệp và PTNT tại địa phương tư vấn trồng cây lấy gỗ phù hợp. 

Cách trồng cây lấy gỗ nhanh nhất

Để cây nhanh phát triển, cách trồng cây lấy gỗ nhanh nhất như sau: 

Thời vụ: Đối với các loại cây lấy gỗ thì chúng ta nên trồng vào điều kiện thời tiết ấm áp, mưa nhiều, độ ẩm trong không khí lớn, nhiệt độ ổn định (Vụ hè thu hoặc xuân hè), lúc này cây sẽ phát triển nhanh chóng. 

Khoảng cách, mật độ trồng: Cây lấy gỗ thường chiếm khá nhiều diện tích trồng, do đó chúng ta nên trồng cây với mật độ cách xa nhau, mỗi cây nên cách nhau khoảng 5m. 

Đất trồng: Nên lựa chọn những nơi có đất ẩm, nhiều chất dinh dưỡng, hạn chế trồng ở những nơi có đất chua, đất bị nhiễm phèn sẽ khiến cây dễ bị sâu bệnh tấn công và kém phát triển. Trước khi đào hố cần bón lót cho đất bằng phân chuồng hoai mục kết hợp với bã mùn và vôi bột để diệt sạch vi khuẩn trong đất.

Cách trồng cây lấy gỗ nhanh nhất

Cách trồng cây lấy gỗ nhanh nhất

Chọn giống: Nên chọn những cây giống có tuổi thọ trên 6 tháng, đường kính thân khoảng 0,5 – 0,7cm, chiều cao trung bình khoảng 30 – 40cm, không bị sâu bệnh, cụt ngọn.

Lưu ý khi trồng cây lấy gỗ quý

Khi trồng cây lấy gỗ quý thì chúng ta cần đặt cây nhẹ nhàng vào hố trồng để tránh làm vỡ bầu cây hoặc các ngọn chồi của cây. Cần vun gốc nhẹ nhàng và nén chặt đất để cây không bị đổ, ngã khi có gió bão. Trong giai đoạn đầu, chúng ta cần chú ý tưới nước đều đặn theo chu kỳ 2 lần/1 ngày vào buổi sáng và chiều mát. Khi cây đã trưởng thành thì giảm dần lượng nước xuống còn 1 lần/1 ngày, vào mùa mưa hạn chế tưới nước cho cây. Trong suốt 3 năm đầu cần làm cỏ dại, vun gốc thường xuyên, bón thúc cho cây theo chu kỳ 2 tháng/1 lần. 

Các loại cây lấy gỗ chịu ngập nước

Việc trồng cây lấy gỗ không còn đơn thuần chỉ là việc phát triển kinh tế của cá nhân mà còn là việc phát triển kinh tế cho địa phương và bảo vệ môi trường sống. Các loại cây lấy gỗ chịu ngập nước phù hợp với vùng Tây Nam Bộ bao gồm: 

Cây lộc vừng

Cây lộc vừng hay còn được gọi là cây mưng, chúng là giống cây cảnh thân gỗ có thể trồng tự nhiên ở những vùng ven sông, đất ẩm. Chúng là giống cây bán ngập nước có tuổi thọ cao, chất lượng gỗ ở mức ổn và có thể trồng diện rộng để tạo đê xanh bảo vệ trước sóng lớn và gió bão. Hiện có nhiều nơi đã bắt tay trồng rừng ngập mặn bằng loại cây này, điển hình là huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

Cây lộc vừng

Cây lộc vừng

Cây trâm bầu

Cây trâm bầu cũng là một giống cây lấy gỗ sinh trưởng dạng bụi, chúng có thể được trồng tự nhiên ở nhiều kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. Loại cây này không kén đất, ngập nước không chết, gỗ cây được ứng dụng làm đồ nội thất và nông cụ. Cây được trồng để giữ ẩm cho đất, giữ đất ven kênh rạch và chắn gió cho ruộng đồng.

Cây trâm bầu

Cây trâm bầu

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước dưới đây:

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Hình ảnh cây lấy gỗ ngập nước

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc làm giàu từ trồng cây lấy gỗ, các loại cây lấy gỗ có giá trị cao và cây gỗ ngập nước cũng như cách trồng chúng nhanh nhất. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây lá bỏng là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -