Cây móng bò – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và tác dụng
Cây móng bò là một cái tên vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Ít ai biết, khác với cái tên xấu xí, nó là một loài hoa ban đẹp mọc khá nhiều ở miền núi phía Bắc. Chúng là một loài hoa đẹp nức tiếng xứ Tây Bắc, là cây thuốc nam quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây móng bò, đặc điểm, công dụng của hoa và lá trong y học và ý nghĩa phong thủy loại cây này.
Đặc điểm cây móng bò
Cây móng bò có danh pháp khoa học là bauhinia variegata L, phân họ Vang (Caesalpinioideae), thuộc họ Đậu (Fabaceae), chi Bauhinia. Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây hoàng hậu, cây móng bò đỏ, cây hoa hậu, cây hoa ban,… Đặc điểm cây móng bò dễ nhận biết trong tự nhiên như sau: Loại cây này là giống thực vật thân gỗ, vỏ thân nhẵn bóng, chiều cao trung bình trong khoảng 10 – 15m. Lá cây có màu xanh nhạt, hai mặt nhẵn bóng, mặt trên có màu đậm hơn, mặt dưới có nhiều lông tơ bao phủ. Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, cuống lá dài khoảng 1 – 2cm, lá xẻ thùy ngang ở cuống.
Hoa móng bò thường sinh trưởng thành chùm, cuống hoa dài treo lơ lửng trên không trung theo dạng rủ trông khá bắt mắt và độc đáo. Mỗi một bông hoa sẽ có khoảng 6 – 7 nhị và 5 đài hoa. Hoa có màu trắng hồng, có mùi thơm khá dịu nhẹ, cánh hoa có hình trứng. Màu sắc của hoa sẽ thay đổi từ màu hồng sang màu tím tùy theo từng chu kỳ phát triển, trên cánh hoa có các đường vân dài. Hiện có hai loại cây móng bò đó là cây móng bò hoa tím và cây móng bò sọc. Quả móng bò sẽ hình thành ngay sau khi hoa thụ phấn, quả có hình dẹt, kích thước lớn, chiều dài khoảng 20cm, chiều rộng 2 – 3cm. Đây là dạng quả nang bên trong có chứa 8 – 10 hạt. Cây móng bò có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Châu Á như: Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.
Tại nước ta, loại cây này được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc. Cây mọc rải rác ở các khu vực khác, tại miền Trung và miền Nam do đặc trưng mưa nhiều, độ ẩm trong không khí lớn nên cả hai giống cây móng bò đều không thay lá toàn phần mà thường thay lá bán phần. Chính vì vậy mà cây móng bò tại đây không thể có tán lá màu sắc đẹp mắt, rực rỡ giống như những cây sống trên Tây Bắc. Cây móng bò là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa ánh sáng và có thể thích nghi tốt với thời tiết và khí hậu của nước ta, loại cây này cho hoa quanh năm nên được nhiều gia đình yêu thích lựa chọn làm cây cảnh phong thủy.
Ý nghĩa hoa móng bò trong y học
Ngoài ý nghĩa tuyệt vời đối với cảnh quan, hoa móng bò còn mang nhiều lợi ích về mặt dược học và thực phẩm. Ý nghĩa hoa móng bò trong y học đã được nhiều lương y và người bệnh công nhận. Hoa móng bò chính là một loại thảo dược tốt dành cho những người bị bệnh trĩ. Người dân còn sử dụng nụ hoa móng bò khô hãm với nước sôi để uống, trà hoa móng bò có công dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, điều trị các bệnh về đường hô hấp, phổi, gan, dạ dày như viêm phế nhiệt, viêm phế quản,… Ngoài hoa thì người ta còn dùng phần gỗ thân, vỏ cây và rễ để điều trị nhiều bệnh khác. Rễ móng bò sau khi rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô, tiếp đó sao vàng hạ thổ trong 1 ngày, sắc uống sẽ có công dụng giảm đau dạ dày, hạn chế tình trạng khó tiêu, điều trị ợ hơi dứt điểm.
Nước ép từ vỏ cây móng bò còn có thể điều trị giun sán hiệu quả, bột móng bò có thể hạn chế lở loét ở vết thương hở và giúp vết thương nhanh lành hơn. Phần lõi thân của cây có chứa hàm lượng tanin lớn nên có thể giảm được độc tố của rắn độc, trị bệnh lỵ amip và cầm máu. Hơn hết, chiết xuất cồn 50 độ từ vỏ cây móng bò đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công trên chuột và cho thấy công dụng tuyệt vời trong việc an thần, giảm đau, hạ nhiệt. Dịch chiết khô thyrocap từ rễ cây móng bò và cam thảo đã được sử dụng cho bệnh nhân bướu cổ để làm giảm tình trạng bệnh cũng như có kết quả tốt trong việc xét nghiệm sinh hóa.
Tác dụng của lá móng bò
Ngoài hoa móng bò thì lá cây móng bò cũng là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông Y. Theo y học cổ truyền của Ấn Độ thì lá móng bò có công dụng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bệnh ngoài da, lở loét, chữa bệnh lao, tăng cường sức khỏe, dưỡng sinh, chữa đau bụng, giảm đau, chữa bí tiểu, sỏi thận. Theo nhiều ghi chép của y học cổ truyền Nepal, dược liệu lá móng bò có thể được sử dụng như một loại rau rừng để chữa bệnh tiêu chảy, lá móng bò khô được sắc thuốc để hạ sốt và trị giun sán. Hơn hết, lá móng bò hoa tím được sử dụng như một loại gia vị thơm ngon cho nhiều món nướng.
Tác dụng của lá móng bò chưa được y học hiện đại chứng minh, tuy nhiên rất nhiều người vẫn đang dùng nó như một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tại nước ta, lá móng bò không được sử dụng nhiều như hoa, nhưng chúng vẫn được một số bệnh nhân đun sôi để uống thay nước lọc với công dụng thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc. Theo nhiều ghi chép từ một số quốc gia, lá móng bò có công dụng tương tự như hoa móng bò, thậm chí cả hoa và lá đều có thể nấu ăn cùng nhau.
Lá móng bò trị bệnh tim
Theo nghiên cứu, bên trong lá cây móng bò có chứa các hợp chất: Astragalin, isoquercitrin, β-sitosterol, lutein, hỗn hợp phytol fatty ester, dibenzazepin, bibenzyl, bioflavonoid,… Người dân của nhiều nước thường sử dụng lá móng bò trị bệnh tim bằng cách nấu lá, hoa, cành với nước để uống thay nước hằng ngày.
Cách dùng lá cây móng bò
Cũng giống như hoa, lá cây móng bò mang nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Lá cây móng bò thường được phơi khô, sắc thuốc uống có công dụng chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, bổ phổi, giảm ho,… Theo Đông Y, lá móng bò có tính bình, vị nhạt, chủ trị bí tiểu, tiêu ᴄhảу, hoãn tả chủ trị để ᴄhữa ho, nhuận tràng, ᴄhỉ khái,… Cách dùng lá cây móng bò chính là sắc 10 – 16g lá khô thành nước uống, chia làm 2 lần uống trước ăn, uống trong ngày.
Ý nghĩa phong thủy cây móng bò
Cây móng bò là một loài cây có hoa đẹp, chúng được sử dụng để trang trí cảnh quan cho các con đường, tuyến phố, giúp tạo không gian xanh và tăng yếu tố thẩm mỹ cho đô thị. Đây là giống cây hoa thân gỗ, tán lá khá rộng do đó ngoài công dụng làm đẹp cho không gian sống, cây còn mang lại bóng mát cho các con đường, nhà cửa, che lấp đi một phần cái nắng oi ả của ngày hè. Gốc cây móng bò chính là một chỗ dừng chân lý tưởng khi mệt mỏi, là một chỗ che mưa, chắn nắng hiệu quả cho những người đi đường. Có lẽ vì lý do này mà trong khu vực miền Nam thường xuyên dùng cây móng bò để trang trí cho các không gian công cộng.
Ý nghĩa phong thủy cây móng bò chính là sức mạnh, sự vươn lên trước mọi khó khăn và sự cố gắng để thể hiện bản thân. Cây móng bò tượng trưng cho sức mạnh tinh thần và nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống. Khi sử dụng cây móng bò làm cây cảnh phong thủy, loại cây này hiện diện như một lời chúc, lời cầu mong về một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và lạc quan. Theo ngũ hành, cây móng bò có màu xanh, đây là màu sắc may mắn của người mệnh Thủy, do đó cây hợp nhất với người mệnh Thủy. Cây cũng không kén tuổi nên độ tuổi nào bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm trồng loại cây này.
Công dụng dây móng bò
Dây móng bò là tên thường gọi của cây móng bò champion, đây là một loại cây sinh trưởng theo dạng dây leo, chiều dài lên tới vài mét. Theo Đông Y, loại dược liệu này có vị đắng nhẹ, tính bình, có công dụng trấn tĩnh, chỉ thống, khư phong hoạt lạc, tán ứ, hoạt huyết. Dây móng bò chủ trị đau dạ dày, đòn ngã tổn thương, liệt nhẹ nửa người, đau lưng, thấp khớp, đau nhức gân cốt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây móng bò, đặc điểm, công dụng của hoa và lá trong y học và ý nghĩa phong thủy loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mần tưới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây mần tưới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây mận – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng
Top 6+ các loại cây lấy gỗ nên trồng và giá trị kinh tế
Cây lá bỏng là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây khoai tây – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc
Cây mắc mật là gì? Giá trị kinh tế, cách trồng và công dụng
Cây hồng lộc – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố và cách trồng