Cây mần tưới – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây mần tưới là một loại cây mọc hoang dại ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Người dân thường dùng chúng để ăn sống hoặc làm gia vị. Ngoài ra, chúng còn mang nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách phân biệt cây mần tưới và cây mần ri, tác dụng, cách dùng và hình ảnh loại cây này.
Phân biệt cây mần tưới và cây mần ri
Cây mần tưới là một loại dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, chúng có tên khoa học là eupatorium fortunei turez, thuộc họ Asteraceae. Loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên khác như cây co phất phử (Thái), cây bội lan, cây hương thảo, cây trạch lan. Cây mần tưới là giống thực vật thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 30 – 100cm, tuổi thọ cao, thân cây và cành cây có màu tím. Lá cây có kích thước lớn, nhọn 1 đầu, mép lá có nhiều răng cưa, một chiếc lá trưởng thành thường dài khoảng 5 – 10cm, rộng 2 – 4cm. Thân cây có hình trụ, tán cây tỏa rộng. Hoa cây mần tưới thường mọc tập trung thành cụm, hoa màu tím nhạt, mùa hoa thường bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 11.
Quả cây mần tưới có màu đen, mùa quả thường diễn ra vào tháng 9 – 11 hằng năm. Theo nhiều nhà nghiên cứu thực vật thì đây là giống cây mọc hoang dại ở các vùng ẩm ướt. Chúng được gieo trồng chủ yếu với mục đích làm thuốc, hiện nay nhu cầu về cây mần tưới đang ngày càng tăng cao, nhiều nơi đã tiến hành trồng trên diện rộng. Bộ phận làm thuốc chủ yếu của cây là phần thân và lá. Theo kinh nghiệm dân gian thì cây mần tưới thường được thu hoạch vào mùa hè, đây cũng là thời điểm mà cây có nhiều dưỡng chất nhất. Tuyệt đối không hái non. Thu hái xong thì người dân sẽ rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi tùy vào nhu cầu sử dụng.
Cây mần tưới và cây mần ri là hai loài thực vật có cái tên tương đồng nhau. Cây mần ri cũng mang một số đặc điểm hao hao giống cây mần tưới. Cây mần ri là giống cây thực vật có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình khoảng 80 – 100cm, lá có kích thước nhỏ, thân mềm, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Hoa cây mần ri có màu trắng hoặc màu tím, nở quanh năm, quả cây sẽ sinh trưởng ngay sau khi thụ phấn. Quả mần ri là dạng quả nang, bên trong có chứa nhiều hạt, được sử dụng trong Đông Y để chữa cảm cúm, rắn cắn và nhức đầu. Tại nước ta, cây mần ri mọc hoang dại ở những khu vực đất thấp và đồng bằng.
Tác dụng của cây mần tưới
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây mần tưới có chứa: Palmitate, taraxasteryl, lindelof line, p-cymene, o-coumaric acid, methyl thymol ether neryl acetate và hàm lượng tinh dầu cao. Theo Đông Y, dược liệu mần tưới có vị cay, hơi đắng, tính ấm, mùi thơm nhẹ, được quy vào kinh Can và Tỳ. Cũng không phải ngẫu nhiên là loại cây này lại được nhiều lương y và bệnh nhân tin dùng làm thuốc điều trị bệnh tới vậy. Thực chất, chúng đã được ghi chép trong rất nhiều cuốn sách y học cổ truyền về công dụng điều trị các bệnh lý ở người.
Đáng chú ý, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh được tính hiệu quả của các bài thuốc từ cây mần tưới với cơ thể con người. Tác dụng của cây mần tưới trong y học cổ truyền chính là phá ứ huyết, lợi tiểu, hoạt huyết, thông kinh. Loại dược liệu này được dùng trong các trường hợp mất ngủ, mụn nhọt, ăn uống kém, ăn không ngon, kinh nguyệt không đều, mệt mỏi. Ngoài ra, tinh dầu được chiết từ cây mần tưới còn có thể dùng để chữa bệnh ho, cảm cúm ở người và tiêu diệt một số loại côn trùng ký sinh trên động vật. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, người dân tại đây đã dùng loại cây này để làm thuốc lợi tiểu, hạ sốt và điều hòa kinh nguyệt.
Theo nhiều nghiên cứu của khoa học hiện đại, cây mần tưới thực sự có công dụng tuyệt vời trong điều trị một số bệnh thường gặp ở người. Nhờ những hợp chất có bên trong cây, đặc biệt là phần quả, thì cây có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, giúp điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết và giúp tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả. Loại cây này còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh khó nói ở phụ nữ. Nước sắc từ cây mần tưới có thể điều trị kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh kéo dài, mụn nhọt, mệt mỏi sau sinh, tắc sữa.
Cây mần tưới đuổi bọ chó
Cây mần tưới ngoài công dụng điều trị các bệnh dành cho người, loại cây này còn có thể tiêu diệt được các loại côn trùng sống ký sinh trên vật chủ. Người dân thường dùng cây mần tưới đuổi bọ chó bằng cách giã nát lá mần tưới và cho vào túi vải rồi chà xát lên những vùng da bị ngứa ngáy do muỗi đốt hoặc chà xát lên da của vật nuôi. Cách này sẽ có hiệu quả khá tốt trong vài giờ. Không những vậy, nhiều địa phương cũng dùng lá mần tưới để nấu nước gội đầu, có công dụng hạn chế chấy, rận và gàu hiệu quả.
Cây mần tưới trị mạt gà
Ngoài việc dùng cây mần tưới để đuổi bọ chó thì ở khu vực nông thôn, người dân còn dùng cần mần tưới trị mạt gà, rệp, rận, bọ gà. Đây là một phương pháp an toàn, không tốn nhiều chi phí lại hiệu quả. Thông thường, người ta thường đặt lá hoặc cành mần tưới vào hũ cau khô, đậu xanh, gạo hoặc đậu đen để loại trừ mọt và sâu. Hái lá cây để cho vào ổ chó, ổ gà một thời gian, sau đó vệ sinh lại nơi ở của vật nuôi, cứ vài ngày lại thay lá và làm vệ sinh một lần. Những chiếc giường lâu ngày sẽ sinh rệp, chỉ cần rãi lá mần tưới dưới giường 1 – 2 hôm sẽ diệt hết rệp.
Cách dùng cây mần tưới khô
Cây mần tưới thường được thu hái vào mùa hè, đây cũng là mùa nắng nóng nhất trong năm, lúc này chúng ta có thể dễ dàng thu hái và phơi khô. Nên lựa chọn những lá mần tưới còn xanh, tươi, hạn chế hái những lá cây đang còn non. Sau khi thu hái thì chúng ta nên rửa sạch toàn bộ dược liệu và thái nhỏ để phơi khô. Nhiều người sẽ sử dụng lá tươi, tuy nhiên phơi khô chính là biện pháp có thể bảo quản dược liệu được lâu hơn. Cần bảo quản loại dược liệu này ở những nơi khô thoáng, hạn chế môi trường ẩm thấp. Đối với cây mần tưới khô thì chúng ta bắt buộc phải dùng dưới dạng chín. Khi sử dụng cây mần tưới, chúng ta không nên sử dụng với liều lượng quá lớn, nên dùng khoảng 10 – 20g khô cho một lần.
Liều lượng còn tùy vào cách chúng ta sử dụng và công thức của bài thuốc, tốt nhất chúng ta nên tuân thủ đúng công thức và liều lượng của bác sĩ đã đưa ra. Khi sử dụng loại dược liệu này, chúng ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành sử dụng, tránh việc tự ý sử dụng gây hậu quả đáng tiếc. Tuyệt đối không được sử dụng loại dược liệu này cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sử dụng. Ngoài việc sử dụng cây mần tưới để sắc thuốc, chúng ta cũng có thể dùng cây mần tưới để chữa bệnh bằng cách ăn sống hoặc đắp trực tiếp lên vết thương. Tuy nhiên, đối với cách này chúng ta cần làm sạch dược liệu thật kỹ, loại bỏ rễ trước khi phơi khô.
Không phải ai cũng có thể sử dụng được cây mần tưới, đặc biệt là những người có kinh nguyệt đến trước kỳ kinh, người thể âm hư, người bị huyết nhiệt, người huyết ứ, khí trệ tuyệt đối không được sử dụng loại dược liệu này. Tuy chúng ta không thể phủ nhận tác dụng của cây đối với sức khỏe nhưng để loại dược liệu này phát huy được công hiệu của nó thì chúng còn phải phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của người sử dụng. Nếu trong quá trình sử dụng có bất kỳ vấn đề lạ nào cần ngưng dùng ngay.
Hình ảnh cây mần tưới
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mần tưới dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phân biệt cây mần tưới và cây mần ri, tác dụng, cách dùng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây mận – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây mận – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và cách trồng
Top 6+ các loại cây lấy gỗ nên trồng và giá trị kinh tế
Cây lá bỏng là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây khoai tây – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc
Cây mắc mật là gì? Giá trị kinh tế, cách trồng và công dụng
Cây hồng lộc – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố và cách trồng
Cây hoa trà – Đặc điểm, ý nghĩa hoa trà cổ Việt Nam và Nhật Bản