Cây móng rồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa

Cây móng rồng là một giống cây cảnh mini đẹp, chúng sở hữu một vẻ ngoài độc đáo, được nhiều người ưa chuộng để trang trí cho không gian sống, làm việc. Hình dáng bên ngoài của cây tương tự như cái tên của nó, chúng có hình dáng tương tự như móng vuốt của rồng. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa phong thủy của cây móng rồng. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây sen đá móng rồng

Những người yêu thích trang trí cho không gian sống và làm việc bằng những loại cây nhỏ xinh thì chúng ta không thể bỏ qua cây móng rồng. Cây móng rồng là một loại sen đá sở hữu vẻ ngoài độc đáo, mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Tương tự như cái tên của mình, cây móng rồng có hình dáng bên ngoài giống móng vuốt của rồng. Hình dáng bên ngoài nhỏ nhắn, được bao quanh bởi những chiếc lá có hình thù đặc biệt. Với vẻ ngoài khác biệt với các loại sen đá khác, cây sen đá móng rồng được nhiều người yêu thích, lá cây không mọng nước mà sần sùi và cứng cáp. Lá cây móng rồng có màu xanh đậm, nhọn một đầu và thon một đầu.

Đặc điểm cây sen đá móng rồng

Đặc điểm cây sen đá móng rồng

Trên lá có các đường sọc ngang màu trắng, khi chạm vào chúng ta sẽ thấy rõ sự thô ráp và sần sùi của nó. Lá cây mọc thẳng, thường mọc đối xứng nhau theo từng cặp một, mép lá có nhiều răng cưa. Chúng sinh trưởng khá chậm và có kích thước nhỏ gọn như đặc trưng của loài sen đá. Khi cây trưởng thành, chiều cao tối đa mà cây có thể đạt được vào khoảng 30cm, với kích thước nhỏ gọn như vậy, cây thích hợp trang trí trên bàn và những không gian hẹp. Chúng sẽ giúp tăng yếu tố thẩm mỹ cho không gian, lấp đi khoảng không trống vắng và tạo cảm giác dễ chịu cũng như gần gũi hơn với thiên nhiên. 

Khi chúng ta chăm sóc cây móng rồng tốt, cây sẽ ra hoa, hoa móng rồng cũng có hình dáng bên ngoài khá đẹp mắt nhưng chúng lại ít khi xuất hiện. Thời gian cây ra hoa là vào mùa đông hoặc mùa thu, màu sắc của chúng khá đa dạng. Nếu chúng ta chăm sóc cây đúng kỹ thuật thì cây sẽ ra hoa màu vàng hoặc màu đỏ, tuy nhiên thường thì chúng ta phải trồng cây trong một khoảng thời gian rất lâu thì cây mới ra hoa. Có lẽ vì vậy mà những cây móng rồng có hoa thường có giá thành khá cao. Loại cây này cũng có những đặc điểm giống cây sen đá thông thường nên có đặc tính tự sinh trưởng, cây con sẽ hình thành từ lá. 

Các loại cây móng rồng

Điều đặc biệt nhất của cây móng rồng đó chính là hoa, chúng có thể nở hoa nhưng để cây sinh trưởng hoa thì chúng ta cần bỏ ra một khoảng thời gian và công chăm sóc rất lâu. Tuy nhiên, không phải giống cây móng rồng nào cũng có thể nở hoa, một số giống móng rồng dù chúng ta có chăm sóc thế nào cây vẫn không thể ra hoa.

Các loại cây móng rồng

Các loại cây móng rồng

Dựa theo nguồn gốc, màu sắc và đặc điểm mà người ta chia chúng ra làm nhiều loại khác nhau. Các loại cây móng rồng được trồng phổ biến bao gồm: Cây móng rồng xanh, cây móng rồng cúp, cây móng rồng sao biển, cây móng rồng viền trắng, cây móng rồng Pháp, cây móng rồng xoáy. Trong đó, cây móng rồng xanh là giống cây khác biệt nhất so với các giống còn lại. 

Cây móng rồng xanh

Cây móng rồng xanh có tên khoa học là haworthiopsis pungens, đây là một loài móng rồng khá mọng nước, có nguồn gốc từ Nam Phi. Cây có hình dáng khác biệt nhất so với các loài cây móng rồng khác. Những chiếc lá cây thon dài, nhọn dần về đỉnh, chúng vẫn có hình dáng giống móng rồng nhưng không có những đường vân màu trắng chạy ngang. Bề mặt lá nhẵn bóng, lá có màu xanh mướt đẹp mắt nên được gọi là cây móng rồng xanh. Loại cây này cho hoa màu vàng, nở không thường xuyên và có kích thước nhỏ.

Cây móng rồng xanh

Cây móng rồng xanh

Cây hoa móng rồng thân gỗ

Cây hoa móng rồng thực chất không phải là giống cây sen đá móng rồng, chúng là giống cây hoa móng rồng thân gỗ, được dùng làm cây công trình và làm thuốc. Chúng có tên khoa học là artabotrys fragrans, tên dân gian thường gọi là dây công chúa hoặc cây hoa công chúa. Loại cây hoa này có kích thước lớn, thường được dùng để làm giàn leo bóng mát để tạo cảnh quan và tạo mùi hương. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình, chúng mang ý nghĩa về sự may mắn và sức khỏe. 

Cây hoa móng rồng thân gỗ

Cây hoa móng rồng thân gỗ

Tác dụng của cây móng rồng

Cây móng rồng là giống cây có tuổi thọ cao, thường sống được từ một cho tới vài năm, chúng dễ nuôi trồng với môi trường trong nhà. Nhờ vẻ ngoài ấn tượng và thu hút, chúng được sử dụng làm món quà tuyệt vời cho bạn bè, người thân. Loại cây này có nhu cầu chăm sóc đơn giản, ít cần tưới nước, phù hợp cho cả những người có công việc bận rộn. Khi nhắc tới tác dụng của cây móng rồng, người ra sẽ nghĩ ngay tới công dụng trang trí không gian, chúng phù hợp đặt cây trên bàn học, bàn làm việc, trang trí cho các quán cafe, thư viện.

Tác dụng của cây móng rồng

Tác dụng của cây móng rồng

Cây móng rồng còn có khả năng tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp, hạn chế những khí độc hại, tia bức xạ, cung cấp oxy, thanh lọc không khí. Vì vậy, việc trang trí loại cây này trong không gian sống vừa tăng tính thẩm mỹ, lại tốt cho sức khỏe, mang tới cho chúng ta một môi trường làm việc dễ chịu, thoải mái. Khi cây nở hoa, những bông hoa có màu vàng nhỏ sẽ mang đến cho bạn không gian luôn tươi mới, độc đáo. Hơn hết, loại cây này còn có thể giảm tác động tiêu cực từ các tia bức xạ của tivi, điện thoại, máy tính,…

Ý nghĩa phong thủy cây móng rồng

Cây móng rồng là một loại cây đẹp, chúng sở hữu ý nghĩa đặc biệt ngay từ cái tên, khi nghe qua cái tên này một lần, chúng ta cũng khó thể nào mà quên được. Và cũng không tự nhiên mà cây móng rồng lại được ưa chuộng sử dụng nhiều tới vậy? Rồng là một loài vật thiêng liêng, do đó khi trang trí cây móng rồng, chúng ta như có thêm một linh vật bảo vệ. Cây móng rồng được xem là lá bùa hộ mệnh, bảo vệ chúng ta trước hiểm nguy, khó khăn và thử thách. Do đó, ý nghĩa phong thủy cây móng rồng chính là sự may mắn, bình an, nguồn năng lượng tích cực, sự kiên cường, mạnh mẽ và luôn yêu đời. 

Ý nghĩa phong thủy cây móng rồng

Ý nghĩa phong thủy cây móng rồng

Nếu chúng ta dùng cây móng rồng làm quà tặng, đây chính là một lời chúc phúc tới người nhận, tặng cây móng rồng tức là hy vọng loài rồng này sẽ bảo vệ và mang lại bình an, may mắn cho người nhận. Đây cũng là một cách để thể hiện được tình cảm lâu bền và khăng khít giữa hai người với nhau. Theo quan niệm dân gian, cây móng rồng còn mang ý nghĩa về tài lộc, giúp thu hút vượng khí rất tốt. Dù có hình dáng nhỏ bé nhưng cây mang một sức mạnh vô hình, sức sống bền bỉ và dài lâu, dù trong môi trường nào cũng có thể thích nghi và phát triển tốt. 

Cây móng rồng hợp tuổi nào?

Phong thủy chính là một yếu tố tâm linh được nhiều người coi trọng, việc trang trí cây móng rồng chính là việc sẽ quyết định may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ. Vậy cây móng rồng hợp tuổi nào? Theo phong thủy, cây móng rồng hợp nhất với người tuổi Dậu. Người tuổi Dậu là người có trí thông minh vượt trội, một người nhạy bén trong công việc và cuộc sống nhưng lại rất nóng tính và quá thẳng thắn. Để kìm hãm được tính cách này thì người tuổi Dậu nên trồng cho mình một chậu móng rồng trong nhà, vừa để làm cảnh lại vừa giúp chúng ta giữ được bình tĩnh trong mọi chuyện.

Cây móng rồng hợp tuổi nào?

Cây móng rồng hợp tuổi nào?

Cây móng rồng hợp mệnh gì? 

Ngoài yếu tố tuổi thì yếu tố mệnh cũng là điều mà chúng ta nên quan tâm. Vậy cây móng rồng hợp với mệnh gì? Cây móng rồng hợp nhất với người mệnh Mộc và Kim bởi sự mạnh mẽ của loài rồng sẽ bổ trợ thêm cho tính cách trầm ổn, điềm đạm và sự nhu mì của hai bản mệnh này. Cây móng rồng không thích hợp với gia chủ mệnh Thủy. 

Cây móng rồng hợp mệnh gì? 

Cây móng rồng hợp mệnh gì?

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa phong thủy của cây móng rồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Top 9+ các loại cây dây leo bóng mát dễ trồng nhất năm 2022

Sinh Vật Cảnh -