Cây nho – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc

Cây nho là một trong những loại cây có tuổi thọ lâu đời nhất trên thế giới, thông qua các mẫu hóa thạch được tìm thấy thì loại cây này được nhiều nhà khoa học cho rằng, chúng có cùng tuổi tác với loài người. Tuy nhiên, về việc xác định nguồn gốc, tuổi thọ chính xác thì vẫn đang là một dấu chấm hỏi của ngành khoa học. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về các đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng và cách chăm sóc cây nho. 

Nội Dung Chính

Nguồn gốc của cây nho

Nho là một loại quả nằm trong nhóm cây dây leo, chúng thuộc họ Ampelidaceae. Quả nho sinh trưởng thành chùm, mỗi chùm có khoảng 6 – 300 quả tùy giống và tùy điều kiện sinh trưởng. Chúng có đa dạng các loài với màu sắc trái khác nhau, từ đỏ, trắng, xanh, tới đen, nâu, lam. Khi chín, chúng có thể được dùng để ăn tươi, sấy khô, dùng làm nguyên liệu chế biến dầu, mật, nước uống, thạch và rượu vang. Tại Trung Quốc, nho được gọi là bồ đào, chúng là một phần trong khẩu phần ăn của người Bắc Mỹ. Trước kia, một số giống nho dại được xem là một loài cỏ dại, chúng che phủ các loài thực vật khác nên cần bị tiêu diệt.

Nguồn gốc của cây nho

Nguồn gốc của cây nho

Nguồn gốc của cây nho tới ngày nay vẫn là một điều chưa thể nào chắc chắn, việc trồng nho làm cây ăn trái được bắt đầu cách đây khoảng 6000 năm trước Công nguyên. Những mẫu hóa thạch về việc làm rượu vang đã có niên đại cách đây 8000 năm về trước tại Gruzia. Qua nhiều dự án khảo cổ học, các nhà khoa học hiện đại đã tiến hành phân tích mẫu hóa thạch của hơn 100 giống nho thuần chủng và thu hẹp dần nguồn gốc của chúng tới Gruzia, đây là nơi phát hiện được rất nhiều bình gốm đựng rượu nho có tuổi thọ khoảng 8000 năm. Nhà máy sản xuất rượu nho được cho là lâu đời nhất được tìm thấy ở Armenia, nhà máy này đã có tuổi thọ hơn 4000 năm trước Công Nguyên. 

Vào thế kỷ 8, nơi sản xuất rượu vang tốt nhất Trung Đông chính là thành phố Shiraz. Người ta luôn cho rằng, cái tên rượu vang đỏ được người Shiraz đặt cho theo tên của một thành phố nhỏ tại Ba Tư, thành phố này chính là nơi đầu tiên làm ra loại rượu nho đỏ này. Hơn hết theo nhiều chữ viết tượng hình của người Ai Cập cổ đại, nho tím đã được người La Mã cổ đại, Phoenicia và Hy Lạp trồng để sản xuất rượu vang từ rất lâu về trước. Sau đó, việc trồng loại cây này được lan rộng sang nhiều khu vực khác của Bắc Phi, Châu Âu và Bắc Mỹ. Tới thời điểm hiện tại, cây nho được trồng ở khắp nơi trên thế giới với đa dạng các chủng loài khác nhau.

Giới thiệu về cây nho

Tại Việt Nam, cây nho được trồng từ Nam cho tới Bắc. Tại miền Bắc, cây nho chủ yếu được trồng với diện tích nhỏ, năng suất và chất lượng cũng kém hơn nho được trồng ở miền Nam. Vùng trồng nho nổi tiếng nhất nước ta nằm ở Phan Rang – Ninh Thuận và phía nam của tỉnh Khánh Hòa. Nho tại nước ta chủ yếu được trồng để phục vụ cho nhu cầu nội tiêu, khả năng chế biến nho xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế do chưa được đầu tư kỹ thuật đúng mức. Cây nho là giống cây ăn quả lâu năm, là loại thực vật thân thảo, sinh trưởng dạng dây leo, để tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này chúng ta có thể tham khảo thêm qua các cuốn sách giới thiệu về cây nho.

Giới thiệu về cây nho

Giới thiệu về cây nho

Từ thân và cành đều có thể mọc ra các tua cuốn, các tua cuốn này có thể bám vào các vật bám khác để giữ cho cây luôn được vững chắc. Lá cây nho là dạng lá đơn, hình tim, mép lá có nhiều răng cưa, hai mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Rễ cây nho là dạng rễ chùm, sinh trưởng ở độ sâu khoảng 30 – 60cm so với mặt đất. Hoa cây nho là giống hoa lưỡng tính, có màu xanh nhạt, chúng sinh trưởng thành chùm, mọc ra từ các mắt ở thân, chúng có kích thước nhỏ. Một số loài hoa nho có nguồn gốc từ Mỹ thường chỉ mang tính cái hoặc tính đực, bao phấn mở lúc 8h sáng, khả năng thụ phấn cao lên tới 80 – 90%. 

Thông thường, thời gian từ khi bắt đầu nảy chồi tới khi hình thành hoa chỉ mất khoảng 30 – 40 ngày. Quả nho sẽ hình thành ngay sau khi thụ phấn thành công. Quả nho có kích thước nhỏ, hình cầu, đường kính khoảng 1,5 – 3cm, vỏ mỏng, dễ bóc, khi chín sẽ chuyển dần về màu tím hoặc màu xanh tùy theo từng giống. Bên trong quả có hạt, số lượng hạt cũng sẽ tùy thuộc vào giống, thời gian từ khi đậu quả tới khi chín chỉ khoảng 50 – 60 ngày. 

Đặc tính sinh trưởng hoa của cây nho

Sau khi thu hoạch thì tháng 3 – 4 là thời kỳ nảy mầm của cây nho, mầm cây bắt đầu nhú ra từ cành nho khô, sau đó 10 ngày những chồi lá xanh sẽ bắt đầu sinh trưởng, lúc này cây nho bắt đầu tràn đầy nhựa sống trở lại. Tháng 4 – 5 chính là mùa cây sinh trưởng hoa, thời kỳ này kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Hoa của cây nho càng nở nhiều, càng đẹp thì quá trình kết trái mới tốt. Trong tháng 6 – 7, các vòm lá vẫn tiếp tục sinh trưởng hoa, những bông hoa sẽ tụ lại thành chùm, sau đó những chùm trái nho sẽ bắt đầu xuất hiện.

Sự thay đổi của hoa của cây nho

Sự thay đổi của hoa của cây nho

Đặc tính sinh trưởng lá cây nho thân gỗ

Lá nho thường mọc cách thưa nhau trên cành và thân, lá có hình tim, là dạng xẻ thùy, độ nông sâu của thùy sẽ tùy thuộc vào từng giống. Lá cây nho thân gỗ được chia làm 3 phần đó là phần cuống, phiến lá và cặp lá kèm. Cuống lá là bộ phận kết nối lá và thân hoặc cành, chúng thường dài khoảng 5 – 10cm. Phiến lá bao gồm thịt lá có chức năng trao đổi khí, thoát hơi nước, quang hợp và gân lá là bó mạch nối liền cành và lá.

Sự thay đổi của lá cây nho thân gỗ

Sự thay đổi của lá cây nho thân gỗ

Cách trồng cây nho leo giàn

Trong số các loại trái cây khác nhau thì nho được mọi người yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon, hấp dẫn và đặc trưng, chúng mang lại nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của con người. Hiện nay, có rất nhiều loại nho khác nhau trên thị trường, mỗi loại lại có những yêu cầu khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng mà chúng ta có thể lựa chọn những giống nho phù hợp, mang lại năng suất như ý. Cây nho được trồng chủ yếu bằng hai phương pháp đó là chiết cành, giâm cành, ghép mắt và trồng bằng cây giống.

Cách trồng cây nho leo giàn

Cách trồng cây nho leo giàn

Phương pháp trồng bằng cây giống được thực hiện nhiều hơn cả bởi 3 phương pháp còn lại khá phức tạp và chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Cách trồng cây nho leo giàn như sau: Trồng cây ở những nơi có khí hậu thoáng mát, ít mưa, thời điểm trồng vào tháng 11 – 1 là thích hợp. Đất thịt và đất cát là môi trường thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, nên bón lót trước khi trồng 5 – 7 ngày. Khi tiến hành trồng, chúng ta cần đào hố bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào chính giữa sau đó lấp đất lại. Tưới đẫm nước sau khi trồng. 

Cách chăm sóc cây nho

Việc chăm sóc cây nho đúng kỹ thuật chính là điều kiện tiên quyết để cây có thể sinh trưởng tốt và cho năng suất cao cũng như chất lượng quả như ý. Cách chăm sóc cây nho như sau: 

Tưới nước: Cần đảm bảo tỷ lệ thoát nước cho cây tốt, không nên để cây rơi vào tình trạng thiếu nước hay ngập úng. Đối với mùa nắng thì nên tưới nhiều, mùa mưa giảm dần lượng nước tưới và thậm chí không cần tưới. Nho trồng trên đất cát nên tưới 3 – 5 ngày một lần, nho được trồng trên đất thịt thì 7 – 10 ngày tưới một lần.

Cách chăm sóc cây nho

Cách chăm sóc cây nho

Xới xáo: Cần làm cỏ thường xuyên cho cây, thực hiện xới xáo sau mỗi lần thu hoạch để nâng cao dinh dưỡng có trong đất và giúp đất tơi xốp hơn sau mỗi vụ thu hoạch.

Hình ảnh cây nho

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây ăn trái khác, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây nho dưới đây:

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Hình ảnh cây nho

Trên đây là toàn bộ thông tin về các đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng và cách chăm sóc cây nho. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây nhàu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại

Sinh Vật Cảnh -