Cây ráy là gì? Tác dụng, cách trồng, cách xử lý khi ăn phải

Cây ráy là giống thực vật mọc hoang dại ở nhiều nơi ẩm thấp trên khắp đất nước ta, loại cây này có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng cũng là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng của con người. Theo y học dân gian, củ ráy thường được sử dụng để chữa bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp, mụn nhọt ngoài da, gout và giảm sốt. Đọc ngay để tìm hiểu về thông tin cây ráy là cây gì? Tác dụng, cách trồng và cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy dại. 

Nội Dung Chính

Cây ráy là cây gì?

Cây ráy là loại dược liệu cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu trong dân gian bởi những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cây ráy có tên khoa học là alocasia odora, thuộc họ Ráy (Araceae), là giống thực vật mọc nhiều ở những khu vực ẩm thấp, chúng xuất hiện ở các nước trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam,… Đây là giống cây dược liệu có tốc độ sinh trưởng khá nhanh chóng, chúng có thể tự sinh trưởng mà không cần tới bàn tay chăm sóc của con người. Cây ráy có tuổi thọ từ 2 năm trở lên có đủ điều kiện làm dược liệu. Vậy cây ráy là cây gì, có đặc điểm ra sao?

Cây ráy là cây gì?

Cây ráy là cây gì?

Cây ráy là giống thực vật thân mềm, có chiều cao khoảng 0,3 – 5m, rễ hình cầu và có thể phình to thành củ. Loại cây này không có thân, toàn bộ phần thân trên mặt đất đều là bẹ lá và phiến lá. Lá cây ráy có hình tim, chiều dài khoảng 10 – 50cm, chiều rộng khoảng 8 – 45cm, cuống lá có kích thước lớn, dài khoảng 15 – 120cm. Mùa hoa ráy bắt đầu vào tháng 1 – 5 hằng năm, hoa mọc tập trung thành cụm, mỗi cụm hoa sẽ có cả hoa cái và hoa đực. Quả ráy có màu đỏ, là giống quả mọng, hình trứng, xốp giống quả bông. Bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu chính là phần củ rễ, phần củ này có nhiều đốt và bên ngoài có lớp vỏ sần sùi màu nâu. 

Phân biệt cây dọc mùng và cây ráy

Trong tự nhiên, có rất nhiều loại cây có hình dáng tương tự nhau, tuy nhiên công dụng và cách sử dụng của chúng thì lại hoàn toàn khác nhau. Trong số đó, cây dọc mùng và cây ráy là hai loại có hình dáng giống nhau và khó phân biệt nhất. Đặc điểm dễ phân biệt hai loại cây này nhất đó chính là lá, thân, nhưng nếu chúng ta nhìn không kỹ thì cũng rất dễ nhầm lẫn chúng với nhau. 

Cây ráy

Cây ráy

  1. Phân biệt qua lá: 

Lá cây ráy: Lá có màu xanh đậm, dày và bóng hơn, mép lá có nhiều gợn sóng, gân lá nhạt màu hơn, cứng hơn và nổi rõ lên trên bề mặt. 

Lá cây dọc mùng: Lá có màu xanh nhạt, mềm và mỏng hơn lá cây ráy, gân có màu sáng hơn màu lá, kích thước nhỏ, mép lá có ít gợn sóng. 

  1. Phân biệt qua thân: 

Thân cây ráy: Thân cây cứng, màu xanh đậm, khi cắt ra sẽ có nhiều nhựa dính chảy ra, không ăn được. 

Thân cây dọc mùng: Thân mềm hơn, nhạt màu, bên ngoài có một lớp phấn trắng, ăn được. 

Ý nghĩa hoa cây ráy

Cây ráy ngoài công dụng làm thuốc thì còn được sử dụng để làm cây cảnh trang trí. Cây ráy làm rất tốt nhiệm vụ của một loại cây xanh thông thường đó là mang lại bầu không khí trong lành, tươi mát, hấp thụ bụi bẩn, thanh lọc không khí. Trong phong thủy, ý nghĩa cây ráy chính là mang tới tài lộc, may mắn, cuộc sống thịnh vượng, an khang, biểu tượng cho việc làm ăn thuận buồm xuôi gió của gia chủ. Đặc biệt, hoa cây ráy khi nở cũng mang ý nghĩa về sự tĩnh tâm trong tâm hồn, sự bình yên và hướng đến cuộc sống an lạc. Ngoài cây ráy ta thì cây ráy monstera nhập ngoại cũng mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Ý nghĩa hoa cây ráy

Ý nghĩa hoa cây ráy

Tác dụng của củ ráy

Ngoài tác dụng tô điểm cho không gian sống, tạo sự tươi mát thì các bộ phận của cây đều có công dụng làm thuốc, đặc biệt là phần củ rễ. Mỗi bộ phận đều mang một công dụng khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây ráy có chứa vitamin E, vitamin C, vitamin B2, vitamin B1, kẽm, natri, kali, magie, sắt, canxi, chất xơ, carbohydrate, chất béo lipid, protein, calo và nước. Theo nhiều tài liệu ghi chép của Trung Quốc thì loại cây này còn có chứa retinol, campesterol, vitamin A, D2, các men beta glucosidase, isotrygochin, trygochin.

Tác dụng của củ ráy

Tác dụng của củ ráy

Theo y học cổ truyền, củ ráy có vị nhạt, cay nhẹ, tính hàn, có độc, không ăn được, nếu ăn vào sẽ gây ngứa cổ họng và miệng. Tác dụng của củ ráy đó là chữa trượt ngã bị thương, rắn cắn, mề đay, ghẻ, bình suyễn, giảm đau, giải độc, trừ đờm, thanh nhiệt. Theo y học hiện đại, củ ráy có công dụng chữa sưng tay chân, giải ngứa, chữa mụn nhọt, ghẻ, điều trị bỏng và vết thương phần mềm, kháng côn trùng. Thân, rễ và cuống lá của cây chứa ít các chất độc hại. Tuy là một loại dược liệu được dùng phổ biến trong Đông Y từ lâu nhưng nó chỉ là một phương pháp dân gian nên thường có tác dụng chậm, để kết quả chữa bệnh có hiệu quả cần kiên trì khi sử dụng lâu dài.

Cách trồng cây ráy trong nhà

Cây ráy là giống cây cảnh được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt là hiện tại có rất nhiều giống cây ráy ngoại nhập xuất hiện. Trước khi trồng cây chúng ta cần chuẩn bị đất trồng tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, đất phải có độ PH ở mức trung tính, độ ẩm vừa phải và giàu chất hữu cơ. Ngoài ra, đất trồng phải được xử lý tốt, không chứa mầm bệnh, khả năng thoát nước tốt, sạch. Tốt nhất, nếu trồng cây ráy trong nhà thì cần sử dụng đất canh tác hoặc đất trên những thửa ruộng cao.

Cách trồng cây ráy trong nhà

Cách trồng cây ráy trong nhà

Cách trồng cây ráy trong nhà như sau: 

Bước 1: Bón lót trước khi trồng 5 – 7 ngày bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ. 

Bước 2: Khi trồng trong chậu thì cần lót thêm một viên ngói hoặc gạch lên lỗ thoát nước. Loại bỏ lớp nilon bao bên ngoài chậu sau đó đặt cây vào giữa chậu rồi cho dần đất vào, dùng tay nén nhẹ để cố định cây. 

Bước 3: Nên đặt cây ở những nơi nửa râm, nửa sáng, cây trồng trong nhà cần được phơi nắng khoảng 4 – 6 tiếng mỗi ngày. 

Cách chăm sóc cây ráy tím

Việc chăm sóc loại cây này không quá khó khăn như chúng ta nghĩ, đặc biệt là giống cây mọc hoang dại như cây ráy tím

Tưới nước: Chúng ta chỉ nên tưới nước cho cây khi thực sự cần thiết, khi thấy đất khô hoặc dùng tay nhấn vào chậu cây khoảng 2,5cm, nếu đất lún xuống dễ dàng thì vẫn chưa cần tưới, nếu đất quá tơi và khô thì nên tưới cho cây.

Cách chăm sóc cây ráy tím

Cách chăm sóc cây ráy tím

Bón phân: Bón phân 1 – 2 lần vào mùa hè cho cây, mùa đông không cần bón. 

Thay đất trồng định kỳ cho cây: Nên thay đất định kỳ cho cây theo chu kỳ 1 năm/1 lần, nên thay đất vào mùa xuân hoặc mùa hạ. 

Cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy dại

Như đã biết, cây dọc mùng rất dễ bị nhầm lẫn với cây ráy dại – Một loại cây mà khi ăn vào sẽ gây dị ứng, ngứa họng và miệng. Nhiều trường hợp dị ứng do ăn nhầm cây ráy dại đã được báo đài đưa tin. Ngay sau khi ăn, miệng sẽ bỏng rát và ngứa ngáy, khó chịu, lưỡi cứng đơ và phát âm không chuẩn. Bởi phần lá và thân cây ráy có chứa hàm lượng sapotoxin khá cao. Trong trường hợp ăn nhiều, có thể gây sốc phản vệ, ngất, khó thở, sưng tấy đường hô hấp và ngộ độc, nặng hơn nữa có thể tử vong.

Cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy dại

Cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy dại

Cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy dại

– Uống thật nhiều nước để hoà tan lượng độc tố trong ruột.

– Súc miệng bằng nước muối.

– Đánh răng và cạo lưỡi để loại bỏ độc tố ra ngoài. 

Hình ảnh cây ráy

Để nhận biết được chính xác loại cây này với cây dọc mùng, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ráy dưới đây:

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Hình ảnh cây ráy

Trên đây là toàn bộ về thông tin cây ráy là cây gì? Tác dụng, cách trồng và cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy dại. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây ô môi trị bệnh gì? Đặc điểm và trái ô môi ăn được không?

Sinh Vật Cảnh -