Cây sò huyết – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây sò huyết có lẽ vẫn là cái tên còn xa lạ với nhiều người, thực tế thì nó là loại thực vật quen thuộc, được ứng dụng trong cả việc làm đẹp cho không gian sống và làm thuốc chữa bệnh cho con người. Loại cây này thường xuyên được dùng để làm cây cảnh trang trí cho các quán cafe, nhà hàng, khách sạn, công viên, trường học. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây sò huyết, tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây sò huyết
Cây sò huyết là loại cây đa công dụng, nó vừa là loại cây cảnh làm đẹp cho không gian, vừa là giống cây thuốc quý có nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Với những công dụng tuyệt vời này, chúng được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, chúng ta cũng dễ dàng có thể bắt gặp chúng ở bất cứ đâu. Cây có nhiều tên gọi khác nhau nên cây sò huyết là cái tên khá xa lạ đối với nhiều người. Loại cây này được biết tới với nhiều cái tên thân thuộc hơn đó là cây lẻ bạn hoặc cây ngọc trai.
Cây có danh pháp khoa học là rhoeo discolor, thuộc họ Thài Lài. Cây sở hữu hình dáng, màu sắc bên ngoài khá đặc biệt. Đặc điểm cây sò huyết: Đây là loại cây thân thảo, chiều cao khoảng 30 – 50cm, toàn bộ cây được bao quanh bởi các lớp lá to xếp đan xen nhau. Lá cây mọc theo kiểu ngói lợp, chúng được xếp thành tầng tầng lớp lớp trông khá đẹp mắt. Lá cây có hình mũi mác, thon dài, nhọn một đầu, chiều dài khoảng 10 – 20cm và chiều ngang khoảng 3 – 5cm.
Loại cây này cũng có màu sắc lá khá đặc biệt, chúng có màu xanh nhạt, mặt lá có những đường vân chạy dọc màu tím khá bắt mắt, mặt lá dưới có màu tím nhạt. Nhờ màu sắc đặc biệt của lá nên người ta gọi nó là cây sò huyết. Cây sò huyết cũng là một loại cây có hoa, hoa của chúng có kích thước nhỏ, màu trắng vàng. Loại cây này thường sinh trưởng hoa vào mùa hè và nở rộ tới hết mùa thu, ngay khi hoa tàn thì quả sò huyết sẽ xuất hiện. Quả sò huyết có kích thước nhỏ, vỏ ngoài khá cứng.
Cây sò huyết có tác dụng gì?
Cây sò huyết được du nhập từ Châu Mỹ vào nước ta từ lâu, chúng thường được ứng dụng làm cảnh nhờ màu lá đẹp, cụm hoa có hình dáng đặc biệt. Chúng ta có thể trồng cây trong chậu, trong bồn cây hay dọc lối đi đều được, chúng sinh trưởng thành bụi và tạo một môi trường sinh thái khá rộng trong thời gian ngắn. Cây sò huyết sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất trồng và nhiều kiểu môi trường khác nhau nên khi nhắc tới tác dụng của cây sò huyết thì người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng làm cảnh. Ngoài vẻ ngoài bắt mắt được dùng làm cảnh thì cây sò huyết cũng là một loại cây dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Vậy, cây sò huyết có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu, cây sò huyết có chứa steroid viens, oumariniques, chất sáp cires, carotenoids, anthocyanes, tinh dầu huile, phenolics compounds, tanin, terpenoids, saponins, steroids, flavonoids, alcaloides,… Theo y học cổ truyền, dược liệu sò huyết có vị ngọt, nhạt, tính mát và được quy vào kinh Phế. Chúng có tác dụng hóa đờm chống ho, lương huyết giải độc, bổ máu, thanh nhiệt nhuận phế. Chủ trị lao bạch huyết, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, đại tiện ra máu, tiêu chảy và chữa chứng ho ra máu. Theo y học hiện đại, nước sắc từ dược liệu sò huyết được cho là có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, phòng ngừa ung thư. Chiết xuất thô etylic từ cây sò huyết cũng có công dụng chống nhiễm trùng, chống vi trùng, chống độc tố mạnh mẽ.
Thực hư cây sò huyết trị hở van tim
Trong dân gian đang lưu truyền thông tin về việc cây sò huyết trị hở van tim khá hiệu quả. Mặc dù cây sò huyết được xem là một vị thuốc Đông Y có khả năng điều trị bí tiểu, cảm sốt, lao bạch huyết, lỵ, viêm phế quản và giải độc nhưng công dụng của nó trong việc điều trị bệnh tim là hoàn toàn trái khoa học. Việc ăn tim lợn cùng với lá sò huyết để chữa bệnh hở van tim là điều mâu thuẫn, bởi theo y học hiện đại các loại nội tạng sẽ rất có hại cho những người bệnh tim. Bởi các loại thực phẩm này sẽ gây xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, do đó chúng ta không nên sử dụng bài thuốc này thường xuyên.
Lưu ý khi dùng dược liệu cây sò huyết
Để dùng dược liệu sò huyết an toàn và hiệu quả, chúng ta cần:
- Không nên tự ý dùng thuốc mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ hoa sò huyết.
- Nên thận trọng khi dùng cây sò huyết với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi,…
- Hạn chế sử dụng các bài thuốc từ hoa cây sò huyết.
Ý nghĩa phong thủy cây sò huyết
Cây sò huyết là giống cây cảnh phổ biến được rất nhiều người yêu thích, chúng không những có vẻ ngoài đẹp mắt mà còn sở hữu nhiều ý nghĩa độc đáo trong tử vi. Ý nghĩa phong thủy cây sò huyết chính là sự may mắn, tài lộc, sự thăng tiến trong con đường công danh và sự nghiệp. Hơn hết, cây còn có ý nghĩa là xua đuổi ma quỷ, mang lại điều tốt lành, sự bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, cây còn được trồng nhiều ở trong các văn phòng làm việc, những nơi sử dụng nhiều các thiết bị điện tử. Loại cây này góp phần xua tan đi những cái lạnh lẽo hay nóng nực, dung nạp những chất độc trong không khí, hút từ trường phát ra từ các thiết bị điện tử, từ đó bảo vệ sức khỏe của con người.
Cây sò huyết hợp mệnh gì?
Nhiều nhà phong thủy học đã đánh giá cây sò huyết là một loại cây mang lại nhiều sinh khí, sự may mắn và có công dụng kích tiền tài mạnh mẽ. Vậy, cây sò huyết hợp mệnh gì? Theo phong thủy, cây sò huyết không kỵ với bất kỳ mệnh nào hay tuổi nào, riêng người tuổi Dậu và tuổi Thìn khi trồng loại cây này sẽ nhận được nhiều ý nghĩa hơn cả, mọi việc sẽ được như ý và thuận lợi cả về đường làm ăn và tình duyên.
Cách trồng cây sò huyết
Cây sò huyết ưa thích ánh sáng, chúng có thể sinh trưởng trong cả môi trường sáng toàn phần và bán phần, vì thế cây xuất hiện ở khá nhiều nơi. Loại cây này không hề kén vùng miền, chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp được cây sò huyết ở cả ba miền. Trên thế giới, cây có mặt ở hầu hết các nước có nền khí hậu nhiệt đới.
Chọn đất trồng: Cây sò huyết sẽ sinh trưởng tốt nhất ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, đất tơi xốp và nhiều mùn. Chúng ta có thể tự trộn đất bằng cách thêm một ít phân tươi trộn lẫn với đất, thêm trấu, xơ dừa hoặc mua đất trồng chuyên dụng ở các cửa hàng cây cảnh.
Chọn giống cây: Cây giống cần có chiều cao khoảng 8 – 10cm, lá tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh và còn nguyên rễ.
Cách trồng cây sò huyết: Đào một hố nhỏ trên mặt đất sâu khoảng 5 – 7cm sao cho đặt vừa bầu cây. Đặt cây giống vào hố và lấp đất lại, sau đó tưới nước cho cây. Cần lưu ý không nền trồng cây quá sâu hoặc quá nông. Nếu trồng thành hàng thì nên trồng với khoảng cách giữa các cây khoảng 20 – 40cm.
Cách chăm sóc cây sò huyết trồng trong nhà
Cây sò huyết là giống cây ưa ẩm, tuy nhiên chúng ta cũng không cần tưới nước cho cây quá đẫm. Tùy vào điều kiện thời tiết mà chúng ta có cách chăm sóc phù hợp. Cách chăm sóc cây sò huyết trồng trong nhà làm cảnh như sau:
Tưới nước: Mùa hè nên tưới 1 – 2 lần/1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, mùa mưa hoặc mùa lạnh nên tưới 2- 3 ngày/1 lần.
Phân bón: Bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh theo chu kỳ 2 – 3 tháng/1 lần, tưới nước cho cây sau mỗi lần bón phân.
Sâu bệnh: Cây thường xuyên bị thối rễ, sâu cuốn lá và sâu đục thân, khi phát hiện cần phun thuốc tiêu diệt ngay và loại bỏ bộ phận bị sâu hại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sò huyết, tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây roi – Đặc điểm, cách trồng và vì sao cây roi không ra quả?
Sinh Vật Cảnh -Cây roi: Đặc điểm, cách trồng và vì sao cây roi không ra quả?
Cây ráy là gì? Tác dụng, cách trồng, cách xử lý khi ăn phải
Cây ô môi trị bệnh gì? Đặc điểm và trái ô môi ăn được không?
Cây nho – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc
Cây nhàu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Top 11+ cây cổ thụ đẹp nhất thế giới và ý nghĩa cây cổ thụ
Cây ngô – Giới thiệu chung, đặc điểm và thời vụ trồng