Cây thanh long – Nguồn gốc, phân loại, công dụng, cách trồng
Theo báo cáo của Cục trồng trọt – Bộ NN & PTNT, những năm gần đây diện tích trồng thanh long đang không ngừng tăng lên. Những vùng chuyên canh cây thanh long cũng không ngừng mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, giống cây trồng này đang phải đối mặt với các bệnh hại gây ảnh hưởng xấu tới thành quả sau thu hoạch. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm cây thanh long, phân loại, công dụng và cách trồng loại cây này.
Nguồn gốc, đặc điểm cây thanh long
Cây thanh long có tên khoa học là hylocereus sp, thuộc họ Cactaceae, bộ Hylocereus. Đây là giống cây có nguồn gốc từ vùng hoang mạc của Colombia và Mexico. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á trồng và xuất khẩu thanh long. Theo báo cáo của Cục trồng trọt – Bộ NN & PTNT, trong năm 2014, diện tích thanh long tại Việt Nam đạt trên 29.000ha, trong đó có khoảng gần 24.000ha diện tích đang cho thu hoạch, ước tính mỗi năm nước ta sẽ cho thu hoạch khoảng hơn 530.000 tấn trái thanh long tươi.
Hiện nay, cây thanh long được trồng nhiều nhất ở Long An, Tiền Giang, Bình Thuận. Tại miền Bắc, nhiều nơi cũng đã bắt đầu trồng giống cây ăn trái này như: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn,… Gần đây, nhiều nước trong khu vực Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan đã bắt đầu trồng giống cây thanh long này. Loại cây ăn trái này mang lại nguồn lợi nhuận khủng cho nhiều hộ dân nên nguồn gốc, đặc điểm cây thanh long chính là điều mà các nhà thực vật học tại Việt Nam rất quan tâm. Thanh long được người Pháp đem vào trồng tại nước ta được khoảng 100 năm, cuối thế kỷ XX thì loại cây này được tập trung phát triển và mở rộng trồng trọt.
Cây thanh long chính là giống cây có thân bò, phần thân và cành có màu xanh, có 3 cạnh, các cạnh có nhiều gợn sóng và gai nhọn. Mỗi năm, cây thanh long sẽ ra khoảng 3 – 4 đợt cành, số lượng cành trên cây sẽ tăng dần theo các năm tuổi của cây. Rễ thanh long chứa ít nước nên có khả năng chịu được khô hạn trong thời gian dài. Hoa thanh long là giống hoa lưỡng tính, kích thước lớn, có nhiều lá đài dính liền với hoa tạo thành ống, thời gian lưu hoa khoảng 3 – 5 ngày. Quả thanh long là giống quả mọng, có hình trứng và bên ngoài có nhiều tàu lá màu xanh, khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, phần thịt bên trong có màu trắng, vàng, đỏ, tùy giống. Trong ruột quả có rất nhiều hạt nhỏ màu đen và có thể ăn được.
Các loại thanh long
Hiện nay trên thị trường có đa dạng các giống cây thanh long với những màu sắc trái khác nhau. Các loại thanh long phổ biến trên thị trường bao gồm:
Thanh long ruột đỏ: Đây là giống cây thanh long cho trái có phần thịt bên trong màu đỏ hồng khá đẹp mắt, chúng còn được biết với tên gọi là thanh long ruột hồng. Giống cây thanh long này ưa sáng và ưa khô hạn, chúng cần được trồng ở những nơi thoáng mát, nhiều nắng. Mùa thu hoạch của chúng chủ yếu là vào mùa thu hoặc mùa hè.
Thanh long ruột trắng: Đây là giống thanh long có vỏ ngoài màu đỏ hoặc hồng, phần ruột bên trong có màu trắng. Loại cây thanh long này cũng mang những đặc điểm sinh thái tương tự cây thanh long ruột đỏ.
Thanh long tím hồng: Đây là giống cây thanh long cho trái có phần ruột bên trong màu tím hồng, chúng được lai tạo từ giống thanh long ruột trắng và giống thanh long ruột đỏ.
Thanh long vàng Thái Lan: Đây là giống thanh long mới, đang được thử nghiệm trồng tại Tiền Giang, chúng có nguồn gốc từ Thái Lan, phần vỏ trái có màu vàng, phần thịt có màu trắng.
Thanh long đột biến: Đây là giống cây thanh long cho trái có vỏ màu đỏ, phần thịt màu vàng hoặc xanh, khi chín sẽ ngả sang màu vàng tươi. Giống thanh long này có giá bán tương đối cao, thông thường chúng sẽ cao hơn những giống thường gấp 5 lần.
Thanh long da xanh ruột trắng: Giống thanh long này là giống cây bản địa của nước ta, chúng cho trái có vỏ ngoài màu xanh, ruột màu trắng. Chúng sẽ giữ nguyên màu sắc này kể cả khi chín.
Công dụng của cây thanh long
Hiện nay, trái thanh long chính là một mặt hàng trái cây có giá thành rẻ, được bán tràn lan trên khắp mọi nẻo đường của đất nước. Loại quả này còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Theo nhiều nghiên cứu, trái thanh long có hàm lượng calo khá thấp, chúng có chứa nhiều magie, sắt, vitamin C, E, carbohydrate, chất đạm, betacyanins, carotenoid và polyphenol. Do đó, trái thanh long chính là một món ăn tuyệt vời mà bạn nên lựa chọn khi muốn giảm cân. Công dụng của cây thanh long chính là cho thu hái trái cây bổ dưỡng, có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết, duy trì trọng lượng cơ thể, kiểm soát bệnh đái tháo đường loại 2 và bảo vệ sức khỏe tim mạch,…
Không chỉ có quả thanh long là có giá trị sử dụng, thân cây và hoa thanh long khi được chế biến đúng cách cũng có thể sử dụng. Ngoài ra, việc ăn trái thanh long mỗi ngày còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung vitamin cho cơ thể. Theo nghiên cứu, thanh long chính là loại thực phẩm tự nhiên có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như betalain, lycopene, beta-carotene và vitamin C. Do đó, thanh long có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như viêm khớp, đái tháo đường, ung thư và bệnh tim.
Vitamin C và carotenoid được tìm thấy trong quả thanh long còn có thể trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tác động có hại với cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột và kích thích cơ thể tiêu thụ prebiotics. Tuy nhiên, các nghiên cứu về prebiotic cần thêm thời gian để xác định tác dụng thực sự của nó đối với đường ruột con người.
Cách trồng cây thanh long
Cây thanh long thường được người dân trồng vào tháng 10 – 11 dương lịch, đây chính là thời điểm có lượng nước tưới dồi dào.
Chọn giống: Hiện nay trên thị trường thanh long của Việt Nam có nhiều giống thanh long khác nhau, tùy vào điều kiện canh tác mà chúng ta có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Có thể trồng cây bằng cây non mua tại các vựa cây giống. Phổ biến nhất chính là phương pháp trồng cây thanh long từ cây mẹ. Chúng ta cần lựa chọn những cành thanh long mẹ có độ tuổi từ 1 – 2 năm, đã cho thu hoạch trái, có từ 3 – 5 gai, không bị sâu bệnh và khỏe mạnh.
Chuẩn bị đất trồng: Nên trồng cây trên đất núi, đất cát pha hoặc đất xám bạc màu.
Cách đặt và cố định hom cho cây thanh long: Dựng trụ với kích thước 11x11x180cm, sâu 40 – 50cm.
Cách trồng cây thanh long: Cắt cành thanh long mẹ thành những đoạn cành có kích thước dài 30 – 40cm, cắt bỏ phần thịt bên ngoài và chỉ để lại phần lõi bên trong. Nhúng hom giống vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó cắm hom giống xuống đất sao cho 1 đầu của hom giống sát vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom.
Sau khi trồng xong thì tưới nước thật đẫm cho cây để tạo môi trường cho cây sinh trưởng tốt nhất.
Cách chăm sóc thanh long ra quả
Cây thanh long cần được quan tâm chăm sóc thường xuyên, đặc biệt là vào mùa mưa và khi cây đang ra hoa. Cách chăm sóc thanh long ra quả như sau:
Tưới nước: Tưới nước thường xuyên cho cây khi mới trồng, khi chuẩn bị ra trái, trái chuẩn bị chín. Các thời điểm khác chỉ cần tưới 1 – 3 lần/1 tuần.
Bón phân:
+ Dưới 1 năm tuổi: Ngay sau khi trồng cây được 2 tuần thì bón phân NPK với liều lượng 0,2 – 0,3kg/1 trụ/1 lần. Tiếp đó cứ bón theo chu kỳ 15 ngày/1 lần.
+ Từ 1 – 3 năm tuổi: Bón phân với liều lượng 0,3 – 0,5 kg/1 trụ/1 lần khi cây chuẩn bị ra trái và chuẩn bị chín.
+ Sau thu hoạch: Nên bón phân hữu cơ với liều lượng 2 – 3kg/1 trụ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cây thanh long, phân loại, công dụng và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thạch nam – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây thạch nam – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, cách trồng
Top 15+ cây thuốc nam xung quanh ta và công dụng của chúng
Cây tầm xuân là cây gì? Cách trồng và cách chăm sóc ra sao?
Cây sương sâm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây sương sáo là cây gì? Công dụng, cách trồng, cách chăm sóc
Cây sử quân tử ra hoa mùa nào? Trồng sử quân tử có tốt không?
Cây lương thực là gì? Các loại cây lương thực trên thế giới