Cây tầm xuân là cây gì? Cách trồng và cách chăm sóc ra sao?

Nhờ vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ như người con gái độ tuổi cập kê, cây tầm xuân đã được rất nhiều người yêu thích. Ngoài nét đẹp mong manh như người thiếu nữ, loại cây này còn mang ý nghĩa tuyệt vời trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh cho con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về thông tin cây tầm xuân là cây gì, đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc và cây hoa tầm xuân có phải nụ tầm xuân không? 

Nội Dung Chính

Cây tầm xuân là cây gì?

Cây tầm xuân được biết tới là một loại cây cảnh đẹp, chúng có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời như điều trị nôn ra máu, khó tiêu, nhọt độc, bỏng, chảy máu cam, táo bón. Cây tầm xuân còn được biết tới là giống cây hoa cảnh, chúng đã góp mặt trong dân ca cũng như ca dao của Việt Nam từ rất lâu. Đây là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thi sĩ, nhà thơ, nhà văn cả ở trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó không chỉ là một loài hoa đẹp mà nó còn gắn liền với nhiều ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Cây tầm xuân mang ý nghĩa về tình cảm anh chị em, sự gắn bó bền chặt của gia đình.

Cây tầm xuân là cây gì?

Cây tầm xuân là cây gì?

Vậy cụ thể cây tầm xuân là cây gì, chúng có nguồn gốc từ đâu? Cây tầm xuân là giống hoa hồng leo, chúng có xuất xứ từ Trung Quốc, được du nhập tới nước ta từ rất lâu về trước. Trong dân gian, loại cây này còn được biết tới nhiều tên gọi khác như: Cây hồng tầm xuân, cây hoa hồng dại, cây dã tường vi, cây thích hoa, cây ngưu cúc, cây thập tỉ muội. Nhiều người thường hay nhầm lẫn cây tầm xuân là cây hoa hồng gai bởi hình dáng bên ngoài của chúng khá giống nhau.

Sự tích về cây hoa tầm xuân được dân gian lưu truyền như sau: Trong một khu rừng nọ có hai anh em mồ côi sống với nhau. Hằng ngày, người anh ra ngoài kiếm củi, hái nấm và quả ngọt để ăn còn cô em gái thì ở nhà lo cơm nước và dọn dẹp nhà cửa. Sau này khi người anh lớn lên thì bắt đầu đi sâu hơn vào rừng để săn thú. Cô em gái này hát rất hay và có năng lực đặc biệt có thể nói chuyện được với động vật. Một hôm có một con quỷ muốn bắt cô về để hát cho hắn nghe, hắn đã dụ cô vào rừng. Do sợ hãi nên cô đã không thể cất tiếng hát và bị nhốt vào lồng, cô tìm cách thoát ra nên đã khiến tay bị chảy máu. Lúc này, người anh trở về tìm không thấy người em mà chỉ thấy một cây hoa hồng leo, từ đó người dân đặt cho loại cây này cái tên là cây tầm xuân. 

Cách nhận biết cây tầm xuân

Cây tầm xuân có tên khoa học là rosa multiflora thunb, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae). Trong tự nhiên có hai loại cây tầm xuân đó là cây tầm xuân cánh kép và cây tầm xuân cánh đơn.

Cách nhận biết cây tầm xuân: Cây sinh trưởng dạng bụi, toàn thân được bao quanh bởi nhiều gai nhọn, chiều cao khoảng 1 – 5m, nếu cây bám vào các loại cây thân gỗ khác thì cây có thể cao hơn. Lá cây tầm xuân có màu xanh đậm, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mỗi lá có khoảng 5 – 7 lá chét. Hoa tầm xuân có 5 cánh, nụ hoa màu vàng, cánh hoa màu hồng, khi nở sẽ chuyển sang màu hồng đậm và khi tàn sẽ chuyển về màu trắng.

Cách nhận biết cây tầm xuân

Cách nhận biết cây tầm xuân

Hoa tầm xuân có phải nụ tầm xuân?

Trên thị trường hiện nay, nụ tầm xuân xuất hiện rất nhiều với mục đích cắm hoa cảnh, vậy hoa tầm xuân có phải nụ tầm xuân hay không? Thực chất, hai loại hoa này là hoàn toàn khác nhau. Bông hoa tầm xuân có cánh mỏng, nhụy màu vàng trông rất giống hoa mẫu đơn. Nhờ đặc tính sinh trưởng dạng dây leo nên cây hoa tầm xuân thường chỉ được trồng trong chậu để làm cây cảnh quan. Trong khi đó, nụ tầm xuân là những búp tròn có nhiều màu sắc và mọc chi chít ở trên cành, thường được dùng để cắm hoa nội thất. 

Nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân thường được sử dụng để trang trí cho ngày Tết, đây chính là một lời báo hiệu của mùa xuân. Chúng có hình dáng bên ngoài không giống với các loại hoa thông thường khác nên được rất nhiều người yêu thích lựa chọn. Nụ tầm xuân mang ý nghĩa về sự may mắn, thành công và thịnh vượng, chúng được lựa chọn làm hoa chúc mừng với hy vọng mang tới cho người nhận những gì ý nghĩa nhất. Không những thế, nụ tầm xuân còn mang ý nghĩa về niềm tin bền vững, ý chí vươn cao và nghị lực vượt lên nghịch cảnh một cách phi thường. 

Cách trồng cây tầm xuân rừng

Cây tầm xuân có thể trồng được ở khắp mọi nơi trên cả nước. Nhờ đặc tính cho hoa quanh năm nên chúng phù hợp trồng ở nơi có khí hậu lạnh giá như miền Bắc, Sapa và Đà Lạt. 

Thời vụ trồng: Nên trồng cây trong mùa xuân hoặc trồng ngay sau dịp Tết Nguyên Đán. 

Giống trồng: Nên trồng cây tầm xuân từ những cành cây mẹ khỏe mạnh, tròn, đều, đã mọc rõ mầm. 

Đất trồng: Cây không sống được quá lâu trong điều kiện ngập úng, do đó đất trồng phải thoáng khí cũng như thoát nước nhanh. Tốt nhất là chúng ta nên trồng cây ở trong đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát.

Cách trồng cây tầm xuân rừng

Cách trồng cây tầm xuân rừng

Cách trồng cây tầm xuân rừng: Cây tầm xuân có thể trồng bằng 3 phương pháp chính đó là gieo hạt, giâm cành và chiết cành. Dù trồng trong chậu hay ngoài tự nhiên thì cây vẫn sẽ sống rất tốt. Chúng ta chỉ cần tuân thủ theo các yêu cầu sau đây: 

– Trồng cây tầm xuân ngoài tự nhiên: Nếu trồng bằng cành thì chúng ta có thể cắt chúng ra thành nhiều hom khác nhau, mỗi hom dài khoảng 20 – 25cm. Tiếp đó, cắm hom sâu khoảng 5cm, nghiêng 45 độ và mỗi cây cách nhau 50cm, mỗi hàng cách nhau 30cm. Cuối cùng là phủ rơm, rạ lên bề mặt trồng để giữ ẩm sau khi tưới nước cho cây. 

– Trồng cây tầm xuân trong chậu: Sử dụng đất trồng chuyên dụng mua ngoài các cửa hàng cây giống và cho đất vào 1 phần 3 chậu. Đặt cây giống hoặc cành vào chính giữa của chậu, lấp đất lại và nén chặt. Cuối cùng là tưới nước để giữ ẩm cho cây. 

Cách nhận biết cây tầm xuân ghép hoa hồng

Hiện nay, các giống hoa hồng lai hầu như đều được ghép từ gốc cây tầm xuân có tốc độ phát triển nhanh và khỏe mạnh hoặc ngược lại. Việc ghép mắt này sẽ giúp cây chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt, chịu được ngập úng trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi cây tầm xuân không còn là loại cây thuần túy thì chúng lại mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Cách nhận biết cây tầm xuân và cây tầm xuân ghép hoa hồng như sau: 

Lá cây tầm xuân sẽ thon dài còn lá cây tầm xuân ghép hoa hồng sẽ tròn hơn. Cây tầm xuân cũng có nhiều gai nhọn và mọc phủ kín thân. 

Chồi của cây tầm xuân ghép hoa hồng sẽ có màu tím đậm còn cây tầm xuân sẽ có màu xanh nhạt và lá sẽ sinh trưởng ngay sau đó. 

Cách nhận biết cây tầm xuân ghép hoa hồng

Cách nhận biết cây tầm xuân ghép hoa hồng

Cách chăm sóc cây nụ tầm xuân thật

Khác với cây tầm xuân leo, cây nụ tầm xuân thật là giống cây thân gỗ nên có yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ hơn. 

Tưới nước: Khi mới trồng thì chúng ta cũng không cần tưới quá nhiều nước cho cây, nếu trồng trong chậu thì khoảng 2 – 3 ngày mới nên tưới 1 lần. 

Bón phân: Loại cây này có tốc độ sinh trưởng cũng khá mạnh nên chúng ta cần hạn chế bón phân cho cây. Nên bón phân chuồng hoai mục kết hợp phân trùn quế theo chu kỳ 1 – 2 tháng/1 lần. Vào đầu mùa xuân nên bón thêm kali để cây nở hoa nhiều và to hơn. Sau mỗi lần bón phân nên tưới nước cho cây.

Làm cỏ: Cần vun gốc và làm sạch cỏ quanh gốc cây để hạn chế sâu bệnh hại. 

Cắt tỉa: Nên tỉa bớt đi những cành yếu, ít nụ, sâu bệnh để cây tập trung đi nuôi những cành hoa khác.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây nụ tầm xuân thường xuyên xuất hiện nhện đỏ, rệp sáp, phấn trắng, mốc đen, gỉ sắt. Ngay khi phát hiện dấu hiệu của các bệnh trên cần phun thuốc loại bỏ ngay lập tức. 

Hình ảnh cây tầm xuân

Để nhận biết được chính xác loại cây này với cây hoa hồng gai, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tầm xuân dưới đây:

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Hình ảnh cây tầm xuân

Trên đây là toàn bộ thông tin cây tầm xuân là cây gì, đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc và cây hoa tầm xuân có phải nụ tầm xuân không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sương sâm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -