Cây atiso – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh

Cây atiso là loại thảo dược khá quen thuộc với không chỉ người dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người dân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Loại cây này có thể dùng làm trà uống, thuốc, cao và các món ăn,… Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây atiso, tác dụng, cách trồng và hình ảnh loại cây này. 

Nội Dung Chính

Thông tin cây atiso wiki

Cây atiso có tên khoa học là cynara scolymus, cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Loại cây này không phải giống cây bản địa của nước ta nhưng đã được du nhập vào Việt Nam và trồng cách đây hàng trăm năm. Chúng sinh trưởng tốt ở những vùng có khí hậu ôn đới như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Quản Bạ (Hà Giang), Đà Lạt (Lâm Đồng). Ngày nay, giống thực vật này sinh trưởng ở nhiều nơi, kể cả những vùng đồng bằng như Hà Nội, Hải Dương cây vẫn sinh trưởng khá tốt. Loại cây này thường được người dân gieo trồng vào mùa thu, tháng 10 – 11 hằng năm và chỉ thu hoạch khi cây đã trưởng thành.

Thông tin cây atiso wiki

Thông tin cây atiso wiki

Theo thông tin về cây atiso wiki, đây là giống thực vật thân thẳng, toàn bộ cây được bao phủ bởi lớp lông tơ và gai nhọn, chúng có tuổi thọ lâu năm. Chiều cao của chúng có thể đạt tới khi trưởng thành là 2m, lá có kích thước lớn, chiều dài khoảng 60 – 80cm. Hoa sinh trưởng tập trung thành cụm, có màu tím. Thân cây thẳng, cứng cáp, phân nhánh khi ở trên cao. Lá cây mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thùy khác nhau, mép lá có nhiều răng cưa, mặt lá dưới có lớp lông trắng bao phủ, mặt trên nhẵn bóng. Quả cây atiso có màu nâu sẫm, bên ngoài cũng được bảo vệ bởi lớp lông mềm mại màu trắng. 

Cây atiso là giống cây lá gai được người La Mã và Hy Lạp cổ đại trồng để lấy hoa làm rau ăn. Chúng được trồng đầu tiên vào đầu thế kỷ 15 ở Naples, tiếp đó được mang tới nước Pháp vào thế kỷ 16, sau lại được mang tới trồng tại nước Anh. Vào thế kỷ 19, loại cây này lại được mang tới trồng tại Mỹ. Suốt khoảng 2 thập kỷ sau đó, atiso được trồng chủ yếu tại các nước Mỹ Latinh, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp. Hiện nay, cây atiso trồng không chỉ để lấy đế hoa và lá bắc để ăn mà còn được sử dụng như một vị dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người.

Cây atiso đỏ

Cây atiso đỏ còn được biết tới với cái tên cây bụp giấm, chúng có tên khoa học là hibiscus sabdariffa , thuộc họ Bông – Malvaceae. Đây là giống cây sống hằng năm, chiều cao khoảng 1 – 2m, phân nhánh ngay ở gốc, thân cây nhẵn bóng và có màu tím nhạt. Lá cây có hình trứng, mép lá không có răng cưa. Hoa cây atiso đỏ không mọc thành cụm mà mọc đơn độc ở nách lá, không có cuống. Hoa có màu vàng, hồng hoặc đỏ tía, thỉnh thoảng chúng lại xuất hiện với màu trắng. Hoa được bao phủ bởi một lớp lông mềm, mùa hoa vào tháng 7 – 10 hằng năm.

Cây atiso đỏ

Cây atiso đỏ

Cây atiso xanh

Cây atiso xanh có tên khoa học là cynara scolymus, đây là giống thực vật thân thảo, thuộc họ nhà Cúc. Giống atiso này thường chỉ sinh trưởng ở những nơi có nền khí hậu mát mẻ, hoa có một lớp lông khá dày bao phủ. Cây có những đặc điểm bên ngoài tương tự cây atiso đỏ, chỉ khác nhau về màu sắc của hoa. Ở Việt Nam có 2 vùng trồng atiso xanh nổi tiếng đó là Sapa và Đà Lạt.

Cây atiso xanh

Cây atiso xanh

Cây atiso có tác dụng gì?

Bên trong hoa atiso có chứa hàm lượng lớn kẽm, axit pantothenic, thiamin, đồng, photpho, magie, vitamin C, vitamin K, kali, mangan, sắt, vitamin B6, riboflavin, vitamin B12, protein, chất xơ, chất béo, carbohydrate,… Đây chính là một trong 7 loại cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại thực vật ăn được. Vậy, cây atiso có tác dụng gì? Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, cây atiso có công dụng chống oxy hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, giúp giảm huyết áp, tốt cho sức khỏe của gan, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm bớt cảm giác khó chịu do uống rượu, giúp ích cho quá trình trao đổi chất và chức năng não.

Việc sử dụng atiso sẽ giúp nâng cao chức năng nhận thức, làm giãn mạch và cho phép nhiều oxy lưu thông đến não, tối ưu hóa lượng canxi, tổng hợp protein, tăng cường sức khỏe và mật độ xương, cung cấp các vitamin và khoáng chất, ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh và phát triển, giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp kích thích sản xuất và bài tiết dịch vị dạ dày, làm sạch động mạch, làm sạch cholesterol LDL dư thừa, giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, giảm nguy cơ mắc các chứng căng thẳng, đầy hơi, ung thư dạ dày, ung thư ruột, giảm các triệu chứng táo bón, cải thiện sức khỏe và chức năng tiêu hóa.

Cây atiso có tác dụng gì?

Cây atiso có tác dụng gì?

Hơn hết, việc sử dụng atiso chính là một liệu pháp tái phát triển và phục hồi các tế bào gan, giảm độc tố gan, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành, ngăn chặn tình trạng thiếu kali, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, tăng mức cholesterol tốt (HDL hoặc axit béo omega-3), giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và bệnh bạch cầu, giảm mức cholesterol xấu (LDL), giúp tăng sinh tế bào khi tiêm vào khối u ung thư và gây ra apoptosis tế bào (chết tế bào).

Tác dụng hoa atiso đỏ

Cây atiso đỏ là giống cây có màu sắc hoa bắt mắt, chúng thường được trồng để làm cảnh. Trà atiso đỏ chính là thứ nước thơm ngon thường được sử dụng để giải khát, ngoài ra chúng còn có công dụng ngăn ngừa lão hóa, giảm mỡ máu và chữa cao huyết áp. Ngoài ra, chúng ta có thể tận dụng đài hoa và hạt để nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày, lá có thể dùng để nấu canh chua. Nhiều người cũng dùng hoa atiso đỏ làm mứt để có thể sử dụng lâu hơn. Tác dụng hoa atiso đỏ đã được y học công bố chính là: Hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào từ quá trình oxy hóa, chống lại các gốc tự do, chống viêm, kháng nấm, kháng khuẩn,…

Cây atiso có tác dụng gì?

Lá cây atiso có dùng được không? 

Cây atiso được xem là một loại cây dược liệu quý có thể sử dụng được tất cả các bộ phận từ hoa, rễ, lá, thân. Ngoài hoa được sử dụng phổ biến thì lá cây atiso cũng được sử dụng để làm thuốc. Trong lá cây atiso có chứa canxi, kali, natri, magie, cynarozid, scolymozid, acid alcol, acid succinic, acid phenol,… Lá cây atiso được dùng để làm trà uống cho những người bị da dẻ nhiều mụn nhọt, đau nhức xương khớp, suy thận, suy gan, tiểu buốt, tiểu không được, giảm đường huyết, hạ men gan, hạ cholesterol, tăng bài tiết mật, táo bón, chữa phù tay chân,…

Cách trồng cây atiso đỏ

Cây atiso đỏ thích hợp trồng trên đất có hàm lượng hữu cơ từ 5 – 7%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt, độ PH phù hợp là 6 – 6,5. Nếu chúng ta chỉ trồng 1 vài cây để làm cảnh thì chúng ta có thể mua đất sẵn hoặc tự trộn đất ở nhà.

Cách trồng cây atiso đỏ

Cách trồng cây atiso đỏ

Cách trồng cây atiso đỏ như sau: 

Bước 1 – Bón lót với phân chuồng hoai mục và vôi bột rồi thực hiện phơi ải trước khi trồng 7 – 10 ngày. 

Bước 2: Tìm mua hạt giống ở các cửa hàng buôn bán cây cảnh hoặc cây thuốc gần nhà. 

Bước 3: Ngâm hạt trong nước khoảng 2 – 3 tiếng. Gieo vào mỗi hốc khoảng 2 – 3 hạt, mỗi hốc cách nhau 20 – 30cm. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ lên trên bề mặt để giữ cho đất ẩm. 

Bước 4: Khi cây lớn thì lựa chọn một cây tốt để giữ lại trồng. 

Hình ảnh cây atiso

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh atiso dưới đây:

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Hình ảnh cây atiso

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây atiso, tác dụng, cách trồng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây vẩy ốc – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -