Cây vẩy ốc – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây vẩy ốc là vị thuốc được sử dụng lâu đời trong dân gian, tất cả các bộ phận từ quả, lá, cành, thân đều có công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Chúng được sử dụng để làm cảnh, giúp tạo cảnh quan và mang tới cho chúng ta một không gian xanh mát. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây vẩy ốc leo tường, ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây vẩy ốc leo tường
Cây vẩy ốc là giống thực vật thân mềm, sinh trưởng dạng dây leo, chúng có khá nhiều rễ nhánh và rễ cọc bám chắc vào các vật bám. Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây trâu hổ, cây vảy ốc, cây thằn lằn,… Chúng có tên khoa học là ficus pumila, thuộc họ Moraceae (Dâu Tằm), được trồng rộng rãi với mục đích leo tường để tạo tính thẩm mỹ cho không gian. Cây vẩy ốc có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Đông Á như: Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản. Loại thực vật này ưa thích khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng khỏe trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Cây vẩy ốc leo tường có thể leo cao từ 3 – 5m, thân cây phân nhiều nhánh, tốc độ sinh trưởng khá nhanh, toàn bộ cây có chứa lớp mủ màu trắng. Lá cây vẩy ốc mọc so le hai bên, là loại lá đơn, hình tim giống hình vảy ốc, hai mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm, khi sờ vào khá nhám. Lá cây có màu đỏ nhạt, khi già sẽ chuyển dần về màu xanh lục, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Loại cây này cũng là giống cây có trái, tuy nhiên chúng ít khi sinh trưởng và rất hiếm gặp. Trái chúng có hình trứng, màu xanh, bo tròn ở một đầu.
Loại cây này sinh trưởng tốt trong những môi trường ẩm ướt, điều kiện thời tiết mát mẻ. Nhờ vào bộ rễ phát triển khá mạnh mẽ nên chúng thường được trồng cạnh cổng, bờ tường, cột nhà với mục đích leo tường. Hiện nay, có khá nhiều giống cây vẩy ốc khác nhau, chúng được đặt tên theo màu sắc của lá như: Cây vẩy ốc đỏ, cây vẩy ốc xanh, cây vẩy ốc đá, cây vẩy ốc cẩm thạch,… Trong đó, giống cây vẩy ốc cẩm thạch có lá non màu hồng khi trưởng thành sẽ chuyển qua màu trắng, khi già sẽ có màu xanh là giống cây được yêu thích nhất,
Cây vẩy ốc có làm hỏng tường không?
Hiện nay, việc trồng cây vẩy ốc leo tường được khá nhiều người lựa chọn bởi chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc lại đẹp mắt. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại và khá thắc mắc không biết cây vẩy ốc có làm hỏng tường không? Thực tế thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm bởi loại cây này chỉ phát triển phần rễ cọc, các rễ cọc này thường bám khá nông ở phần bề mặt của tường. Do đó, chúng sẽ không có đủ khả năng để phá vỡ cấu trúc của tường cũng như làm nứt trường. Tuy nhiên, bởi chúng sẽ lấy chất dinh dưỡng để nuôi sống cây nên sau một thời gian dài tường sẽ bị khô, nhám, xù xì,…
Ý nghĩa cây vẩy ốc bonsai
Cây vẩy ốc là giống cây có thể sinh sống trong nhiều kiểu môi trường khác nhau, từ trong đất, nước cho tới leo bám trên tường. Nhờ màu xanh đặc trưng và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chúng được khá nhiều người yêu thích lựa chọn làm cây cảnh bonsai. Hiện nay, cây vẩy ốc bonsai đang được bày bán rất nhiều trên các chợ cây cảnh lớn nhỏ. Hầu hết những cây vảy ốc này đều là giống cây vẩy ốc đá, đã có tuổi thọ cao và thân hóa gỗ. Trong phong thủy, ý nghĩa cây vẩy ốc tượng trưng cho sự trung thành, sự kiên cường, khả năng bám dính mục tiêu, sự đoàn kết và bền bỉ trong bất kỳ việc gì.
Ngoài ra, nhiều nhà phong thủy học cũng cho rằng, cây vẩy ốc sẽ mang lại cho gia chủ sự thịnh vượng, sự thành công và may mắn. Hơn hết, đây cũng là giống cây không hề kén người trồng, chúng phù hợp với mọi lứa tuổi, dù bạn ở trong độ tuổi nào bạn cũng có thể lựa chọn chúng để trang trí cho nhà cửa, vừa giúp không gian thêm tươi mới lại có thể thu hút được năng lượng tốt và may mắn. Trồng giống cây này còn là cách để tăng sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Tác dụng của cây vẩy ốc
Không chỉ mang ý nghĩa trong thẩm mỹ và phong thủy, cây vẩy ốc còn có công dụng tuyệt vời trong y học. Tác dụng của loại cây này chủ yếu tới từ quả vẩy ốc. Theo Đông Y, quả vẩy ốc có tên dược học là bị lệ thực, lương phấn quả, quả sung thằn lằn, hoặc vương bất lưu hành. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong quả vẩy ốc có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ, protein, polysaccharide, glucose, fructose, arabinose,… Bên trong thân cây vẩy ốc có chứa rutin và flavonoid.
Theo y học cổ truyền, tác dụng của cây vẩy ốc chính là phòng ngừa ung thư, kiềm chế cơn đau tim, phòng ngừa tăng huyết áp, chống xơ vữa động mạch, thoát vị bẹn, lỵ, bong gân, tiểu ra máu, tiểu khó, đái dầm và hoạt huyết. Đối với người cao tuổi, cây vẩy ốc có công dụng điều trị phong thấp, viêm khớp và đau lưng. Đối với phụ nữ, dược liệu quả vẩy ốc có công dụng chữa sa dạ con, giúp lợi sữa, thông tắc tia sữa và điều hòa kinh nguyệt. Đối với nam giới thì công dụng của quả vẩy ốc chính là kích thích ham muốn, tăng cường sức mạnh nam giới, điều trị viêm tinh hoàn, liệt dương, trị di tinh, cố tinh, giúp bổ thận, tráng dương.
Cách dùng cây vẩy ốc lá tim
Hiện nay, cách dùng cây vẩy ốc lá tim để chữa bệnh phổ biến trong dân gian như sau: Lựa chọn những quả vẩy ốc chín đem đi rửa sạch rồi xay nhuyễn sau đó cho thêm nước ấm vào và khuấy đều. Lọc lấy phần nước, bỏ bã, phần nước này sau khoảng 30 phút sẽ đông lại như thạch, lúc này chúng ta có thể sử dụng phần đông này để ăn, vừa có thể thanh nhiệt, giải độc lại vừa điều trị được các bệnh về gan, thận, xương khớp cũng như các bệnh cho phụ nữ hiệu quả.
Quả cây vẩy ốc ngâm rượu
Quả cây vẩy ốc ngâm rượu chính là phương pháp dùng để điều trị các vấn đề về sinh lý nam. Cách dùng quả cây vẩy ốc ngâm rượu như sau: Chúng ta chuẩn bị 100g quả vẩy ốc, 50g hạt đậu đen cùng với 300ml rượu trắng nguyên chất. Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch với nước, để ráo sau đó xay nhuyễn. Tiếp đó đổ hỗn hợp vừa xay được vào trong bình ngâm cùng với rượu. Ngâm trong 10 ngày là đã có thể sử dụng.
Cách trồng cây vẩy ốc
Cây vẩy ốc là giống cây dây leo bám tường khá dễ trồng và chăm sóc, cách trồng cây vẩy ốc như sau:
Thời vụ gieo trồng: Mùa xuân, tháng 2 – 4 hằng năm.
Đất trồng: Tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, khả năng thấm hút nước tốt và thoát nước nhanh.
Kỹ thuật trồng: Sau khi đã chuẩn bị được cây giống thì đem chúng trồng ngay sát cạnh tường. Tưới nước cho cây sinh trưởng thuận lợi, những cây mới trồng sẽ chưa có khả năng bám tường nên chúng ta cần cố định ngọn cây vào tường để cây bắt đầu sinh rễ.
Cách chăm sóc cây vẩy ốc thủy sinh
Cây vẩy ốc là giống cây ít khi gặp sâu bệnh, chúng có thể tạo ra một không gian sống xanh mà không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Cách chăm sóc cây vẩy ốc thủy sinh như sau:
– Nhiệt độ: từ 22 – 28 độ C.
– Bổ sung CO2 cho cây.
– Duy trì độ nitrat thấp trong nước ở mức < 5ppm.
– Duy trì nước sạch và tránh các chỉ số xấu như nitrat, amoniac,…
– Cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây vẩy ốc leo tường, ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tử đằng – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây tử đằng – Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng
Cây trâm bầu là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng cây gỗ trâm bầu
Cây thông đất – Nơi sống, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây thị là cây gì? Ý nghĩa, có nên trồng cây thị trước nhà?
Cây thanh long – Nguồn gốc, phân loại, công dụng, cách trồng
Cây thạch nam – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, cách trồng
Top 15+ cây thuốc nam xung quanh ta và công dụng của chúng