Cây trâm bầu là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng cây gỗ trâm bầu

Cây trâm bầu là giống cây dược liệu được nhân dân sử dụng để điều trị các bệnh phổ biến như sốt rét rừng, phong thấp, tiêu chảy, giun kim, giun sán. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, loại cây này chứa những hợp chất hóa học có công dụng ức chế tế bào ung bướu, kháng khuẩn, lợi mật. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây trâm bầu, ý nghĩa, cách trồng và giá trị kinh tế của gỗ trâm bầu. 

Nội Dung Chính

Cây trâm bầu là cây gì?

Cây trâm bầu có tên tiếng anh là jamelonier hoặc jamblon, đây là giống cây trồng nhiệt đới thuộc họ Myrtaceae. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng khá nhanh chóng, chiều cao có thể đạt tối đa khoảng 30m. Loại cây này có tán lá tỏa rộng, được trồng chủ yếu với mục đích làm cây cảnh trang trí và làm cây bóng mát. Mùa hoa trâm bầu bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 4 hằng năm, hoa có mùi thơm, kích thước nhỏ, đường kính của một bông hoa trâm bầu trưởng thành có đường kính 5mm. Quả cây trâm bầu sinh trưởng vào tháng 5 – 6 hằng năm, có hình bầu dục, màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu hồng và khi chín nhũn thì sẽ có màu đen. Một số cây bị đột biến cho trái màu trắng.

Cây trâm bầu là cây gì?

Cây trâm bầu là cây gì?

Cây trâm bầu có kích thước trung bình, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Pakistan, Nepal, Ấn Độ, Bangladesh. Vậy, cây trâm bầu là cây gì? Đây là giống cây thân gỗ, cành cây có màu trắng xám, hình trụ, lá mọc đối xứng hai bên, hình trứng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mép lá không có răng cưa. Hoa cây trâm bầu có hình chùy, hoa mọc tập trung thành cụm và mọc ở ngọn cây, khi nở tỏa ra một mùi thơm quyến rũ thu hút rất nhiều ong mật lui tới. Quả trâm bầu chỉ ăn được khi trái tách rời ra khỏi cuống, nếu trái vẫn còn gắn liền với cuống thì khi ăn vào sẽ có vị đắng. 

Phần thịt bên trong của trái trâm bầu ăn vào khá mát, khi ăn vào sẽ để lại trong miệng và lưỡi một màu tím đen. Theo nghiên cứu, bên trong trái trâm bầu có chứa vitamin C, vitamin A, anthocyanin. Bên trong trái có duy nhất một hạt, cứng, hình trứng, màu nâu, phần hạt này có thể được dùng để tạo giống cho vụ sau. Loại cây này thường sinh trưởng ở những khu rừng thứ cấp và những vùng đất cao hoặc đất hoang có độ cao từ 100 – 1200m. Loại cây này được trồng chủ yếu ở Úc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc,…

Công dụng thân cây trâm bầu

Theo y học cổ truyền, quả trâm bầu được sử dụng để điều trị tiêu chảy, viêm dạ dày, chữa ợ chua, hạn chế tiết dịch vị, giúp giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết và điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu chảy hiệu quả. Không những vậy, vỏ thân cây trâm bầu có vị đắng, cay nhẹ, hàn the, tính ấm có công dụng điều trị táo bón, chữa phong đờm, giúp tiêu thực. Có thể nói, tác dụng tuyệt vời nhất của cây trâm bầu chính là điều trị bệnh tiểu đường, khi kết hợp cùng với nhiều loại dược liệu khác còn có thể giúp điều trị bệnh dạ dày, các bệnh về tuyến tụy, rối loạn thần kinh. 

Công dụng thân cây trâm bầu

Công dụng thân cây trâm bầu

Ý nghĩa hoa trâm bầu

Cây trâm bầu không chỉ là một loại cây cảnh đẹp, có công dụng che nắng, chắn mưa và tạo quang cảnh mà chúng còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy khác trong cuộc sống. Với hình dáng cao lớn, thân và gốc cây rất khỏe mạnh, vì thế ý nghĩa của cây trâm bầu chính là sự bền bỉ và sức sống mãnh liệt. Do đó, khi gia chủ trồng loại cây này sẽ giúp mang tới những nguồn năng lượng tích cực, một sức khỏe dẻo dai và sự kiên cường, dũng cảm không lo ngại trước bất kỳ khó khăn nào. Đặc biệt, khi hoa trâm bầu nở thì cây lại mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp hơn nữa.

Ý nghĩa hoa trâm bầu

Ý nghĩa hoa trâm bầu

Với tán lá tỏa rộng, phiến lá lớn, lá cây xanh tươi cả bốn mùa, do đó loại cây này mang ý nghĩa về sự trường tồn, sự sống lâu dài, khi hoa nở cũng sẽ báo hiệu cho sự may mắn và hạnh phúc mới của gia chủ. Với những điều này, việc trồng cây trâm bầu sẽ giúp thanh lọc không khí, đặc biệt là đối với những ngôi nhà nằm trong các thành phố lớn. Theo nhiều chuyên gia phong thủy học, với sức sống lâu dài và mạnh mẽ của loại cây này còn có thể xua đuổi được ma quỷ, xua tan vận rủi và mang lại những điều may mắn cho tất cả các thành viên trong gia đình. Việc trồng cây trâm bầu trong vườn nhà chính là cách giúp cho gia chủ thu hút được tiền tài, sự may mắn, mang tới tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ.

Cách trồng cây trâm bầu

Cây trâm bầu (Hay còn được biết tới với cái tên cây chân bầu) là giống cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, tốc độ sinh trưởng khá nhanh chóng. 

Thời gian trồng: Đối với khu vực miền Bắc thì nên trồng vào đầu mùa xuân, đối với khu vực miền Nam thì nên trồng cây vào đầu mùa mưa. Bởi loại cây này ưa ẩm nên cần phải trồng vào những thời tiết mát mẻ, nhiều mưa, vừa giúp cây sinh trưởng nhanh chóng lại giảm được công chăm sóc.

Vị trí trồng: Chúng ta có thể trồng cây ở bất kỳ vị trí nào kể cả trước nhà. Tuy nhiên, cần ưu tiên các vị trí gần nguồn nước như ven hồ, ven suối,… Nếu không có nguồn nước thì chúng ta cần phải thường xuyên giữ độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước cho cây. 

Đất trồng: Loại cây này có thể trồng ở trên bất kỳ loại đất nào nhưng cần chú ý đất phải có độ thoát hơi nước tốt.

Cách trồng cây chân bầu

Cách trồng cây chân bầu

Cách trồng cây chân bầu bằng cây giống: 

Bước 1: Chúng ta cần bón phân lót, dọn cỏ, rắc vôi và chuẩn bị hố trồng trước đó 1 tháng để diệt toàn bộ sâu bệnh có trong đất và giúp cây sinh trưởng được nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. 

Bước 2: Loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây một cách nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu cây. Đặt cây con vào hố trồng đã được chuẩn bị trước đó, đặt cây thẳng đứng sau đó lấp đất và dùng tay nén chặt. Cuối cùng là vun gốc cao hơn mặt đất khoảng 4 – 5cm. 

Bước 3: Tưới nước nhẹ vào gốc cây sau đó cắm cọc để cố định cây không bị lay ngã. 

Cách chăm sóc rặng trâm bầu

Để trồng được một rặng trâm bầu tươi tốt thì chúng ta cần chú ý về kỹ thuật chăm sóc định kỳ: 

Tưới nước: Chúng ta cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây vào mùa khô, mùa mưa giảm dần lượng nước xuống và nếu mưa nhiều có thể không cần tưới. 

Phòng trừ cỏ dại: Cần làm sạch cỏ dại quanh gốc vào vụ xuân (1 – 2 lần) và vụ thu (8 – 9 lần), phủ gốc bằng cỏ, rác để hạn chế sự trú ngụ của cỏ dại. Tiếp đó cần xới phá váng sau mỗi lần mưa to.

Cách chăm sóc rặng trâm bầu

Cách chăm sóc rặng trâm bầu

Bón phân: Sau khi trồng khoảng 20 – 30 ngày thì chúng ta bón phân lần đầu tiên bằng NPK kết hợp thêm ure. Khi cây đạt được 1 năm tuổi thì bón phân lần 2 cho cây, khi cây được 2 năm tuổi thì bón phân theo chu kỳ 1 tháng/1 lần. Kể từ năm tuổi thứ 3 thì dừng việc bón phân. 

Giá trị gỗ cây trâm bầu

Không chỉ đơn giản là giống cây cảnh thân gỗ có nhiều tác dụng trong việc làm cảnh mà chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Cây trâm bầu là giống cây đa năng có thể lấy quả để ăn tươi và làm thuốc chữa bệnh, thân cây được khai thác để lấy gỗ. Cây trâm bầu được xem là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho người dân, chúng mang lại nguồn kinh tế lớn cho người dân. Ngoài việc thu hoạch trái trâm bầu để bán thì gỗ cây trâm bầu được sử dụng để sản xuất đồ nội thất, làm mộc. Nhờ đặc tính gỗ cứng, không mục nên nhiều người cũng sử dụng loại gỗ này làm đường ray.

Giá trị gỗ cây trâm bầu

Giá trị gỗ cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây gỗ khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây trâm bầu dưới đây:

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây trâm bầu, ý nghĩa, cách trồng và giá trị kinh tế của gỗ trâm bầu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thông đất – Nơi sống, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -