Cây bạch quả – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng

Cây bạch quả còn được biết tới với cái tên quen thuộc hơn đó là cây ngân hạnh. Loại cây này có sức sống vô cùng mạnh mẽ, hình dáng bên ngoài cũng khá đặc biệt nên được rất nhiều người yêu thích. Hơn hết, đây còn là một giống cây dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời trong y học cổ truyền. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây bạch quả, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây bạch quả trồng ở Việt Nam

Cây bạch quả là giống cây thuốc có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, hiện nay loại cây này đang được trồng làm cảnh khá nhiều ở ven đường của Châu Mỹ và Châu Âu. Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên khác như: Cây công tôn thụ, cây áp cước tử, cây ngân hạnh,… Cây bạch quả có tên khoa học là ginkgo biloba (L.), thuộc họ Ginkgoaceae, loại cây này được nhiều nhà khoa học gọi là hóa thạch sống của các loài cây thân gỗ. Theo nghiên cứu, giống thực vật này đã xuất hiện cách đây hơn 200 triệu năm, chúng sống trong thời tiền sử cùng với loài khủng long.

Đặc điểm cây bạch quả trồng ở Việt Nam

Đặc điểm cây bạch quả trồng ở Việt Nam

Hiện tại, hình dáng cây bạch quả cũng không có quá nhiều thay đổi so với trước kia, tại Trung Quốc và Nhật Bản đã có những cây bạch quả có tuổi thọ lên tới hàng nghìn năm. Những nơi trồng bạch quả trên diện rộng đó là Vân Nam, Tứ Xuyên, Sơn Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Phúc Kiến, An Huy của Trung Quốc. Cây bạch quả trồng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1995, chúng được nhập giống từ Nhật Bản về, ban đầu người Pháp trồng chúng tại Sapa những loại cây này sinh trưởng rất chậm. 

Cây bạch quả có chiều cao khoảng 20 – 30m, tán lá tỏa rộng, thân cây có hình trụ, cành dài, cuống lá dài. Lá thường mọc so le hai bên, mọc tập trung thành chùm, phiến lá có hình quạt, nhọn một đầu và thon một đầu. Cây bạch quả là giống cây lưỡng tính, quả sẽ hình thành ngay sau khi hoa thụ phấn. Trái bạch quả là giống quả hạch, hình trứng, đường kính khoảng 2 – 4cm, thịt quả bên trong có màu vàng, vỏ ngoài màu trắng, cứng. Khi tách đôi quả ra sẽ thấy có mùi bơ khét khá khó chịu. Hạt quả tuy là phần có giá trị nhất của cây nhưng cũng chứa hàm lượng độc tố cao nhất. Do vậy, cần hạn chế dùng sống, kể cả đã sao vàng cũng không nên sử dụng. 

Cây bạch quả có hoa không?

Với tán lá vàng mỗi khi mùa hoa tới, vẻ đẹp của lá đã lấn át vẻ đẹp của hoa, do vậy người ta khá ít quan tâm tới hoa bạch quả. Vậy cây bạch quả có hoa không? Câu trả lời là có. Đây là giống cây đơn tính khác gốc, do đó cây bạch quả sẽ chia ra làm hai loại cây khác nhau, đó là cây chỉ mang toàn hoa cái và cây chỉ mang toàn hoa đực. Những cây chỉ mang toàn hoa đực sẽ không thể có quả.

Cây bạch quả có hoa không?

Cây bạch quả có hoa không?

Ý nghĩa của cây bạch quả

Cây bạch quả có màu xanh mát, khi lá già sẽ chuyển dần sang màu vàng tươi tạo cho chúng ta một khung cảnh rất đặc biệt. Phần vỏ ngoài của quả có mùi rất khó chịu nhưng phần thịt bên trong lại chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Hạt bạch quả có chứa nhiều độc tố nên chúng chỉ được dùng trong y học sau khi đã được tinh chế mà thôi. Đây là giống cây cảnh quý được rất nhiều nước yêu thích, chúng mang ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp. Ý nghĩa của cây bạch quả chính là sự bình yên, sự phồn hoa, ý chí mạnh mẽ, kiên cường, dũng cảm vươn mình lên trên mọi nghịch cảnh và thử thách, gian lao. 

Hơn hết, loài cây này chính là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, chúng mang ý nghĩa về sức sống bất diệt và trường tồn. Minh chứng cho điều này là vào năm 1945, dù trải qua vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima nhưng chúng vẫn có thể phục hồi và phát triển một cách ngoan cường. Cây bạch quả có khả năng chống chịu với sâu bệnh khá tốt, chúng có thể sinh chồi và phát rễ từ những bộ phận bị gãy, cắt. Cây bạch quả tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã có thể sống trong tự nhiên khoảng 3000 năm. Tại Nhật Bản và Trung Quốc, giống cây này được xem là cây của Thánh, chúng thường được trồng ở vườn chùa hoặc những khu rừng tự nhiên.

Ý nghĩa của cây bạch quả

Ý nghĩa của cây bạch quả

Cây bạch quả mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho đời sống con người, nhờ vẻ ngoài bắt mắt, chúng đã giúp mang lại vẻ đẹp tinh tế cho không gian sống. Đây cũng là loại cây quý, được rất nhiều nhà nghệ thuật cây cảnh yêu thích, đặc biệt là những cây bạch quả bonsai. Hạt của chúng được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống của Trung Hoa, chúng thường xuất hiện trong các ngày lễ đặc biệt như cưới hỏi, Tết cổ truyền. 

Hạt bạch quả có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong hạt và lá bạch quả có chứa sesquiterpene trilactone, bilobalide, diterpenes A, B, C, J và M, ginkgolides, terpenoit, lipid không thể xà phòng hóa, kaempferol, quercetin, glycoside, biflavonoid, tannin, flavonoids, flavon,… Vậy hạt bạch quả có tác dụng gì? Dựa theo bảng thành phần đã được công bố thì hạt bạch quả có công dụng giảm căng thẳng, giúp ổn định tâm trạng, tăng cường trí nhớ, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh và chống oxy hóa. Một công dụng tuyệt vời của loại hạt này chính là giúp thay đổi sự biểu hiện của các enzym tổng hợp NO, biệt hóa tế bào ung thư vú và bàng quang.

Hạt bạch quả có tác dụng gì?

Hạt bạch quả có tác dụng gì?

Ngoài phần hạt được sử dụng phổ biến thì chiết xuất lá bạch quả cũng có nhiều công dụng tuyệt vời. Chiết xuất từ lá bạch quả chủ trị thoái hóa tế bào thần kinh, rối loạn chức năng trí nhớ, suy giảm khả năng miễn dịch, rối loạn đường tiêu hóa, nhồi máu cơ tim. Việc sử dụng chiết xuất lá bạch quả còn có thể chống kết tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện lưu lượng máu não, làm giảm quá trình chết rụng tế bào thần kinh, ức chế sự hình thành Aβ từ protein, cải thiện khả năng tồn tại của tế bào, làm tăng hoạt động của các enzym chống oxy hóa, ức chế enzym cyclooxygenase‐2, loại bỏ các gốc tự do và ức chế sự hình thành các gốc tự do. 

Cách sử dụng bạch quả

Theo y học cổ truyền, bạch quả có tính ấm, vị ngọt, đắng nhẹ. Sau khi nấu chín thì sẽ có công dụng điều trị bệnh ra huyết trắng, khí hư ở phụ nữ, ho, hen suyễn, đờm. Khi ăn sống (Liều lượng ít) sẽ giúp sát trùng, tiêu độc, tỉnh rượu. Cách sử dụng bạch quả an toàn nhất như sau: Bóc lớp vỏ ngoài của bạch quả, dùng khoảng 10 – 20g nhân sắc với nước, nướng chín hoặc tán thành bột. Mỗi ngày chỉ dùng tối đa 3 – 4 quả, hạn chế ăn sống. Có thể dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác đều được.

Cách sử dụng bạch quả

Cách sử dụng bạch quả

Cách trồng cây bạch quả

Cây bạch quả có sức sống khá mãnh liệt nên cách trồng loại cây này không quá khó khăn hay phức tạp. 

Đất trồng: Nên trồng trên đất giàu dinh dưỡng, bón lót bằng phân chuồng đã trộn chung với mùn cưa, xơ dừa. Nếu trồng trong chậu cần chọn những chậu có lỗ thoát nước lớn. 

Phương pháp trồng: Có thể lựa chọn trồng bằng cách giâm cành, chiết cành hoặc bằng hạt. Chiết cành chính là phương pháp được sử dụng phổ biến.

Cách trồng cây bạch quả

Cách trồng cây bạch quả

Cách trồng cây bạch quả: Chọn một cành khỏe mạnh, mập mạp từ cây mẹ. Khoanh vỏ và đắp bầu đất vào sau đó tưới nước. Ngay khi phần bầu đất bén rễ thì chúng ta có thể cắt lấy phần bầu và trồng vào chậu đã được chuẩn bị trước. Tưới nước thường xuyên 2 ngày/1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát và để cây tránh xa ánh nắng mặt trời. 

Hình ảnh cây bạch quả

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bạch quả dưới đây:

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Hình ảnh cây bạch quả

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bạch quả, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây atiso – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -