Cây bồ kết – Đặc điểm, công dụng, giá trị kinh tế, cách trồng

Chắc hẳn trong chúng ta không ai là không biết tới cây bồ kết, đặc biệt là các bà, các mẹ. Bởi quả bồ kết chính là nguyên liệu chính để nấu nước gội đầu, thời mà các sản phẩm dầu gội hiện đại chưa phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng mái tóc mềm mại thì bồ kết còn mang lại rất nhiều công dụng trong đời sống con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây bồ kết, công dụng, cách trồng và hiệu quả kinh tế. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây bồ kết rừng

Cây bồ kết là giống thực vật khá dễ tính, thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Cây mọc rải rác ở nhiều nơi trên đất nước ta và sinh trưởng ở khu vực đồng bằng, trung du là chủ yếu. Cây bồ kết có tên tiếng anh là locust, danh pháp khoa học là fructus gleditschiae, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây co kết, cây phắc kết, cây tạo giác, cây chùm kết và cây bồ kếp. Giống thực vật này có nguồn gốc từ Châu Á (Việt Nam và Trung Quốc) và Châu Mỹ. Đây là giống cây gỗ có kích thước lớn, chiều cao trung bình khoảng 5 – 7m, thân cây mọc thẳng, vỏ nhẵn bóng và bên ngoài có 1 lớp gai nhọn, cứng.

Đặc điểm cây bồ kết rừng

Đặc điểm cây bồ kết rừng

Tại nước ta, nơi có trữ lượng lớn cây bồ kết chính là đảo Cát Bà của Hải Phòng, tại đây có tới 40.000 cây và sản lượng hằng năm lên tới hơn 40 tấn quả. Cây bồ kết rừng có bộ rễ cọc, phân nhiều nhánh rễ khác nhau, thường phát triển mạnh ở môi trường giàu dinh dưỡng và có nhiều đất ẩm, sinh trưởng chủ yếu ở độ sâu 3 – 5m tính từ mặt đất. Khi cành còn non thì có một lớp lông mềm bao phủ, khi già thì nhẵn bóng và có màu xám nhạt. Lá bồ kết là dạng lá kép lông chim, cuống dài, mặt trên có lớp lông mềm, mỗi lá có khoảng 6 – 10 lá chét, hình trứng, thon 2 đầu. Mặt lá trên có màu nhạt hơn mặt lá dưới, mép lá có răng cưa nhỏ. 

Cây bồ kết thường rụng lá vào mùa đông, lá non cũng sẽ sinh trưởng lại ngay vào cuối mùa xuân của năm sau. Hoa bồ kết mọc tập trung thành chùm, mỗi chùm dài khoảng 10 – 15cm và có từ 2 – 7 bông hoa hình ống, hoa màu trắng được mọc ra từ nách lá, có 5 tràng hoa, 10 nhị, không có bầu hoa và có 12 noãn. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 7 hàng năm. Quả bồ kết là dạng quả đậu, dài, mỏng, chiều dài khoảng 10 – 15cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, cong dần về phía đuôi. Quả non có màu xanh, bên ngoài có một lớp phấn trắng bảo vệ, phần cơm bên trong màu vàng, khi chín thì chuyển qua màu vàng đậm, để lâu thì sẽ chuyển qua màu đen. 

Có cây bồ kết đực không? 

Cây bồ kết không ưa bóng râm, có thể chịu được khô hạn trong thời gian dài. Vào cuối của mùa xuân, hoa đực và hoa cái sẽ nở riêng biệt trên những cây khác nhau. Những cây bồ kết sinh trưởng toàn hoa đực sẽ được gọi là cây bồ kết đực. Những cây bồ kết đực này sẽ không có trái, tuy nhiên người trồng sẽ tìm cách kích thích cho cây sinh trưởng cả hoa cái và hoa đực.

Có cây bồ kết đực không? 

Có cây bồ kết đực không?

Công dụng của cây bồ kết

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây bồ kết có chứa orientin, homoorientin, saponaretin, vitexin, luteolin, axit echinocystic, axit oleanolic, australozit, galactose, glucose, arabinose, xylose,… Nhờ những hợp chất hóa học này, công dụng của cây bồ kết chính là kích thích co bóp tử cung, long đờm, tăng cường sự hoạt động của niêm mạc đường hô hấp, ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da, chống trùng roi âm đạo, ức chế tế bào sarcom, kháng virus, ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn B, tụ cầu khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn mủ xanh, phó thương hàn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ shigella và các chủng cầu khuẩn đường ruột.

Công dụng của cây bồ kết

Công dụng của cây bồ kết

Theo y học cổ truyền, quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, chứa độc tố, được quy vào kinh Đại Tràng và Phế. Vị dược liệu này có công dụng sát trùng, tiêu thũng, thông khiếu, tiêu đờm. Chủ trị ích tinh, mờ mắt, đờm suyễn, cấm khẩu, tiêu thực, trúng phong. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có độc có công dụng điều trị mụn nhọt, thông đại tiện, nhuận táo, chữa bí kết. Gai bồ kết có vị cay, tính ôn, có chứa độc tố, có công dụng khư phong, sát trùng, tiêu thũng, ung độc, chữa ác mộng khi ngủ và giúp thông sữa. Tại nước ta, quả bồ kết còn được dùng để nấu nước gội đầu có công dụng làm sạch gàu, chữa trị các bệnh về da đầu, ngăn ngừa rụng tóc. Ngoài ra, nước bồ kết còn có thể giúp giữ màu quần áo rất tốt. 

Cách trồng cây bồ kết

Cây bồ kết được trồng chủ yếu bằng hạt, kỹ thuật trồng cây bồ kết như sau:

– Nguồn giống: Cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, thân thẳng, tán đều, sai trái. 

– Hạt giống: Thu hoạch quả già đã có màu vàng đậm hoặc màu đen. 

– Sơ chế hạt giống: Tách lấy hạt và phơi trong nắng nhẹ khoảng 5 – 7 ngày, bảo quản hạt giống ở nơi thoáng mát khoảng 6 – 12 tháng. 

– Xử lí hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 10 – 12 giờ, vớt ra và để ráo, sau đó gieo hạt vào luống trồng để tạo bầu. Tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt đất trồng vừa được gieo hạt, sau khoảng nửa tháng thì hạt bắt đầu nảy mầm và sinh trưởng thành cây con. Khi cây cao khoảng 40 – 60cm thì chúng ta có thể bứng cây sang trồng ở khu vực lâu dài.

Cách trồng cây bồ kết

Cách trồng cây bồ kết

Cách trồng cây bồ kết: Dùng cuốc tạo các luống trồng có chiều ngang khoảng 1 – 1,5m, đào hố trồng cây có kích thước lớn hơn kích thước của bầu cây, mỗi hố cách nhau khoảng 2 – 3m. Loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây và đặt cây vào hố trồng sau đó lấp đất và vun gốc cho cây. Dùng các dụng cụ che mát cho cây trong 3 tháng đầu, tưới nước dạng phun sương trong suốt 10 ngày đầu khi mới trồng.

Lưu ý: Nên trồng cây vào tháng 9 – 11 hằng năm, sau khi trồng cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại và cây bụi. 

Khoảng cách trồng cây bồ kết

Bồ kết là giống cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, một cây trưởng thành có thể đạt chiều cao lên tới 30m. Do đó, chúng ta cần đảm bảo khoảng cách trồng cây bồ kết phù hợp để các cây không phải tranh nhau ánh sáng và dinh dưỡng. Mỗi hố trồng cần cách nhau 2 – 3m, kích thước hố tối thiểu là 40x40x50cm. Trước khi trồng cần tưới nước cho ẩm đất và bón lót khoảng 5 – 7kg phân chuồng hoai mục.

Khoảng cách trồng cây bồ kết

Khoảng cách trồng cây bồ kết

Cây bồ kết trồng bao lâu có trái?

Cây bồ kết là giống cây lâu năm, mang lại giá trị kinh tế cho một số vùng quê, đặc biệt là Cát Bà – Hải Phòng. Hiện nay, nhiều nơi cũng đã bắt tay vào trồng bồ kết trên diện tích nhỏ, cây bồ kết trồng bao lâu có trái chính là mối quan tâm của khá nhiều nhà vườn. Thông thường, cây bồ kết trồng bằng hạt thì chỉ sau 4 năm cây sẽ cho lứa hoa và quả đầu tiên, các năm sau số lượng quả sẽ tăng dần.

Hiệu quả kinh tế cây bồ kết

Từ xưa, quả bồ kết đã được sử dụng như một loại dược liệu thiên nhiên có công dụng gội đầu được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt là phái nữ. Việc gội đầu từ bồ kết sẽ giúp cho da đầu sạch gàu, tóc suôn mượt và đen nhánh. Trong Đông Y, chúng được kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để điều trị một số bệnh ở người. Giống cây này khá dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, đây cũng là giống cây trồng phù hợp với khí hậu Việt Nam và có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau.

Hiệu quả kinh tế cây bồ kết

Hiệu quả kinh tế cây bồ kết

Là giống cây lâu năm nên hiệu quả kinh tế cây bồ kết mang lại cho người dân là không hề nhỏ. Hiện nay, quả bồ kết có giá thành khá cao, trung bình mỗi cân quả bồ kết khô có giá sỉ là hơn 150.000 đồng. Đặc biệt, xu hướng sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên đang quay trở lại, giá trị của quả bồ kết cũng đang dần được khẳng định. 

Hình ảnh cây bồ kết

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bồ kết dưới đây:

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Hình ảnh cây bồ kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bồ kết, công dụng, cách trồng và hiệu quả kinh tế. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bo bo là cây gì? Công dụng, cách chế biến và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -