Có nên trồng cây cóc trước nhà? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng

Cóc là loại trái cây có hàm lượng chất xơ và protein cao, chúng có nhiều giá trị về mặt sức khỏe. Cây cóc hiện không còn đơn thuần chỉ là một giống cây ăn trái nữa mà được ứng dụng trong cả việc làm cảnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm và các loại cây cóc, ý nghĩa, cách trồng cũng như việc trồng cây cóc trước nhà có tốt không? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm và các loại cây cóc

Cây cóc có tên khoa học là spondias dulcis, thuộc họ Anacardiaceae (Đào Lộn Hột). Giống cây ăn trái này có chiều cao trong khoảng 4 – 6m, chiều cao của cây con đủ điều kiện xuất vườn là 30 – 50cm. Hoa mọc tập trung thành chùm nhỏ, mỗi chùm dài khoảng 15 – 30cm và mọc rủ xuống đất. Một bông hoa có 10 nhị, màu trắng, thường nở vào đầu tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 5. Lá cóc có kích thước lớn, là dạng lá kép có chiều dài khoảng 20 – 60cm, mọc ra từ ngọn, hai đầu thon dài, mép lá có nhiều răng cưa.

Đặc điểm và các loại cây cóc

Đặc điểm và các loại cây cóc

Cây cóc là giống cây ăn quả lâu năm, cây được trồng trong tự nhiên có kích thước lớn, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng, chúng được trồng nhiều để lấy quả, làm cảnh. Đây là giống cây thân gỗ, tuổi thọ cao, chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt, lá rụng vào mùa đông. Quả cóc có màu xanh, hình bầu dục, đường kính khoảng 3 – 4cm, cuống dài, mọc tập trung thành chùm, mỗi chùm có khoảng 10 – 12 quả. Khi chín, quả sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng và rụng xuống đất. Mỗi quả cóc có chứa 1 hạt, bên phần thịt bên trong có chứa nhiều sợi xơ, dai, ăn được. 

Cây bắt đầu cho thu hoạch quả sau 4 năm kể từ khi gieo trồng. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong quả cóc có chứa hàm lượng lớn acid ascorbic, sắt, cellulose, lipid, protein, glucid,… Ở Việt Nam, quả cóc thường được sử dụng trong ẩm thực để chế biến các món ăn dân gian hoặc dùng để ăn tươi. Ngoài cây cóc bản địa của nước ta thì còn một giống cóc nữa đó là giống cóc Thái. Các loại cây cóc này đều mang những đặc tính tương tự nhau nhưng khác đôi chút về kích thước cây và trái. 

Cây cóc Thái lùn

Cây cóc Thái có tên khoa học là june plum, tên tiếng anh là ambarella hoặc spondias dulcis. Đây là giống cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Thái Lan, cây mang những đặc điểm sinh thái tương tự cây cóc ta nhưng cho quả quanh năm, tỷ lệ ra hoa cao, ít sâu bệnh. Kích thước cây khá thấp, cây trưởng thành chỉ khoảng 1 – 3m, nhiều người còn gọi là cây cóc Thái lùn. Đây là giống cây cho trái chỉ sau khoảng 3 – 5 tháng trồng, kích thước nhỏ nên được nhiều người trồng làm cảnh. Quả chứa hàm lượng vitamin cao, ăn vào có vị giòn, ngọt nhẹ và ít xơ hơn cóc ta.

Cây cóc Thái lùn

Cây cóc Thái lùn

Ý nghĩa trồng cây cóc

Ở Việt Nam, cây cóc được ứng dụng trong ẩm thực khá nhiều. Lá cóc chính là nguyên liệu không thể thiếu trong một số món gỏi của miền Trung, nhờ vị chua chúng được dùng để nấu canh, mang lại hương vị khá thơm ngon. Quả cóc non được dùng để chấm muối ớt, ngâm đường, trộn gỏi, muối dưa. Hơn hết, trái cóc còn được ép nước uống giải khát ngày hè hoặc ngâm rượu. Đối với phái nữ, trái cóc có công dụng làm đẹp da, làm sáng da, tăng cường tiêu hóa, giúp giảm cân. Trong y học cổ truyền cũng ghi nhận công dụng giải khát, sinh tân dịch, giải nhiệt, kích thích hệ tiêu hóa của loại trái cây này. 

Ngoài công dụng tuyệt vời trong ẩm thực và y học, việc trồng cây cóc còn mang lại ý nghĩa tuyệt vời trong tạo cảnh quan. Đặc biệt là đối với những ngôi nhà có diện tích chật hẹp, việc trồng một cây cóc chính là giải pháp giúp tận dụng tối đa diện tích lại giúp đem lại không gian xanh. Đặc biệt, cây cóc Thái có kích thước nhỏ hơn cây cóc ta khá nhiều nên chúng ta hoàn toàn có thể trồng trong chậu để tiện di chuyển tới những vị trí mong muốn. Các vị trí phong thủy giúp cây mang lại may mắn và tài vận chính là sân thượng, ban công, trước sân nhà,… hoặc bất cứ đâu có nguồn ánh sáng đầy đủ cho cây sinh trưởng.

Ý nghĩa trồng cây cóc

Ý nghĩa trồng cây cóc

Trồng cây cóc trước nhà có tốt không?

Phía trước nhà chính là một vị trí phong thủy quan trọng, đây là cửa ngõ ra vào của các luồng khí lưu, do đó việc trồng bất kỳ loại cây nào tại đây cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới việc đón nhận và lưu thông sinh khí cho cả ngôi nhà. Theo quan niệm trong phong thủy, phía trước nhà không nên trồng những cây có tán lá quá rậm rạp hay kích thước quá lớn, như vậy sẽ chắn mất con đường đi của các luồng khí, che kín hết ánh sáng làm cho nhà bị tối tăm, thiếu dương khí, từ đó gây bất lợi cho gia chủ về mặt phong thủy. Vậy, trồng cây cóc trước nhà có tốt không

Thực chất, việc có nên trồng cây cóc trước nhà không sẽ quyết định bởi kích thước của cây. Cây cóc là giống cây lâu năm, khi mới trồng thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới phong thủy của ngôi nhà nhưng khi cây đã trưởng thành, kích thước quá lớn thì chúng ta nên chặt bỏ hoặc hóa giải bằng cách thắp đèn sáng trước nhà. Hiện nay, giống cây cóc Thái có kích thước nhỏ gọn hơn được ưu tiên trồng cho vị trí này. Khi trồng cây cóc Thái trước nhà, nên trồng cây chếch về một bên, hạn chế để cây chết khô nếu không gia chủ sẽ gặp nhiều chuyện không may, buồn đau và sống cô đơn.

Ngoài ra, việc trồng cây cóc giúp chúng ta có thể tận hưởng được những giây phút cả gia đình quây quần bên nhau chăm sóc cây. Điều này sẽ giúp bản thân có thể thư giãn và thoải mái sau giờ làm việc. Còn gì hạnh phúc bằng việc tự tay trồng và chăm sóc ra những chùm cóc sum suê, nặng trĩu, đây chính là một cách vừa để thư giãn vừa có ích cho sức khỏe con người.

Trồng cây cóc trước nhà có tốt không?

Trồng cây cóc trước nhà có tốt không?

Cách trồng cây cóc ta

Cây cóc có thể được trồng bằng hạt được thu lại sau khi ăn trái chín nhưng phương pháp này sẽ khiến thời gian thu hoạch trái kéo dài. Vì vậy, cách trồng phù hợp nhất hiện nay để cây nhanh ra hoa chính là chiết cành hoặc ghép cành. 

Thời vụ và mật độ trồng: Nên trồng cây vào đầu mùa mưa, tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm. Nên trồng cây với khoảng cách 7x7m hoặc 9x9m. Những vùng đất cao có thể trồng cây thưa hơn, bởi những cây cóc trồng tại đây có tuổi thọ khá cao và tán sum suê hơn. 

Đất trồng: Nên trồng cây trong đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp và thoát nước tốt. 

Chậu trồng: Nếu trồng trong chậu thì nên chọn chậu có đường kính tối thiểu 35 – 40 cm, cao khoảng 30 – 50cm. Đáy chậu có lỗ thoát nước lớn. 

Bón lót: Trước khi trồng cần bón lót bằng phân chuồng hoai mục, kết hợp phân lân và vôi bột. 

Cách trồng cây cóc ta: Đào các hố trồng có kích thước bằng kích thước bầu cây, chiều sâu khoảng 50 – 80cm theo mật độ trồng và khoảng cách phù hợp. Sau khi bón lót thì lấp hố bằng một lớp đất mỏng và đặt cây giống vào hố. Lấp đất và nén chặt để cây không bị lay ngã khi có gió bão. Vun gốc cho cây và tưới nước ngay sau khi trồng.

Cách trồng cây cóc ta

Cách trồng cây cóc ta

Cách chăm sóc cây cóc Thái trong chậu

Tưới nước: Nên tưới nước 1 ngày/1 lần vào mùa khô, khi quả sắp chín và khi quả đang lớn. Cây cóc Thái trong chậu nên được tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát. 

Phòng trừ cỏ dại: Nên phủ gốc cây bằng rơm, rạ, phân xanh để hạn chế cỏ dại. 

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Cần cắt ngọn thường xuyên để cây ra nhiều trái hơn. Nên cắt trụi ngọn hoặc những cành nhánh yếu vào mùa xuân để cây sinh trưởng tốt trong mùa hè. 

Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều trái hơn, bạn nên cắt ngọn thường xuyên. Vào mùa xuân, bạn có thể tỉa, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn vào mùa hè.

Kỹ thuật bón phân: Nên bón phân NPK kết hợp ure vào đầu mùa mưa, cuối mùa mưa và sau khi thu hoạch.

Cách chăm sóc cây cóc Thái trong chậu

Cách chăm sóc cây cóc Thái trong chậu

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và các loại cây cóc, ý nghĩa, cách trồng cũng như việc trồng cây cóc trước nhà có tốt không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây chúc là cây gì? Công dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -