Cây chúc là cây gì? Công dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Cây chúc là giống chanh Thái có hình dáng bên ngoài đặc biệt, mùi thơm đặc trưng, ngon và khá mọng nước. Điểm đặc biệt làm nên thương hiệu của loại trái này chính là phần vỏ xù xì, có nhiều nếp nhăn giống não bộ của con người. Vì vậy, ngoài cái tên cây chúc thì chúng còn được nhiều người gọi với cái tên cây chanh não người. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây chúc, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây chúc là cây gì?

Cây chúc có tên tiếng anh là kaffir lime, danh pháp khoa học là citrus hystrix, thuộc họ Cam Chanh. Loại cây này có nguồn gốc từ Châu Á, được trồng rộng rãi ở nhiều nước như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào,… Tại nước ta, chúng được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây chanh thái, cây chanh số 8, chanh makrut, cây chanh não người, cây chanh chúc, cây trấp, chanh magrood, chanh kaffir,… Hiện tại, giống cây này đang được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới để làm mỹ phẩm, hương liệu và gia vị. Đây là giống chanh không được sử dụng quá phổ biến ở nước ta, nên việc cây chúc là cây gì vẫn được rất nhiều người quan tâm.

Cây chúc là cây gì?

Cây chúc là cây gì?

Cây chúc là giống thực vật thân gỗ, sống lâu năm trong tự nhiên, ra hoa quanh năm. Kích thước cây không quá lớn, khi còn nhỏ, toàn bộ cây được bao phủ bởi một màu xanh mướt, khi trưởng thành thì phần thân sẽ chuyển dần sang màu nâu xám. Thân và cành nhánh có rất nhiều gai nhọn, mọc chỉa ra ngọn hoắt. Một cây chúc trưởng thành có chiều cao khoảng 3 – 4m, tối đa có thể cao 10m. Lá chúc có hình trứng, cứng, hai mặt nhẵn bóng, mép lá nguyên. Lá non có màu xanh lục, khi già chuyển dần sang màu đậm hơn, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, ở giữa lá thắt lại giống như hình số 8, có lẽ vì vậy nên loại cây này có tên là cây chanh số 8. 

Lá chúc chứa hàm lượng lớn tinh dầu, có mùi thơm rất nồng như mùi lá bưởi. Hoa cây chúc có màu trắng, 5 cánh, phần mép của cánh hoa có màu tím, thường mọc ra từ nách lá hoặc ngọn cành. Loài cây này ra hoa quanh năm, nếu nở vào mùa đông thì hoa sẽ có màu tím nhạt. Quả chúc có hình tròn, phần vỏ bên ngoài nhăn nheo giống não người, màu xanh lục, khi chín sẽ chuyển dần về màu vàng. Vỏ bên ngoài khá dày, phần thịt bên trong có màu trắng, khi chín chuyển dần về màu vàng nhạt. Quả chúc có ít nước cốt hơn những giống chanh thông thường nhưng lại rất chua, bên trong chứa nhiều hạt. 

Công dụng cây chanh chúc

Để tạo nên được những món ăn thơm ngon, hấp dẫn thì ngoài bàn tay khéo léo của những người đầu bếp thì gia vị chính là thứ không thể thiếu, chúng được xem là linh hồn của các món ăn. Trong số các loại gia vị thì chanh chúc được biết tới là một loại gia vị có vị chua, giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn. Cây chúc là giống chanh được trồng phổ biến ở An Giang, chúng được người dân nơi đây sử dụng để thêm vào các món hấp, món súp và món cơm. Một số món ăn đặc trưng bao gồm: Gà hấp lá chúc, cơm lá chúc, súp tôm chua cay,… Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng quả chúc để thay thế cho quả chanh thường.

Công dụng cây chanh chúc

Công dụng cây chanh chúc

Khi nhắc tới công dụng cây chanh chúc, người ta không chỉ nhắc tới chúng trong ẩm thực mà còn nói về chúng rất nhiều trong y học. Theo nhiều chuyên gia y tế, bên trong lá chúc có chứa hàm lượng chất an thần, giúp điều trị các bệnh liên quan tới thần kinh như: Tim đập nhanh, mất ngủ, căng thẳng,… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được, hàm lượng chất an thần này còn có dược tính cao hơn cả thuốc valium. Ngoài ra, lá chúc còn là một thần dược có công dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và đau nửa đầu. Chúng ta có thể dùng lá chúc để hãm trà hoặc sắc thuốc uống mỗi tối trước khi đi ngủ. Như vậy, vừa có thể điều trị bệnh lại vừa có thể an thần và thư giãn. 

Cây chúc trồng bao lâu có trái?

Cây chúc là một giống chanh dễ trồng, chúng sinh trưởng tốt ở đất ẩm, thoát nước nhanh. Nhiều người trồng chúng không chỉ để thu hái quả mà còn để làm cảnh. Vậy, cây chúc trồng bao lâu có trái? Cây chúc có thể được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như chiết cành, giâm cành và bằng hạt. Sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm thì cây chúc bắt đầu cho thu hoạch quả. Giống chanh này cho thu hoạch quả quanh năm, thời điểm cho quả rộ nhất là vào tháng 6 – 8 âm lịch hằng năm. Giống cây này cũng không cần chúng ta phải phun thuốc kích thích ra hoa giống các loại cây chanh thường khác mà vẫn có thể ra hoa tự nhiên, tỷ lệ đậu quả là 85%. Mỗi chùm hoa có thể cho thu hoạch 5 – 8 quả.

Cây chúc trồng bao lâu có trái?

Cây chúc trồng bao lâu có trái?

Cách trồng cây chúc

Tại nước ta, cây chúc vẫn là giống chanh khá mới lạ, hiện chúng chỉ đang được trồng ở vùng đất Bảy Núi – An Giang. Do kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản, khả năng chịu khô hạn trong thời gian dài tốt, đây hứa hẹn là giống cây trồng có tiềm năng phát triển kinh tế lớn trong tương lai. Cách trồng cây chúc như sau: 

Thời vụ trồng: Thời điểm phù hợp nhất chính là vào mùa mưa. Đối với miền Bắc thì nên trồng vào 2 vụ chính là vụ thu và vụ xuân. Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa và mùa Xuân. 

Đất trồng: Để cây sinh trưởng tốt nhất thì đất trồng phải có độ PH từ 5.5 đến 6.0 và phải có tính acid nhẹ. Đất có khả năng thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt, đất nhiều mùn hoặc đất thịt pha cát chính là môi trường giúp cây sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh. Công thức trộn đất cần phải dựa vào nơi trồng (Trồng trong chậu hay trồng xuống đất) để quyết định. 

Kỹ thuật trồng: Nếu trồng trong chậu thì cần lựa chọn chậu trồng có chiều cao tối thiểu là 50cm, chiều ngang tối thiểu là 40cm. Đào hố trồng có đường kính lớn gấp 3 lần bầu cây, loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây và đặt bầu cây vào hố trồng. Tiếp đó, lấp đất và nén chặt sao cho cây không bị đổ ngã khi có gió, mưa hoặc khi di chuyển.

Cách trồng cây chúc

Cách trồng cây chúc

Cách chọn giống cây chúc

Để cây chúc sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh thì khâu lựa chọn giống rất quan trọng. Muốn giống cây chúc đảm bảo tiêu chuẩn thì chúng ta cần chọn cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, tuổi đời trên 5 năm. Đặc biệt, nếu chúng ta thực hiện phương pháp chiết cành thì cần chọn những cành đã ra hoa và quả. Ngoài ra, để rút ngắn được thời gian chăm sóc thì chúng ta có thể lựa chọn các giống F1 tại các cửa hàng cung cấp cây giống trên địa bàn. 

Cách chăm sóc cây chúc trong chậu

Tưới nước: Cây chúc mới trồng nên được tưới nước thường xuyên, mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Cây chúc đã trồng được 3 – 4 tháng thì mỗi tuần chỉ cần tưới từ 1 – 2 lần là được. 

Cắt tỉa: Việc cắt tỉa cành thường xuyên sẽ giúp cho các cành khỏe mạnh phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh. Cần loại bỏ những cành chúc đã bị sâu bệnh, nấm tấn công để tránh lây lan sang các khu vực xung quanh, đặc biệt là những cây chúc trong chậu

Phòng trừ sâu bệnh: Loại cây này thường xuyên gặp phải các bệnh như nhện đỏ, ghẻ, vẽ bùa, rầy mềm,… ở giai đoạn lá non. Khi thấy các biểu hiện lạ thì chúng ta có thể phun thuốc bảo vệ thực vật ngay. 

Thu hoạch và bảo quản: Từ khi cây ra hoa tới khi cây thu hoạch chỉ mất khoảng 3 – 4 tháng, chúng ta cần thu hoạch lá và quả vào tiết trời mát, tuyệt đối không thu hoạch khi trời đang có sương mù và sau cơn mưa. Sau khi thu hoạch thì cần bảo quản chúng ở những nơi thoáng mát, có độ cao cách mặt sàn khoảng 10 – 15cm.

Cách chăm sóc cây chúc trong chậu

Cách chăm sóc cây chúc trong chậu

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây chúc, công dụng, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây chùm ruột – Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -