Cây dạ ngọc minh châu – Ý nghĩa, độc tố và cách chăm sóc
Cây dạ ngọc minh châu là giống cây cảnh quen thuộc đối với người dân nước ta. Loại cây này mang ý nghĩa phong thủy lớn, thường được trồng trong chậu để trang trí nội thất với mục đích thu hút tài lộc, may mắn vào nhà. Nhờ những bông hoa đẹp mắt, mọc rủ xuống, thời gian lưu hoa lâu, mùi thơm dịu nhẹ đã khiến cho rất nhiều người yêu thích giống hoa cảnh này. Đọc ngay bài viết sau để biết thông tin về ý nghĩa cây dạ ngọc minh châu, cách chăm sóc, độc tố và loại cây này hợp với tuổi nào?
Ý nghĩa cây dạ ngọc minh châu
Đặc điểm:
Cây dạ ngọc minh châu có tên tiếng anh là feoniella lucida, danh pháp khoa học là clerodendrum schmidtii, thuộc họ Lamiaceae (Hoa Môi). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi thân thuộc hơn là cây lan dương, cây bạch dương. Giống cây cảnh này có nguồn gốc từ những nơi có nền khí hậu nhiệt đới trong khu vực Châu Á. Đây là giống cây cảnh hoa khá đẹp, ngay từ cái tên đã thể hiện sự sang trọng, quý phái. Hoa dạ ngọc minh châu có 5 cánh, màu trắng, mọc tập trung thành chùm dài và rủ xuống trông như các viên minh châu lấp lánh.
Cây dạ ngọc minh châu là giống cây cảnh lâu năm, khá dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, nhanh ra hoa. Kích thước thân nhỏ, chiều cao trong khoảng 1 – 3m, thân cây có màu tím nhạt, phân nhánh ngay từ giữa thân. Lá cây mọc đối xứng hai bên, thon dài, nhọn một đầu, cuống ngắn, mọc ra trực tiếp từ thân. Cây khá sai hoa, những chuỗi hoa dài mọc ra từ nách lá trông rất đẹp mắt và thu hút người nhìn ngay từ lần nhìn thấy đầu tiên. Hơn hết hoa khá bền, có thể nở kéo dài cả tuần trời mà không hề rụng. Thông thường, cây nở hoa vào tháng 11 – 3 âm lịch. Khi nở mang theo hương thơm dễ chịu giúp con người ta thư giãn, dễ chịu.
Ý nghĩa cây dạ ngọc minh châu:
Cây có kích thước không quá lớn, hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán nên thường được dùng để trang trí nội thất. Những chậu hoa ngọc dạ minh châu cũng được khá nhiều người sử dụng làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Theo quan niệm dân gian, cây dạ ngọc minh châu là biểu tượng của tài lộc, trí tuệ, giàu sang và công thành danh toại. Việc trang trí cây ngọc dạ minh châu sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, giúp thu hút tài lộc, hạnh phúc trong cuộc sống. Ngôi nhà sẽ đặc biệt tươi mới, bừng sáng, rực rỡ và tươi tắn khiến khách khứa đều phải ngạc nhiên.
Cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào?
Hoa dạ ngọc minh châu được ví như hàng trăm viên minh châu lấp lánh, tô điểm cho cuộc đời, giúp mang tới những điều tốt lành, thịnh vượng và sự may mắn cho những ai sở hữu nó. Hơn hết, loài hoa này cũng được rất nhiều nhà phong thủy cho rằng, chúng có khả năng xua tan đi những uế khí, vận hạn, giúp thu hút tài vận về cho gia chủ. Đây đích thị là một vật phẩm phong thủy có khá nhiều ý nghĩa tuyệt vời.
Để chúng phát huy hết được công dụng phong thủy này thì chúng ta cần quan tâm tới cây dạ ngọc minh châu hợp tuổi nào? Thực chất, cây không hề kén tuổi người trồng. Do màu sắc của hoa là màu trắng, đây là màu sắc may mắn của người mệnh Kim, do đó người mang bản mệnh Kim sẽ rất thích hợp trồng giống cây này làm cây cảnh phong thủy. Chúng vừa giúp áp chế tính cách xấu, vừa giúp đem tới cho chúng ta nhiều may mắn và thuận lợi.
Cách chăm sóc cây dạ ngọc minh châu
Một điểm đặc biệt của loài hoa này chính là nở hoa theo mùa, thông thường cây sẽ nở hoa vào đầu tháng 11 – 5 của năm sau. Do đó, chúng ta nên trồng cây vào mùa hè, lúc này cây sẽ nở hoa kéo dài tới hết Tết. Người ta thường trồng cây dạ ngọc minh châu bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, giâm cành. Nên trồng cây trong đất giàu chất dinh dưỡng, nơi có nhiều ánh sáng để tốt cho quá trình quang hợp của cây. Để cây luôn được tươi tốt và lưu hoa lâu thì tốt nhất chúng ta nên trồng cây ở những nơi thoáng mát như hiên nhà, ban công, sân thượng,…
Đây là giống cây gặp khá ít sâu bệnh và không yêu cầu chúng ta phải bỏ quá nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quan tâm tới một vài điều kiện khi chăm sóc để cây có thể phát triển một cách tốt nhất.
Cách chăm sóc cây dạ ngọc minh châu:
Ánh sáng: Giống cây này ưa sáng nhưng không sống được trong ánh nắng quá gay gắt của mặt trời, vì vậy cần để cây sinh trưởng trong môi trường nắng bán phần. Nếu trồng trong nhà nên mang cây phơi nắng nhẹ khoảng 3 – 4 tiếng mỗi ngày để tốt cho quá trình quang hợp.
Nước tưới: Giống cây cảnh này khá sai hoa, sai lá nên nhu cầu về lượng nước tưới hằng ngày khá cao. Cây không chịu được ngập úng nên khi quan sát thấy mặt đất khô thì nên tưới một lượng nước đủ để ngấm vào đất. Cần xem xét thời tiết để có lượng nước tưới phù hợp, nếu tưới quá nhiều dễ khiến cây thối rễ và sinh trưởng nấm bệnh.
Đất trồng: Cần thay đất định kỳ cho cây nếu trồng làm cảnh trong chậu theo chu kỳ 1 năm/1 lần. Nếu không có đất chuyên dụng thì nên trộn đất theo công thức 40% đất thịt, 10% tro hoặc trấu, 50% xơ dừa, 10% phân chuồng hoai mục. Thay chậu khi cây đã sinh trưởng vượt kích thước của chậu, chậu trồng cần có lỗ thoát nước lớn dưới đáy chậu.
Nhiệt độ: Điều kiện nhiệt độ phù hợp nhất là 18 – 35°C.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí ở mức trung bình.
Phân bón: Cần bón phân NPK kết hợp phân lân theo chu kỳ 1 tháng/1 lần, đặc biệt là trước khi cây ra hoa. Khi cây đã ra hoa thì bón phân dày hơn theo chu kỳ 18 – 25 ngày/1 lần để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển hoa.
Cắt tỉa cây dạ ngọc minh châu
Để cây dạ ngọc minh châu sinh trưởng một cách khỏe mạnh và nhanh chóng, ngoài các cách trồng thông thường thì chúng ta cũng có thể mua cây giống ở các vườn ươm uy tín. Khi lựa chọn cây giống thì nên chọn những cây có màu sắc tươi sáng, bộ lá phát triển, không bị sâu bệnh.
Tùy theo kích thước và tuổi thọ của cây mà tán lá sẽ có hình dáng cũng như độ dày khác nhau. Do đó, việc cắt tỉa cây dạ ngọc minh châu là hoàn toàn cần thiết. Việc cắt tỉa cành cần được tiến hành vào cuối mùa thu, nên cắt bỏ những cành sâu bệnh, bị héo vàng để hạn chế lây lan sâu bệnh sang các khu vực khác. Hơn hết, việc cắt tỉa còn là cách để tăng tính thẩm mỹ, phục vụ cho sở thích của nhiều người.
Hoa dạ ngọc minh châu có độc không?
Nhiều người luôn tin rằng việc trang trí cây dạ ngọc minh châu trong phong thủy sẽ mang ý nghĩa hút lộc, hút tiền, hút may mắn. Do đó, người dân có xu hướng trang trí giống cây cảnh này trong nhà ngày càng nhiều với mong muốn tiền đổ vào nhà nhiều hơn. Tuy vậy, nhiều người vẫn khá băn khoăn không biết hoa dạ ngọc minh châu có độc không? Thực tế, hoa dạ ngọc minh châu có chứa chất độc gây kích ứng da, lưỡi, mắt và niêm mạc môi. Ngoài ra, độc tố của cây còn có nhiều trong cuống hoa cũng như lá cây, do đó khi trồng chúng ta cũng cần lưu tâm, đặc biệt là những gia đình nào có trẻ con.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, bên trong hoa dạ ngọc minh châu có chứa chất canxi oxalat, đây là chất độc gây kích ứng và nhạy cảm cho niêm mạc và da. Tuy tính tới thời điểm hiện tại, chưa hề ghi nhận bất kỳ trường hợp nào ngộ độc vì chất độc có trong hoa dạ ngọc minh châu nhưng chúng ta cũng cần phải cực kỳ cẩn thận, nhắc nhở trẻ em không được cho hoa, lá của cây vào miệng.
Hình ảnh cây dạ ngọc minh châu
Để nhận biết được chính xác giống cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dạ ngọc minh châu dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa cây dạ ngọc minh châu, cách chăm sóc, độc tố và loại cây này hợp với tuổi nào? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Có nên trồng cây cóc trước nhà? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Có nên trồng cây cóc trước nhà? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng
Cây chúc là cây gì? Công dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây chùm ruột – Tên gọi khác, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc
Cây càng cua – Công dụng, cách chế biến, tác hại, cách trồng
Cây bách thủy tiên – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố, cách trồng
Cây bồ kết – Đặc điểm, công dụng, giá trị kinh tế, cách trồng
Cây bo bo là cây gì? Công dụng, cách chế biến và cách trồng