Cây đậu xanh ăn được không? Vòng đời, tác dụng, cách trồng
Nước ta nằm trong khu vực có nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên mùa hè khá nóng và những món ăn thanh mát ngày hè chính là điều không thể thiếu trong văn hóa Việt. Trong số các món ăn đó, chúng ta không thể không kể tới món chè đậu xanh được làm từ hạt của cây đậu xanh. Đây không chỉ là một món ăn dân gian mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, vòng đời cây đậu xanh, tác dụng, cách trồng và loại cây này có ăn được không?
Vòng đời cây đậu xanh
Cây đậu xanh có tên khoa học là phaseolus mungo, tên tiếng anh là green mungo bean, tên tiếng Pháp là haricot mungo. Tại nước ta, loại cây này còn được nhiều nơi gọi là cây đỗ xanh. Cây đậu xanh có chiều cao thấp, chỉ trong khoảng 30 – 60cm, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá cây là dạng lá kép, có 3 lá chét. Rễ cây là dạng rễ cọc, ăn sâu trong lòng đất ở độ sâu 80 – 100cm. Hoa lưỡng tính, cánh hoa màu vàng, tràng hoa màu tím, mọc tập trung thành chùm, mọc ra từ nách lá. Quả đậu xanh khá dài, bên trong chứa nhiều hạt, các hạt được chia tách nhau bằng các vách ngăn. Khi non quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu đen và dễ tách vỏ.
Cây đậu xanh là giống cây lương thực lấy hạt ngắn ngày, thời gian sinh trưởng khoảng 2 – 3 tháng, vòng đời cây đậu xanh gồm 4 thời kỳ:
- Thời kỳ nảy mầm: Đây là giai đoạn tính từ khi bắt đầu gieo hạt cho tới khi hạt nảy mầm và sinh trưởng được 2 lá đơn. Thông thường, thời kỳ này kéo dài 2 – 3 ngày.
- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Đây là giai đoạn được tính từ khi cây mọc 2 lá đơn cho tới khi cây bắt đầu ra hoa. Thông thường, thời kỳ này kéo dài khoảng 30 – 35 ngày. Lúc này cây khá dễ gặp sâu bệnh, chúng ta cần cung cấp lượng nước thường xuyên và chú ý quan sát để phun thuốc phòng trừ kịp thời.
- Thời kỳ thu hoạch lần 1: Cây đậu xanh ra hoa trong thời gian kéo dài, do đó sẽ có những quả phát dục nhanh và chín trước. Do đó, người dân thường phải thu hoạch thành nhiều lần. Thông thường, thời gian này kéo dài khoảng 20 ngày.
- Thời kỳ thu hoạch: Đây là giai đoạn được tính từ khi thu hoạch lần 1 tới khi cây chết đi. Thông thường thời kỳ này sẽ kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, số lần thu hoạch và thời gian thu hái sẽ phụ thuộc nhiều vào giống và kỹ thuật chăm sóc.
Tác dụng của cây đậu xanh
Từ xưa tới nay, hạt đậu xanh được sử dụng trong ẩm thực Việt từ những món ăn bình dân cho tới cao cấp. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong hạt đậu xanh có chứa hàm lượng lớn: Kẽm, kali, đồng, sắt, photpho, vitamin B1, magie, mangan, folate (B9), chất xơ, carb, protein,carotenoid, flavonoid, selen, vitamin B2, B3, B5, B6 ,E, arginine, leucine, phenylalanine, lysine, valine, isoleucine,… Với hàm lượng dinh dưỡng như trên thì hạt đậu xanh có công dụng bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu, thai nhi, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày, giúp giảm cân, hạn chế sốc nhiệt, giảm huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim, ngăn ngừa một số bệnh mãn tính, ung thư.
Tác dụng của cây đậu xanh đối với đời sống con người ngày càng được khẳng định nhiều hơn qua các nghiên cứu lâm sàng. Nhờ những chất chống oxy hóa mạnh như axit cinnamic, axit axetic, flavonoid, axit phenolic, hạt đậu xanh có thể giảm sự phát triển ung thư ở phổi và dạ dày, chống lại gốc tự do gây lão hóa sớm. Các chất dinh dưỡng trong hạt đậu xanh có thể cung cấp tới 80% lượng folate cho cơ thể mẹ bầu, giúp phát triển của trái tim, não và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, hạt đậu xanh còn có công dụng tuyệt vời trong việc giảm cân, giữ dáng, giảm nguy cơ ung thư ruột già, tăng cường khả năng miễn dịch đường ruột, giảm trào ngược axit dạ dày thực quản, trĩ, táo bón và loét tiêu hóa, tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, ngừa sốc nhiệt, tăng nhiệt độ cơ thể, giảm hiện tượng khát nước, ức chế các enzyme làm tăng huyết áp, duy trì mức cholesterol ổn định,…
Cách trồng cây đậu xanh
Có 2 giống cây đậu xanh đó giống cây đậu bụi và đậu cực, chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn để phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Cách trồng cây đậu xanh như sau:
Nơi trồng: Có nhiều nắng, đất cao, thoát nước nhanh.
Đất trồng: Đất giàu dinh dưỡng, tốt nhất là nên trồng trong đất sét nặng hoặc đất cát.
Bón phân: Bón phân lót trước khi gieo hạt, tốt nhân nên dùng phân NPK kết hợp kali.
Chậu trồng: Nếu không trồng ngoài tự nhiên mà trồng chậu thì nên lựa chọn những chiếc chậu vừa phải, không quá to, cao tối đa 20cm.
Kỹ thuật trồng: Gieo hạt trên các rãnh, mỗi cây cách nhau 30 – 50cm, mỗi hàng cách nhau 50 – 80cm.
Tưới nước: Nên tưới nước cho cây theo chu kỳ 1 tuần 1 – 2 lần.
Trồng đậu xanh vào tháng mấy?
Cây đậu xanh là giống cây lương thực lấy hạt được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn miền Bắc. Việc trồng đậu xanh vào tháng mấy chính là điều mà người nông dân nào cũng cần phải biết. Chúng ta nên gieo hạt vào cuối mùa xuân. Đây chính là thời điểm có nền khí hậu, nhiệt độ phù hợp nhất để trồng giống cây này. Nhiệt độ cao giúp cây nhanh nảy mầm và phát triển. Nếu chúng ta gieo hạt đậu xanh vào mùa đông thì nhiệt độ trong đất sẽ giảm xuống, lúc này hạt giống sẽ rất khó nảy mầm, nếu nảy mầm thì sinh trưởng cũng khá chậm.
Cây đậu xanh có ăn được không?
Từ xưa tới nay, chúng ta thường xuyên sử dụng hạt đậu xanh trong nhiều món ăn, từ cao cấp cho tới bình dân. Vậy, cây đậu xanh có ăn được không? Lá non, ngọn của cây đậu xanh được dùng để muối dưa, làm rau luộc, rau xào. Thân lá được sử dụng để làm thức ăn trong chăn nuôi. Ngoài ra, có một loại rau chúng ta thường xuyên sử dụng đó chính là mầm đậu xanh (Còn được gọi là rau giá hoặc giá đỗ). Mầm đậu xanh chính là cây đậu xanh ở giai đoạn nảy mầm, lúc này cây đậu xanh chưa hình thành lá thật. Bên trong mầm đậu xanh có chứa hàm lượng lớn dinh dưỡng, gấp 2 lần so với hạt đậu xanh.
Mầm đậu xanh có thể được dùng để làm rau ăn hoặc sấy khô để nghiền thành bột. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong mầm đậu xanh có chứa: Carbohydrate, vitamin A, B1, B2, PP, axit amin, sắt, canxi, chất xơ, protein, lipit,… Vì vậy, đây là loại rau có hàm lượng calo thấp, được sử dụng để làm nhiều món ăn hỗ trợ giảm cân tốt. Mầm đậu xanh có tính hàn, khi nấu sẽ có vị ngọt nhẹ, thanh mát, nhanh nhừ nên có thể dùng làm thức ăn cho cả trẻ nhỏ và người già. Nếu chúng ta muốn ăn giòn thì có thể ăn sống. Vào mùa hè, ai bị nóng trong thì có thể sử dụng mầm đậu xanh để hỗ trợ thanh nhiệt khá tốt.
Cách trồng cây đậu xanh non
Cây đậu xanh non (Mầm đậu xanh) khá dễ làm, chúng ta có thể thực hiện tại nhà bằng rổ nhựa.
Chuẩn bị: Hạt đậu xanh, rổ nhựa có kèm chậu, khăn mỏng, đĩa sứ vừa với lòng rổ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch hạt đậu, loại bỏ những hạt bị sâu, hỏng và những hạt nổi lên trên mặt nước. Ngâm hạt trong nước lạnh khoảng 10 – 20 nước cho tới khi hạt nứt vỏ thì vớt ra và rửa sạch.
Bước 2: Lót khăn mỏng xuống dưới đáy rổ sau đó rải đậu vào, tiếp tục phủ tiếp một lớp khăn mỏng lên trên sau đó úp đĩa sứ lên trên cùng và bảo quản chúng vào chỗ kín gió.
Bước 3: Trùm kín rổ lại bằng một miếng vải mỏng lớn, đặt ở nơi kín ánh sáng và gió. Mỗi ngày cần mở đĩa ra và tưới nước 2 lần vào sáng và tối. Chỉ sau 3 ngày thì chúng ta đã có thành quả là những cây đậu xanh non trắng nõn, béo tốt.
Hình ảnh cây đậu xanh
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đậu xanh dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, vòng đời cây đậu xanh, tác dụng, cách trồng và loại cây này có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đay là cây gì? Công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế
Sinh Vật Cảnh -Cây đay là cây gì? Công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế
Cây dạ ngọc minh châu – Ý nghĩa, độc tố và cách chăm sóc
Có nên trồng cây cóc trước nhà? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng
Cây chúc là cây gì? Công dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây chùm ruột – Tên gọi khác, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc
Cây càng cua – Công dụng, cách chế biến, tác hại, cách trồng
Cây bách thủy tiên – Đặc điểm, ý nghĩa, độc tố, cách trồng