Cây hẹ – Tác dụng, tác hại, cách trồng và hình ảnh
Cây hẹ là giống cây thân thảo, có hình dáng bên ngoài hao hao giống cây hành, được nhiều người biết tới với cái tên cây cửu thái hay cây dương thảo. Chiều cao trong khoảng 20 – 50cm, có mùi thơm khá đặc biệt. Lá hẹ dẹt, dài, dày, một cây hẹ thường có 4 – 5 lá, dài khoảng 10 – 20cm, rộng 2 – 8mm, nhọn một đầu. Hoa hẹ mọc ở đầu lá, một bông hoa có 3 cánh, màu trắng, cuống hoa ngắn, quả sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn. Giống cây này thường ra hoa vào tháng 6 – 8, cho trái vào tháng 8 – 10. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về tác dụng, cách trồng, tác hại và hình ảnh loại cây này.
Tác dụng của cây hẹ
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, cây hẹ chứa các thành phần hóa học như: Chất xơ, phospho, vitamin C, vitamin A, vitamin K, riboflavin, thiamin, canxi, mandan, niacin, sắt, đồng, pyridoxin, vitamin B, odorin, sulfit, allicin, flavonoid. Theo Đông Y, cây hẹ có vị cay, tính ấm, ngọt nhẹ, không độc, theo “Bản thảo cương mục thập di” cây hẹ được quy vào kinh Thận, Vị, Can. Tác dụng của cây hẹ chính là điều trị cảm mạo, táo bón, làm lành các vết thương, cải thiện lưng gối yếu mềm, điều trị di tinh, chữa mộng tinh, tráng dương, bổ thận, giảm đau, tức bụng, giảm ngứa, tán ứ, giải độc,…
Theo y học hiện đại, cây hẹ có tác dụng giảm cao huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, điều trị giun kim, ghẻ, ngứa, nhiễm trùng da, ngăn chặn các gốc tự do phát triển, ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt, vú, đại tràng, phổi, dạ dày, giúp xương chắc khỏe và bồi bổ xương. Ngoài ra, cây hẹ còn được dùng để chế biến các món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Chúng ta có thể dùng lá tươi để giã nát, thu lấy nước cốt bôi lên các vết thương giúp chống viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị vết thương.
Các chuyên gia y tế cũng khuyên chúng ta nên sử dụng cây hẹ thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ, hạn chế dùng quá nhiều gây nóng trong. Đây là giống cây gia vị có cùng họ với hành và tỏi, có vị chua, mùi hăng. Các bài thuốc điều trị bệnh từ cây hẹ có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ, an toàn, lành tính, cách thực hiện đơn giản, lại dễ tìm, dễ trồng. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng ta cũng nên lưu ý rằng, các bài thuốc từ cây hẹ chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh, muốn hiệu quả phải dùng trong thời gian dài.
Tác dụng của cây hẹ với nam giới
Theo Đông Y, lá hẹ có công dụng làm dịu các cơn ho hen, cầm máu, giải độc cơ thể, bổ thận, tráng dương. Tác dụng của cây hẹ với nam giới chính là chống đau lưng mỏi gối, chữa mộng tinh, điều trị rối loạn cương dương, giảm xuất tinh sớm, chữa yếu sinh lý. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại thì trong cây hẹ có chứa protein, chất xơ và các khoáng chất, Do đó, lá hẹ có công dụng kích thích khả năng tình dục, tăng ham muốn là hoàn toàn chính xác. Chúng ta có thể sử dụng lá hẹ để điều trị bằng nhiều phương pháp.
Việc suy giảm ham muốn tình dục chính là bệnh mà nam giới thường xuyên gặp phải, để điều trị tình trạng này, các đấng mày râu có thể ăn sống lá hẹ tươi. Đây là cách đơn giản, giúp cơ thể hấp thu được toàn bộ lượng vitamin cũng như khoáng chất có bên trong cây hẹ. Tuy nhiên, lá hẹ khi chưa nấu sẽ có mùi hăng, khó ăn, do đó chúng ta có thể ăn kèm với rau sống, chấm nước tương hoặc nước mắm. Ngoài ra, việc ép nước lá hẹ tươi để uống cũng là một cách khá hiệu quả.
Tác hại của cây hẹ
Tuy có nhiều công dụng tuyệt vời trong y học nhưng rau hẹ lại rất khó tiêu cho nên chúng ta không thể ăn 1 lần quá nhiều. Những người có thể chất hư hàn, thường xuyên bị mụn nhọt và các bệnh về mắt thì không nên sử dụng cây hẹ. Theo quan niệm dân gian, chúng ta không nên ăn hẹ cùng với thịt bò và mật ong. Dưới đây là 5 tác hại của cây hẹ mà chúng ta cần lưu ý:
- Người bị nóng trong nếu ăn lá hẹ sẽ gây dạ dày khó chịu, khô miệng và cơ thể sinh thêm nhiệt.
- Đối với những người mắc các bệnh như viêm túi lệ, viêm giác mạc, viêm kết mạc khi ăn lá hẹ sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm và gia tăng các triệu chứng khó chịu ở mắt.
- Đối với những người bị mụn nhọt thì sẽ gây viêm nhiễm, chảy mủ và gây ngứa ở các vết mụn.
- Đối với những người yếu dạ dày khi ăn hẹ sẽ dễ bị chướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Tuy có hàm lượng chất xơ cao, có công dụng nhuận tràng, làm ẩm ruột và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa nhưng lại không dễ tiêu hóa. Do đó, những người có dạ dày tương đối yếu thì cần kiêng rau hẹ.
- Đối với những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì khi sử dụng rau hẹ sẽ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, gây ăn không tiêu, viêm đường ruột và viêm dạ dày.
Cách trồng cây hẹ
Thời vụ trồng: Cây hẹ có thể được trồng quanh năm, người dân ở khu vực miền Nam thường trồng cây vào tháng 10 – 11 để có thể thu hoạch trước Tết Nguyên Đán.
Đất trồng: Nên trồng trên đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt, tốt nhất là nên trồng trên đất thịt hoặc đất thịt pha cát. Trước khi trồng cần làm sạch cỏ, cày xới, phơi khô và xử lý mầm bệnh trong đất bằng vôi bột. Lên các luống cao khoảng 20 – 30cm, ngang 50 – 80cm.
Cách trồng cây hẹ: Cây hẹ thường được trồng bằng thân và bằng hạt, thông thường người dân sẽ trồng chúng bằng hạt giống. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 4 – 6 giờ sau đó trộn hạt giống với tro bếp và vò thật kỹ. Tiếp đó, gieo vãi đều trên các luống, phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng, tiếp đó phủ lên trên một lớp rơm, rạ mỏng và tưới nước. Sau khoảng 7 – 10 ngày thì tưới thêm dung dịch nước đã hòa loãng cùng phân ure. Hạt hẹ có tỷ lệ nảy mầm cao, dễ sống, sau khi cây mọc lá mầm chúng ta có thể nhổ cây đưa sang khu vực khác để trồng mà không sợ cây chết.
Bón phân: Cần bón phân hữu cơ sinh học kết hợp NPK theo chu kỳ 12- 15 ngày/1 lần.
Làm cỏ: Cây hẹ được trồng với mật độ dày, do đó khả năng cạnh tranh với cỏ dại rất cao, chính vì vậy mỗi lần bón phân chúng ta nên kết hợp dọn cỏ để cây sinh trưởng nhanh chóng hơn.
Tưới nước: Cây hẹ ưa nước, nên tưới 1 ngày 2 lần, mùa mưa nên tưới 1 lần, tránh tưới vào trưa nắng.
Sâu bệnh: Loại cây này thường ít khi bị sâu bệnh, do đó, chúng ta chỉ cần phòng bệnh bằng cách bón cho cây một lớp tro bếp xung quanh gốc sau đó dùng cuốc để vun lại gốc cho cây. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế sâu bệnh và ngăn ngừa cỏ dại, cũng như giữ ẩm, giữ phân cho cây hạn chế độ phèn, mặn trong đất.
Cây hẹ có củ không?
Cây hẹ là giống cây cùng họ với hành và tỏi, cây có đặc điểm sinh thái bên ngoài tương tự cây hành. Vậy, cây hẹ có củ không? Cũng giống như tỏi, hẹ là giống thực vật có củ, củ hẹ được gọi là dò, kích thước nhỏ hơn dò hành, thường dài và mọc thành một chùm dính chắc vào với nhau, xung quanh có nhiều rễ con. Đây là loại rễ bị biến đổi mà thành, chúng phình to để lưu trữ chất dinh dưỡng.
Các loại bệnh trên cây hẹ
Tuy cây hẹ ít khi gặp sâu bệnh hại hơn một số loại cây khác nhưng trong một số trường hợp cây vẫn sẽ gặp một số bệnh gây ảnh hưởng tới chất lượng lá. Các loại bệnh trên cây hẹ như:
– Bệnh thối nhũn, tiêm lửa. Khắc phục bằng cách nhổ bỏ cây bệnh.
– Bệnh vàng lá (Lá vàng từng chòm). Khác phục bằng cách giảm lượng phân bón, rải tro bếp quanh gốc và vôi bột theo tỷ lệ trộn là 1:5.
– Sâu đục gân lá: Khi thấy lá có hiện tượng bị sọc trắng thì chúng ta sử dụng các chế phẩm sinh học phun lên toàn bộ bề mặt trồng. Nếu chuẩn bị thu hoạch thì nên thu hoạch sớm hơn để đảm bảo chất lượng thành phẩm.
Hình ảnh cây hẹ
Để nhận biết được chính xác loại cây này với cây hành, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hẹ dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng, cách trồng, tác hại và hình ảnh cây hẹ. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây gáo – Đặc điểm, giá trị kinh tế, tác dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây gáo – Đặc điểm, giá trị kinh tế, tác dụng và cách trồng
Cây gai – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây đồng tiền là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây đậu xanh ăn được không? Vòng đời, tác dụng, cách trồng
Cây đay là cây gì? Công dụng, nguồn gốc và giá trị kinh tế
Cây dạ ngọc minh châu – Ý nghĩa, độc tố và cách chăm sóc
Có nên trồng cây cóc trước nhà? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng