Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học

Cây hoa sứ là giống cây hoa được trồng phổ biến ở nước ta nhờ sự sang trọng và hương thơm dịu nhẹ. Thân cây dễ uốn nên cây được rất nhiều nhà nghệ thuật cây cảnh yêu thích lựa chọn làm cây bonsai. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây hoa sứ, ý nghĩa trong y học và phong thủy cũng như hình ảnh loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây hoa sứ trắng

Cây hoa sứ là giống cây cảnh thường được trồng ở trong các đình chùa, công viên, khu đô thị,… Loại cây này còn được biết tới thông qua nhiều tên gọi khác như cây đại, cây đại lá tù hoa trắng, cây sứ đại hoa trắng, cây chăm pa, cây sứ trắng, cây sứ cùi hoa trắng. Cây hoa sứ trắng ở Việt Nam là giống cây lâu niên, có nguồn gốc từ khu vực Châu Mỹ và nhanh chóng được du nhập tới Việt Nam thông qua con đường nhập khẩu. Giống cây này có tên khoa học là apocynaceae, thuộc họ Trúc Đào, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cây ở Venezuela, Mexico và các quốc gia Trung Mỹ.

Đặc điểm cây hoa sứ trắng

Đặc điểm cây hoa sứ trắng

Ở nước ta, cây hoa sứ trắng dễ trồng, dễ chăm sóc nên được trồng ở khắp nơi trên cả nước. Những chậu hoa sứ luôn là sự ưu tiên của nhiều người bởi vẻ đẹp trong sáng và tinh khiết của nó. Đây là giống cây thân gỗ, kích thước vừa phải, phần thân mập mạp, mọc thẳng, phân nhiều nhánh. Thân cây có màu xám trắng, các cành non khi mới mọc sẽ sần sùi, chiều cao của cây khi trưởng thành vào khoảng 2 – 3m. Lá cây nhẵn bóng, mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, nhọn một đầu, cuống lá dài, tán lá có hình tròn giống chiếc ô. 

Hoa sứ màu trắng được trồng phổ biến ở Việt Nam, có lẽ vì điều này nên nhiều người gọi là cây hoa sứ trắng, nhụy hoa có màu vàng đậm. Một bông hoa có 5 cánh, khi nở tỏa ngát hương thơm cả ngày. Một điều đặc biệt là cây ra nhiều hoa nhưng lại rất ít khi đậu quả, vì vậy chúng ta rất hiếm khi có thể gặp được quả cây hoa sứ. Nhờ vẻ đẹp của hoa cùng với hương thơm dịu nhẹ và quyến rũ nên chúng được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh và làm thuốc. Phần thân cây dẻo dai, có thể dễ dàng uốn nắn ra được những vật phẩm phong thủy đẹp mắt và mang nhiều ý nghĩa.

Ý nghĩa của cây hoa sứ trong y học

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, toàn bộ cây hoa sứ có chứa chất kháng sinh fulvoplumierin. Đây là hợp chất hóa học có công dụng ức chế sinh trưởng của các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người như mycobacterium tuberculosis. Thông thường, người ta có thể dùng tất cả các bộ phận của cây từ vỏ, rễ, hoa, lá, nhựa để làm thuốc điều trị bệnh. Theo nhiều nghiên cứu chuyên sâu về loại cây này thì vỏ và rễ có chứa agoniadin, plumieride, vì vậy chúng có tính mát, vị đắng nhẹ, hơi độc, được dùng để chữa thuỷ thũng, táo bón, nhuận tràng, tẩy xổ.

Ý nghĩa của cây hoa sứ trong y học

Ý nghĩa của cây hoa sứ trong y học

Ngoài ra, nhựa cây có chứa axit plumeric, đây là hợp chất hóa học có công dụng điều trị vết loét viêm tấy, chữa chai chân và tẩy xổ. Lá cây được dùng trong y học cổ truyền với công dụng điều trị mụn nhọt, sai khớp, bong gân. Trong khi đó, hoa có chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm nhẹ nhàng, quyến rũ, có công dụng hạ áp, trừ ho, tiêu đờm,… Hiện nay, cây hoa sứ được sử dụng để bào chế các loại thuốc điều trị bệnh mất ngủ, viêm xoang, ho, đau chân răng, mụn nhọt, bong gân, cao huyết áp, giúp an thần, giảm stress, làm êm dịu thần kinh,…

Ý nghĩa cây hoa sứ trong y học là điều không thể phủ nhận, nhưng hiện nay tất cả những công dụng của loại cây này chỉ dừng lại ở nghiên cứu lâm sàng trên động vật và nghiên cứu ống nghiệm. Do đó, khi sử dụng chúng bằng các phương pháp dân gian thì tốt nhất nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng. Cần nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm từ hoa sứ cho phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy, người già yếu, người suy nhược cơ thể. 

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ

Cây hoa sứ có khả năng thích ứng trong nhiều kiểu môi trường khác nhau, dễ chăm sóc, lại sai hoa nên chúng ta có thể dễ dàng trồng trong chậu hoặc ngoài đất tự nhiên để làm cây cảnh trang trí nội thất và tiểu cảnh sân vườn. Để việc trồng cây không ảnh hưởng tới phong thủy thì chúng ta cần kiêng trồng cây ở giữa lối đi, hướng Tây Nam và Tây. Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ cũng phụ thuộc nhiều vào vị trí trồng cây.

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ

Nếu trồng cây hoa sứ trước nhà thì ý nghĩa của cây chính là sự hạnh phúc, may mắn, an lành và tài lộc. Nếu trồng cây trong nhà thì cây chính là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, sự sống dài lâu và tiền tài sung túc. Nếu chúng ta trang trí cây ở ngoài sân vườn thì cây mang ý nghĩa vạn phúc an khang và phú quý trường tồn. Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ còn phụ thuộc vào màu sắc hoa. Hoa sứ trắng chính là loài cây của sự thịnh vượng và may mắn, chúng thể hiện sự đoan trang, quý phái, giản dị, thanh khiết của người phụ nữ. Còn hoa sứ đỏ lại tượng trưng cho sự tài lộc, giàu sang và thịnh vượng, người ta luôn tin rằng hoa sứ trắng nở càng nhiều thì gia chủ càng phát đạt. 

Tại nhiều nước trên thế giới, hoa sứ được dùng để bện thành những chiếc vòng đeo trong các mùa lễ hội. Tại Ấn Độ, loài hoa này chính là biểu tượng của Hindu giáo, chúng là biểu trưng của sự cố gắng cũng như sự cống hiến của các nhà thơ, nhà văn. Trong Phật giáo, hoa sứ là biểu tượng của điềm lành, sức sống bất diệt, có lẽ vì vậy mà chúng được trồng khá nhiều ở trong chùa chiền. Tại đảo Hawaii – Mỹ, tục lệ cài hoa sứ trên đầu để phân biệt phụ nữ đã kết hôn và phụ nữ độc thân đã có từ rất lâu đời. Ngoài ra, ở các nước Mỹ – Latinh, hoa sứ thường gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo tại đây, mùa hoa nở tượng trưng cho vẻ đẹp mặn mà, tuổi thanh xuân của người thiếu nữ. 

Cách tưới nước cho cây hoa sứ

Với hầu hết tất cả các loại cây xanh thì nước tưới chính là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn, tốc độ phát triển của chúng, cây hoa sứ cũng không phải là giống thực vật ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của những người trồng hoa sứ lâu năm thì chúng ta nên tưới nước cho loài cây này vào sáng sớm, nếu lỡ hẹn thì nên tưới vào trước 15 giờ chiều. Việc tưới cây vào lúc trời càng sớm thì càng tăng giảm khả năng gặp nấm bệnh của cây. Việc tưới bao nhiêu lần một ngày sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nơi trồng, quá trình phát triển, môi trường và kiểu thời tiết. 

Khi tưới nước cho cây hoa sứ thì chúng ta cần lưu ý là không nên tưới quá nhiều và cũng không nên tưới quá ít. Cây thiếu nước sẽ gặp các hiện tượng như vàng lá, rụng lá, ngược lại nếu tưới quá nhiều nước cây sẽ bị úng rễ và thối thân. Cách tưới nước cho cây hoa sứ chuẩn nhất chính là tưới nước vào toàn bộ gốc cây thay vì tưới phun sương lên toàn bộ bề mặt lá. Ngoài ra, mùa hè nên tưới nước nhiều hơn mùa đông, nếu trồng cây trong đất có khả năng giữ nước kém thì nên tưới nước thường xuyên hơn, nếu trồng trên đất thịt thì nên tưới 1 tuần 1 lần là đủ.

Cách tưới nước cho cây hoa sứ

Cách tưới nước cho cây hoa sứ

Với những cây con mới vừa trồng thì chúng ta cần tưới nước 2 lần vào sáng sớm và lúc 2 – 3 giờ chiều. Ngoài việc nắm vững kỹ thuật tưới nước cho cây thì chúng ta cũng cần lưu ý tới một số điều sau: 

Hình ảnh cây hoa sứ

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây hoa cảnh khác, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hoa sứ dưới đây:

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Hình ảnh cây hoa sứ

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây hoa sứ, ý nghĩa trong y học và phong thủy cũng như hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hoa nhài trước nhà tốt không? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng

Sinh Vật Cảnh -