Cây ngải dại – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và hình ảnh

Cây ngải dại là giống cây mọc hoang có hình dáng bên ngoài hao hao giống cây ngải cứu. Chúng được y học dân gian sử dụng trong việc điều trị các bệnh về da và xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn rất hoài nghi về hiệu quả điều trị bệnh từ loại cây này. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách nhận biết cây ngải dại, tác dụng, hình ảnh và loại cây này có ăn được không? 

Nội Dung Chính

Cách nhận biết cây ngải dại

Cây ngải dại có tên khoa học là artemisia indica willd, thuộc họ Cúc, đây là giống cây mọc hoang dại nhiều ở khu vực nông thôn và miền núi phía Bắc của nước ta. Ngay từ lâu, chúng đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh về da như á sừng, vẩy nến và mẩn ngứa. Loài cây này có đặc điểm sinh thái bên ngoài tương tự cây ngải cứu, tuy nhiên về thành phần hóa học và công dụng điều trị bệnh của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, chúng ta cần phân biệt chính xác hai loại dược liệu này để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của chúng ta.

Cách nhận biết cây ngải dại

Cách nhận biết cây ngải dại

Cách nhận biết cây ngải dại đơn giản nhất đấy là dựa vào đặc điểm bên ngoài của cây. Thân cây ngải dại sẽ có kích thước to hơn cây ngải cứu, kích thước lá cũng to hơn. Mặt lá trên có màu xanh nhưng nhạt hơn nhiều so với cây ngải cứu, mặt lá dưới có ít lông hơn. Lá non thì lông sẽ có màu xám nhạt, khi trưởng thành lông sẽ rụng đi và mỏng hơn nhiều, màu sắc của lông cũng sẽ nhạt hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân biệt loại cây này thông qua mùi vị, khi vò nát thì lá cây sẽ tỏa ra một mùi hắc, khó chịu hơn lá ngải cứu. 

Ở nước ta, giống cây thân thảo này thường sinh trưởng tự nhiên, dễ dàng tìm thấy ở khu vực miền Bắc. Cây phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao trên 800 so với mực nước biển. Những tỉnh có trữ lượng lớn loài cây này bao gồm: Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn. Đây là giống cây dễ trồng, dễ sống, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, nhiệt độ không khí ở mức 14 – 20 độ C. Mùa hoa ngải dại bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 7 hằng năm, sau khi nở hoa sức sống của cây sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. 

Cây ngải dại chữa bệnh gì?

Theo y học cổ truyền, cây ngải dại có tính mát, vị đắng, có công dụng đào thải những chất gây độc hại, đào thải độc tố và giúp thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, vị dược liệu này còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị mề đay, nấm da, phát ban, lang ben, viêm da tiết bã, á sừng, hăm tã, hăm da, hắc lào, ghẻ, viêm nang lông, dày sừng nang lông, dị ứng, chữa loét da, ngứa da và giúp giải nhiệt, tiêu viêm. Vậy theo y học hiện đại, cây ngải dại chữa bệnh gì? Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại thì bên trong giống cây dược liệu này có chứa hàm lượng lớn tinh dầu.

Cây ngải dại chữa bệnh gì?

Cây ngải dại chữa bệnh gì?

Tinh dầu này có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào da, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Tinh dầu này giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đóng vảy, sưng tấy, nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa da. Ngoài ra, lượng tinh dầu này được nghiên cứu rằng có công dụng kích thích ăn uống và giúp cơ thể khỏe, giúp hạ sốt, thúc đẩy quá trình lành vết thương, tăng sức đề kháng cho cơ thể và da, loại bỏ nhanh chóng các chất độc hại trên bề mặt da hay trong cơ thể,… Theo một số thí nghiệm lâm sàng trên động vật thì các hợp chất có bên trong cây ngải dại đều có tác dụng chống oxy hóa và làm các vết thương nhanh chóng được phục hồi. 

Bên cạnh đó, chúng được ứng dụng để làm các sản phẩm chăm sóc da với công dụng giảm ngứa da, hạn chế tổn thương biểu bì, nuôi dưỡng làn da, cân bằng độ ẩm cho da. Một số hợp chất chống oxy hóa được phân tách ra để nghiên cứu thêm về công dụng loại bỏ tế bào ung thư đại tràng, ung thư bạch cầu, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư máu. Ngoài ra, nhờ hàm lượng choline, adenin, axit amin và flavonoid cao, vị dược liệu này còn được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp, giúp giảm đau nhức, chữa bệnh crohn, tẩy giun và chống lại ký sinh trùng gây sốt rét. 

Cách dùng cây ngải dại chữa xương khớp

Để dùng cây ngải dại chữa xương khớp, chúng ta thực hiện như sau: 

Đắp ngải dại và muối: Chúng ta đem rửa sạch lá ngải dại sau đó trộn chung chúng với muối hạt rồi tiếp tục đổ thêm nước sôi vào. Sau khi chờ cho nước nguội bớt thì chúng ta đem đắp chúng vào chỗ bị đau. Bài thuốc này sẽ có công dụng giảm sưng đau các khớp hiệu quả, người cao tuổi có thể dùng mỗi ngày để phòng ngừa đau khớp. 

Lưu ý: Chỉ dùng cho trường hợp nhẹ, mới phát bệnh. 

Cách dùng cây ngải dại chữa lang beng

Để dùng cây ngải dại chữa lang beng, chúng ta thực hiện như sau: 

Sử dụng một nắm cây ngải dại đã cắt bỏ rễ và loại bỏ những lá bị già, sâu bệnh. Ngâm chúng trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút và rửa sạch với nước. Tiếp đó vò nát chúng với muối và cho thêm nước vào đun sôi. Rửa sạch vùng da bị lang beng sau đó đợi nước bớt nóng thì ngâm trong nước thuốc khoảng 15 – 30 phút. Cuối cùng là rửa lại cho thật sạch và để khô tự nhiên. Mỗi ngày cần thực hiện 3 – 4 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất, 

Cách dùng cây ngải dại chữa đau lưng

Để dùng cây ngải dại chữa đau lưng, chúng ta thực hiện như sau: 

Cần sao vàng hỗn hợp lá ngải dại, lá lốt và một ít muối hạt trong khoảng 15 – 30 phút. Đảo đều cho tới khi hỗn hợp này tỏa ra một mùi thơm và chuyển sang màu vàng thì chúng ta để cho hạ bớt nhiệt. Bỏ hỗn hợp vừa rồi vào trong một chiếc túi vải mỏng rồi chườm lên vùng da bị đau. Thực hiện liên tục mỗi tuần 1 – 2 lần để thấy cơn đau được giảm bớt. 

Cách dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa

Cách dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa sẽ tương tự như cách dùng cây ngải dại để chữa lang beng. Tuy nhiên, khi sử dụng loại dược liệu này chữa viêm da cơ địa thì chúng ta không nên cọ xát mạnh hoặc gãi vào những vùng da bị bệnh, bởi điều này sẽ có nguy cơ gây tổn thương và viêm nhiễm vùng da đó. Cần thường xuyên tắm rửa, giữ cho làn da khô thoáng, sạch sẽ và hạn chế dùng những loại sản phẩm mang tính tẩy mạnh. 

Cây ngải dại có ăn được không?

Ngải dại thường mọc hoang thành đám ở nhiều khu vực, chúng có trữ lượng trong tự nhiên lớn lại có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Chính vì điều này nên nhiều người khá thắc mắc “không biết cây ngải dại có ăn được không”? Thực chất, ngay từ lâu, loại cây này được xem là một loại rau rừng có thể chế biến thành nhiều món ăn hằng ngày. Phần ngọn và lá non có vị rất lạ miệng, không quá nồng, đắng nhẹ. Người dân thường rửa sạch và vò cho hết bọt sau đó nấu cùng với tôm, tép, một số nơi còn dùng lá ngải dại thay thế cho lá ngải cứu để làm món bánh ngải nổi tiếng.

Cây ngải dại có ăn được không?

Cây ngải dại có ăn được không?

Theo tìm hiểu, nhiều người xem giống rau rừng này là loại thực phẩm “siêu sạch”. Vì thế, có nhiều người còn tới tận nơi để mua chúng với số lượng lớn, tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, chúng đã trở thành đặc sản và có giá bán tương đối cao. Hiện nay, giống rau này đang được nhiều người bán trên mạng, cùng với những đặc sản tại Tây Bắc thì chúng có giá dao động trong khoảng từ 50 – 60 nghìn đồng/1kg. So với ngải cứu, loại cây dại này đắt hơn rất nhiều nhưng lại được rất nhiều khách hàng tin tưởng và săn lùng bằng được. 

Không chỉ là giống rau dại được ưa chuộng sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, giống cây này còn được dùng làm thuốc trị bệnh. Tại một số gian hàng trên sàn thương mại điện tử, 1kg ngải dại sấy khô có giá thành lên tới 90 – 100 nghìn đồng. Hiện nay, một số cơ sở dược phẩm cũng đã bắt tay vào trồng, khai thác và thu mua cây ngải dại để bào chế thuốc cũng như xuất khẩu. Đây chính là giống cây thuốc có tiềm năng phát triển trong tương lai. 

Hình ảnh cây ngải dại

Để nhận biết được chính xác loại cây này với cây ngải cứu, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ngải dại dưới đây:

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Hình ảnh cây ngải dại

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết cây ngải dại, tác dụng, hình ảnh và loại cây này có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mua – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -