Cây lê – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hiệu quả kinh tế
Cây lê là giống cây ăn trái nhiệt đới có tuổi thọ cao, sinh trưởng dạng bụi. Ở điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây có thể sống khoảng vài trăm năm mà vẫn cho quả có chất lượng tốt. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây lê vàng, hiệu quả kinh tế, ý nghĩa cây lê trắng và cách trồng loài cây này.
Đặc điểm cây lê vàng
Cây lê là giống cây ăn quả lâu năm, sinh trưởng tốt ở những vùng có khí hậu ôn đới, chúng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Chính vì vậy, loại trái cây này được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ rất nhanh, hằng năm thế giới tiêu thụ khoảng 14 – 16 triệu tấn. Hiện nay, giống lê được trồng nhiều nhất tại nước ta với mục đích hái trái chính là cây lê vàng. Đây là giống cây thân gỗ, sau khi trồng khoảng 5 – 6 năm là cây đã bắt đầu cho thu hoạch quả, tuổi thọ kinh tế của cây là 50 – 60 năm. Cây lê phân khá nhiều cành nhánh, một cành có thể cao tối đa 9m, đường kính tán trong khoảng 7 – 12m, đường kính thân khoảng 25 – 40cm.
Theo nhiều nghiên cứu, quả lê có chứa hàm lượng lớn vitamin A, vitamin C, một số axit, các chất pectin, đường saccarozơ. Quả được dùng để ăn tươi, chế biến thành các món ăn vặt, làm siro, nước ép,… Lá có hình mai rùa, mép lá có nhiều răng cưa, thường rụng lá vào mùa khô. Thông thường, cây sẽ ra hoa vào đầu tháng 2 – 3, hoa có màu trắng, nở vào mùa xuân, quả sẽ phát triển ngay sau khi hoa tàn, mùa thu hoạch lê là vào tháng 9 hằng năm. Quả lê có hình trứng, dẹt một đầu, có hình dáng giống cái bóng điện, trọng lượng bình quân một quả vào khoảng 350 – 500g.
Quả lê chính là một trong những loại quả được đông đảo người dân Việt Nam yêu thích. Khi chín chúng sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng nhạt, vỏ hơi thô ráp. Chỉ số ít quả mới có hạt, đa số đều không hạt. Trong suốt một năm đầu trồng loại quả này thì cây lê sẽ sinh trưởng rất chậm, 15 năm sau sẽ sinh trưởng nhanh chóng, sau đó sẽ ổn định chiều cao và phần khung tán. Qua độ tuổi thứ 50 thì cây bắt đầu già và giảm dần năng suất qua các năm. Theo ước tính, mỗi cây có thể cho 500 – 800 quả cho 1 năm, trọng lượng mỗi quả sẽ phù thuộc vào từng giống cây.
Cây lê rừng
Khi nhắc tới cây lê rừng thì chúng ta sẽ chưa hình dung được hình dáng chúng ngay, tuy nhiên nếu nhắc tới cây mắc cọp thì có lẽ chúng ta sẽ biết ngay đó là cây gì. Thực chất mắc cọp chính là lê rừng, đây là loại trái cây đặc sản của bà con Tây Bắc, chúng có kích thước nhỏ hơn trái lê thông thường, ăn vào có vị ngọt thanh, thơm, nhiều nước. Loài cây này được trồng xung quanh nhà của người dân các tỉnh như: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cây lê trồng ở đâu?
Các giống lê của nước ta tuy chất lượng chưa cao, thịt quả còn cứng, ăn vào có vị chua nhẹ, nhưng vẫn được người dân ưa chuộng bởi chúng dễ bảo quản, vận chuyển đi xa tốt và ăn vào khá giòn. Thời gian gần đây, loài cây này được trồng thành rừng ở nhiều nơi để góp phần giải quyết vấn đề môi trường cho hàng chục vạn hecta đồi núi ở Việt Nam. Vậy, cây lê trồng ở đâu là nhiều nhất? Tại nước ta, cây mọc tập trung ở miền núi Bắc Bộ, trồng nhiều nhất ở Cao Bằng và Lạng Sơn. Hiện cao bằng có khoảng hơn 200ha lê, hằng năm cho thu hoạch 3.500 – 5.000 tấn quả.
Hiệu quả kinh tế trồng cây lê ở miền Bắc
Qua khảo sát từ các hộ dân trồng lê cho biết, sau năm thứ 8 thì cây lê đã bắt đầu cho thu hoạch trái ổn định, 1ha có thể cho thu về 20 – 25 tấn quả tươi. Giống cây ăn trái này dễ trồng, dễ chăm sóc, tuổi thọ cao cũng như thời gian khai thác dài nên có khả năng phát triển kinh tế lâu dài cho nhiều địa phương miền Bắc. Hiện nay, ngày càng có nhiều giống lê có cho trái có chất lượng, năng suất cao hơn nên đang góp phần nâng cao thành quả sau thu hoạch của người nông dân. Hiện nay, giá lê trên thị trường không quá biến động, giá bán trung bình của một kg quả tươi từ 30 – 50 nghìn đồng, thương lái đến thu mua tận nhà.
Việc trồng cây lê ở miền Bắc đã được thực hiện từ lâu, nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại đây nên thích hợp cho cây lê phát triển. Tuy nhiên, trước kia người nông dân chưa thực sự chú trọng vào việc trồng cây theo hướng thương mại. Khi chính quyền địa phương phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và PTNT đưa các giống lê có hiệu quả kinh tế cao và đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển vùng chuyên canh, lúc này tình hình kinh tế của nhiều hộ dân mới bắt đầu có khởi sắc. Phỏng vấn nhiều hộ dân cho biết, nếu thời tiết thuận lợi thì tỷ lệ đậu quả sẽ khá cao, từ đó hứa hẹn một vụ mùa lê năng suất và sản lượng cao.
Ý nghĩa cây lê trắng
Tại Tây Bắc, đặc biệt là những khu vực trồng nhiều lê thì khi mùa đông tới, hoa lê sẽ nở trắng xóa cả một rừng đồi, tạo nên một không gian tươi đẹp mà vẫn giản dị, mộc mạc. Đứng ngắm nhìn chúng từ xa, ta sẽ thấy những bông hoa lê trắng tươi thắm trên nền xanh mướt của núi rừng. Đây cũng là điều đặc trưng của nơi đây. Hoa lê có màu trắng, do đó mỗi khi mùa hoa tới, người ta sẽ gọi chúng là cây lê trắng. Hoa lê mang một vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, chúng mang ý nghĩa về những gì tự nhiên nhất của con người và thiên nhiên Tây Bắc.
Hoa lê trắng chính là biểu tượng của mối tình đầu trong sáng, ngây ngô, thật nhẹ nhàng nhưng lại chứa chan bao tình cảm. Khi đối phương tặng cho bạn những cành hoa lê trắng chính là sự bày tỏ tấm lòng, sự chân thành đối với nửa kia của cuộc đời. Đây được xem là kỷ vật thay thế cho lời tỏ tình. Tuy hoa lê trắng rất đẹp nhưng chúng lại nhanh tàn và không lưu trên cây lâu, vì vậy nó còn tượng trưng cho sự mong manh, vẻ đẹp ngắn ngủi, được ví như “hồng nhan bạc phận”. Ngoài ra, loại hoa này còn tượng trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam hết lòng hy sinh vì chồng, vì con. Nhiều người dùng nó để tặng cho người mẹ yêu dấu trong những dịp đặc biệt với ý nghĩa ca ngợi, tôn vinh và trân trọng.
Cách trồng cây lê từ hạt
Thời vụ và mật độ trồng: Nên trồng cây vào mùa xuân, mỗi cây cách nhau 6 – 7m, mỗi hàng cách nhau 6 – 8m.
Đất trồng và hố trồng: Đất cần phải được cày bừa kĩ, sạch cỏ dại, cần được bón lót bằng phân chuồng hoai mục kết hợp NPK và vôi bột trước khi trồng để loại bỏ vi sinh vật trong đất. Lên luống trồng trước 12 – 15 ngày, hố trồng đào trước khi trồng 3 – 5 ngày với kích thước sâu 50cm, rộng 60cm.
Cách trồng cây lê từ hạt: Hạt lê cần được làm ẩm và sấy khô theo đúng kỹ thuật thì mới có thể lên mầm được. Do đó, chúng ta nên mua hạt giống hoặc cây giống tại các cơ sở buôn bán cây giống trên địa bàn. Sau khi chuẩn bị được hạt giống thì chúng ta cần bọc chúng trong một lớp vải lanh hoặc túi nilon và chôn xuống dưới đất. Sau một thời gian thì loại bỏ lớp nilon bên ngoài đi và chôn hạt lê trở lại. Hằng ngày tưới nước để giữ ẩm đất, khi cây cao khoảng 30 – 50cm thì có thể đem cây đi trồng tại hố trồng đã đào trước đó.
Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên cho cây vào mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Mùa mưa nên giảm lượng nước tưới.
Phòng trừ cỏ dại: Nên phủ quanh gốc bằng rơm, rạ, cỏ khô hoặc cây phân xanh. Phá váng sau mỗi lần mưa lớn, làm cỏ thường xuyên theo chu kỳ 1 – 2 tháng 1 lần.
Bón phân: Cần bón phân hữu cơ, phân lân và vôi bột trong 3 năm đầu với chu kỳ mỗi năm 1 lần. Bón kali, đạm và NPK theo chu kỳ 5 – 6 tháng/1 lần trong suốt các năm về sau.
Hình ảnh cây lê
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lê dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây lê vàng, hiệu quả kinh tế, ý nghĩa cây lê trắng và cách trồng loài cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lan quân tử hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và vị trí
Sinh Vật Cảnh -Cây lan quân tử hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và vị trí
Cây kơ nia – Tên gọi khác, tác dụng hạt kơ nia và đặc tính gỗ
Cây ích mẫu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây hồng quân – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây hoa dẻ – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây hoa sứ – Đặc điểm, hình ảnh, ý nghĩa phong thủy và y học