Cây lục bình – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây lục bình là loại thực vật được dùng làm thức ăn cho nhiều vật nuôi, chúng thân thuộc và gần gũi với chúng ta tới nỗi không ai là không biết. Tuy nhiên, ít ai biết chúng cũng là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong việc điều trị mụn nhọt, ho, giúp chống viêm và giảm đau hiệu quả. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây bèo tây
Cây lục bình có tên khoa học là eichhornia crassipes solms, thuộc họ Pontederiaceae (Bèo Tây). Tại Việt Nam, chúng còn được biết tới bằng nhiều tên gọi khác như: Cây bèo tây, cây bèo Nhật Bản, cây lộc bình, cây bèo lục bình,… Trong đó, quen thuộc nhất là cái tên bèo tây. Đây là giống thực vật thân thảo, thường sống trong môi trường ẩm ướt và thủy sinh, phổ biến nhất là mọc nổi trên mặt nước. Cây có chiều cao khoảng 30 – 50cm, lá cây có màu xanh bóng, hình trứng, một số lá mọc chìm dưới nước sẽ có hình tròn, bề mặt lá nhẵn bóng, gân lá chìm và có hình tròn.
Lá cây bèo tây sinh trưởng theo hình dáng khá lạ mắt, chúng mọc chồng lên nhau theo hình cánh hoa, cuống lá rỗng ruột, mọc phình to thành bong bóng, đây cũng là bộ phận giúp cây nổi được trên mặt nước. Hoa bèo tây có kích thước không đều, chúng có màu tím nhạt, có 3 nhị ngắn, 3 nhị dài, cánh hoa có nhiều đốm tròn màu vàng. Bầu nhụy có 3 ô, chứa noãn và quả nang. Rễ cây mọc rủ trong nước, có màu đen, dài khoảng 50 – 100cm, có hình dáng giống lông vũ.
Giống thực vật này có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ, được du nhập tới Việt Nam cách đây hơn 120 năm. Đây là giống cây có tốc độ sinh sản nhanh, nếu sống trong vùng sông nước thì sẽ nhanh chóng tạo dựng được hệ sinh thái kéo dài hàng km. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam chúng nhanh chóng phát triển ở khắp mọi nơi. Thông thường, người ta sẽ thu hái, lá và thân vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, hoa thu hái vào mùa hè. Tùy từng mục đích sử dụng mà chúng sẽ có cách chế biến riêng.
Cây lục bình có mấy loại?
Cây bèo nói chung là các giống thực vật có lá sống nổi trên mặt nước, rễ không bám xuống đất mà hút chất dinh dưỡng trong nước để sinh trưởng, vì thế giống cây này được nhiều người ví như con người có kiếp sống trôi nổi, lênh đênh trên mặt nước không rõ phương hướng cũng như bến bờ. Bèo có rất nhiều loại khác nhau, có loại có hoa, có loại lại không, chúng có một điểm chung đó là sinh sản theo hình thức vô tính bằng cách phân tách các nhánh ra làm một cây mới.
Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều thực vật dạng bèo sinh trưởng trong tự nhiên nên việc cây lục bình có mấy loại được nhiều người quan tâm. Các loại bèo phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Bèo tai chuột, bèo cái, bèo lục bình, bèo tấm,… Mỗi loại lại có đặc điểm, ứng dụng cũng như đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng và dinh dưỡng khác nhau. Nhưng để nói riêng về giống lục bình thì chỉ có duy nhất một loại mà thôi. Cây bèo lục bình ở miền Bắc sẽ sinh trưởng hoa ngắn hơn cây bèo miền Nam.
Cây lục bình có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu, cây lục bình có chứa dẫn xuất không protein, khoáng toàn phần, protein, lipid, xenlulozo, nước,… Loại thực vật này được sử dụng trong Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Hoa có vị nhạt và tính mát, thân và lá không độc, có vị cay, ngọt nhẹ. Theo y học cổ truyền, thân và lá có công dụng chữa hạch cổ tràng nhạc, giảm sưng, chữa ung nhọt, giải độc da, tiêu viêm. Hoa có công dụng an thần, giảm áp xe, sưng bắp chuối ở bẹn, sưng nách, chín mé, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết, viêm tinh hoàn, giúp giải độc, giảm đau, sơ phong, lợi niệu, trị giun sán, chữa sưng tấy, cải thiện bệnh loãng xương và gầy còm.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, chiết xuất từ cây lục bình có công dụng ngăn ngừa tế bào ung thư gan và vú, chống oxy hóa, kháng nấm candida albicans, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương, kháng khuẩn. Vị dược liệu này có thể đắp ngoài hoặc sắc uống, ăn sống tùy theo từng tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
Ngoài công dụng trong y học thì cây lục bình có tác dụng gì trong đời sống con người?
- Làm các món ăn từ phần đọt non và phần ngọn của cây lục bình.
- Phần xơ được con người phơi khô, bện lại thành đồ thủ công hoặc chiếu.
- Toàn bộ cây được dùng làm thức ăn cho gia súc, ủ phân trong nông nghiệp.
- Thanh lọc nguồn nước nhờ khả năng hấp thụ thủy ngân, chì và các kim loại nặng khác.
Thực hư cây lục bình có độc
Trong quá trình sử dụng ngọn lục bình để chế biến các món ăn dân gian và sử dụng các bộ phận khác làm thuốc chữa bệnh, thì chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
- Lục bình khi ăn sống sẽ gây rát, người lở môi nên kiêng loại rau này.
- Người có cơ địa nhạy cảm cần kiêng dùng hoa lục bình làm thuốc,
- Lục bình ở dạng thực vật tự nhiên sẽ có thể hấp thụ được các kim loại nặng nên chúng thường được trồng để khử trùng nguồn nước. Do đó, khi sử dụng, chúng ta nên tránh dùng những cây sinh trưởng ở khu vực này.
Cây lục bình có độc là thông tin hoàn toàn chính xác, do đó chúng ta nên cân nhắc sử dụng sao cho hợp lý để tránh gặp phải những tác động không hay tới cơ thể.
Cách trồng cây lục bình
Ánh sáng: Cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, hạn chế lựa chọn những ao, hồ có bóng râm bởi khi cây không hấp thụ được ánh sáng sẽ kém phát triển, lá nhỏ, hoa mỏng.
Nhiệt độ, khí hậu: Nên trồng cây vào mùa hè, hạn chế trồng vào mùa đông bởi cây ưa nhiệt độ cao, thích ấm áp, nhiệt độ càng cao thì khả năng sinh sản càng nhanh và khỏe.
Đất trồng: Thông thường, người ta sẽ trồng cây ở ao, hồ, số ít trồng ở trên đất có độ ẩm cao, lúc này rễ sẽ tự ăn sâu vào bùn để hấp thụ dinh dưỡng.
Cách trồng cây lục bình: Cây lục bình sinh sản theo cách phân tách nhánh cây ra làm nhiều cây nhỏ khác nhau. Từ một cây mẹ có thể phân tách ra được ít nhất là một cây mới, cứ như vậy cây sẽ nhanh chóng hình thành một hệ sinh thái lục bình rộng lớn. Do đó, cách trồng lục bình đơn giản nhất chính là trồng cây mới. Dùng dao tách lấy một vài cây lục bình ở khu vực khác, sau đó thả vào khu vực trồng mới, cây sẽ nhanh chóng phát triển mà không cần chúng ta phải bỏ công chăm bón quá nhiều. Vào mùa hè năm sau tầm tháng 8 – 9, chúng ta đã có thể thu hoạch.
Cách chăm sóc cây lục bình trên cạn
Nếu chúng ta trồng cây lục bình trên cạn thì nên lựa chọn loại đất ẩm ướt, có nhiều mùn, tơi xốp, phì nhiêu. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng nhanh nhất và khỏe mạnh nhất, cũng như ít tốn công chăm sóc thì chúng ta vẫn nên trồng cây dưới nước. Cách chăm sóc cây lục bình trên cạn như sau:
Nước tưới: Nên tưới nước hằng ngày cho cây theo chu kỳ 2 lần/1 ngày, trời mưa chỉ cần tưới 1 lần là đủ.
Bón phân: Khác với việc trồng cây dưới nước, chúng ta cần bón lót cho đất một lượng nhỏ phân chuồng hoai mục trước khi tiến hành trồng cây. Tiếp đó, tưới phân NPK nồng độ 3% cho cây theo chu kỳ 2 tháng/1 lần vào chiều mát. Khi cây chuẩn bị ra hoa thì tiến hành bón thúc cho cây bằng phân kali và phân hữu cơ để tăng độ bền của hoa và giúp cây ra hoa bền và đẹp hơn.
Hình ảnh cây lục bình
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ Bèo, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lục bình dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng cây lục bình. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lê – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hiệu quả kinh tế
Sinh Vật Cảnh -Cây lê – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hiệu quả kinh tế
Cây lan quân tử hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và vị trí
Cây kơ nia – Tên gọi khác, tác dụng hạt kơ nia và đặc tính gỗ
Cây ích mẫu – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây hồng quân – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây hoa dẻ – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây hoàng lan trồng trước nhà – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng