Cây me tây là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và đặc tính gỗ me tây

Cây me tây là giống cây cổ thụ thường thấy ở trên đường trong các thành phố lớn để làm cây bóng mát và cây công trình. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây me tây, ý nghĩa, giá trị kinh tế và quả me tây có ăn được không? 

Nội Dung Chính

Cây me tây là cây gì?

Cây me tây còn được biết tới bằng nhiều cái tên khác như cây còng, cây muồng ngủ, cây muồng tím,… Loại cây này có tên khoa học là samanea saman, thuộc họ Fabaceae. Giống cây này có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ như: Bolivia, Brazil, Peru, México, El Salvador, Venezuela, Colombia và một số đảo trong khu vực Thái Bình Dương như: Palau, Saipan, Samoa, Marshall, Hawaii, quần đảo Guam,… Tại nước ta, giống cây này được trồng rộng rãi ở các thành phố lớn như: Phan Rang, Phan Thiết, Hội An, Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Cây me tây là cây gì?

Cây me tây là cây gì?

Đây là giống cây hay bị nhầm lẫn với cây me ta, vậy cụ thể cây me tây là cây gì? Cây me tây là giống cây gỗ lớn, chiều cao tối đa lên tới 50m, gốc cây có rễ bạnh sinh trưởng mạnh, kích thước lớn, vỏ cây có màu xám nâu. Đường kính thân trong khoảng 30 – 60cm, tán cây tỏa bóng lớn, đường kính tán lên tới 15m. Là giống cây thường xanh, nên dù mùa đông cây cũng sẽ không rụng lá, do vậy cây không làm ảnh hưởng tới môi trường đô thị. Tán cây có hình dù, lá dạng kép lông chim, một chiếc lá có khoảng 5 – 16 cặp lá nhỏ, đi ngủ giống lá cây xấu hổ trước khi mặt trời lặn. 

Hoa me tây mọc ở đầu cành, hoa có 5 cánh, màu tím nhạt hoặc màu hồng, kích thước nhỏ, khi nở có mùi thơm dịu nhẹ. Quả me tây là giống quả đậu, dẹt, màu đen, chiều dài khoảng 10 – 20cm, bên trong chứa nhiều hạt, cơm ít và dính vào với hạt. Cây me tây có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, thích nghi với tất cả điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khác nhau cho dù khắc nghiệt nhất. Có khả năng chịu khô hạn cao, chịu được phèn, mặn trong thời gian dài. Cây sinh trưởng tốt ở những nơi có lượng mưa trong khoảng 600 – 3000mm/1 năm. Trong suốt 3 – 4 năm đầu, cây sinh trưởng chậm do đó chúng ta khá vất vả trong việc chăm sóc.

Công dụng cây me tây cổ thụ

Cây me tây được trồng tại nước ta với nhiều công dụng khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là che bóng mát và tạo cảnh quan. Giống cây này có nhiều hình dáng và thế cây bonsai đẹp. Cây được trồng ở ven biển để tạo hàng rào giúp chắn bão cát và gió biển của khu vực miền Trung. Trồng ở đường phố, trường học, bệnh viện, biệt thự, chung cư để cải thiện cảnh quan. Ngoài ra, lá cây được dùng để làm đồ ăn cho gia súc, vỏ cây được dùng để điều trị tiêu chảy, rễ được dùng để điều trị ung thư vòm họng. Cây me tây cổ thụ là giống cây mang lại nhiều giá trị cho đời sống con người, gỗ cây còn được dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ dùng gia đình, số ít được chạm khắc làm đồ lưu niệm và trang trí. 

Quả me tây có ăn được không?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong lá và quả me tây có chứa hàm lượng lớn protein nên chúng đã được sử dụng làm thức ăn cho gia súc từ lâu. Quả me ta là loại trái cây được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng trong ẩm thực, vậy quả me tây có ăn được không? Thực chất, ở Mỹ La Tinh, người ta dùng quả me tây để làm nước giải khát, vị của loại nước này tương tự như nước me tại nước ta. Hơn hết, quả me tây còn được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh lý ở người.

Quả me tây có ăn được không?

Quả me tây có ăn được không?

Theo y học cổ truyền của nước ngoài, quả me tây có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị ung thư dạ dày, trị bệnh tiêu chảy và các vết thương ở cuống họng. Theo nghiên cứu mới nhất của y học hiện đại, quả me tây có chứa hàm lượng vitamin C cao, có khả năng nhuận tràng, giúp tiêu hóa tốt, hạ sốt do nắng nóng, giúp thanh nhiệt cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, nước me tây xanh có thể dùng để xoa bóp vùng bị đau nhức xương khớp, hạt me có thể sao vàng và tán bột để tẩy giun sán hiệu quả. 

Công dụng trái me tây trong ẩm thực

Tại Việt Nam, người dân ưa chuộng sử dụng quả me ta và xem quả me tây như một loại trái cây dại, chỉ được sử dụng cho gia súc ăn. Tuy nhiên, loại quả này chính là món gia vị không thể thiếu trong một số món ăn của khu vực Mỹ La Tinh. Trái me tây được dùng để chế biến các loại nước sốt như nước sốt HP hoặc nước sốt Worcestershire. Phần cơm thịt của quả me tây khá ít, tuy nhiên chúng lại có vị chua hơn me ta rất nhiều, do đó chúng được dùng để làm mứt, làm đồ điểm tâm,… Tại Ấn Độ, trái me tây được dùng để chế biến ra tương ớt, cơm pulihora, món sambar,… Tại Mexico, loại quả này lại được dùng để chế biến kẹo. 

Ý nghĩa cây me tây bonsai

Theo quan niệm dân gian, cây me tây chính là biểu tượng của sự cần cù và thăng tiến, đây là loài cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi với hầu hết tất cả các loại thổ nhưỡng và môi trường khác nhau, sống khỏe trong cả những môi trường khắc nghiệt nhất. Chính vì điều này, ý nghĩa cây me tây chính là sự nỗ lực vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thân cây dễ uốn nên đang được rất nhiều nhà nghệ thuật sử dụng làm cây cảnh bonsai. Nhờ vào đặc tính sai trái, cây me tây bonsai mang biểu tượng về sự tài lộc, phú quý, may mắn trong phong thủy.

Chung quy lại, cây me tây mang lại rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống và phong thủy. Do đó, chúng ta có thể sử dụng giống cây này làm cây cảnh phong thủy, trồng chúng ở bất cứ vị trí nào cũng không cần lo lắng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý, khi trồng trước nhà cần hạn chế trồng cây ở ngay giữa lối đi, nên trồng cây chếch về một bên để không cản trở đường đi, giúp đón những vận khí, may mắn và tài lộc cho gia chủ nhiều hơn. Nếu trồng cây trong nhà thì tốt nhất nên lựa chọn những cây me tây bonsai có kích thước vừa phải, chiều cao thấp để cây không chiếm quá nhiều diện tích. 

Đặc tính gỗ cây me tây

Những năm gần đây, thị trường gỗ tại Việt Nam khá ưa thích những sản phẩm làm từ gỗ me tây bởi chúng mang vẻ đẹp mê người, chất gỗ độc đáo mà không một loại gỗ nào có thể sánh được. Gỗ cây me tây có tên lâm nghiệp là gỗ còng tím hoặc gỗ muồng tím, theo bảng phân bố gỗ của Việt Nam thì giống gỗ này nằm trong nhóm VI. Tuy nhiên, theo nhiều anh em trong nghề thì gỗ me tây có độ cong vênh cực thấp, ít khi bị nứt, lõi không bao giờ bị mối mọt ăn mòn. Chất lượng thậm chí cao hơn nhiều so với các loại gỗ nhóm I, độ cứng và dai cũng vượt trội hơn bất kỳ loại gỗ ở nhóm V. Do đó chúng được người trong nghề đánh giá là nên nằm trong nhóm gỗ II. 

Đường vân gỗ đẹp chính là ưu điểm lớn nhất của loại gỗ này, vân gỗ sắc nét, thậm chí nhiều nét còn tương tự như gỗ cẩm sừng. Những cây càng có tuổi thọ lâu năm, cong queo, sâu đục, nhiều cành, nhiều mắt thì đường vân gỗ càng đẹp. Giá gỗ me tây cũng phụ thuộc vào vân gỗ, những tấm gỗ có đường vân đẹp sẽ có giá thành cao hơn hẳn. So với các loại gỗ nhóm I, II thì gỗ me tây có tỷ lệ cong vênh và nứt ít hơn, giá thành rẻ, thậm chí khi so sánh với các loại gỗ Nam Phi cũng chất lượng và rẻ hơn rất nhiều. Giá phôi me tây thấp nguyên nhân là do nguồn cung gỗ nhiều, chủ yếu là cây mọc dại và cây công trình. Ngoài những ưu điểm này thì gỗ me tây cũng có những nhược điểm nhỏ như gỗ có màu khá đậm, muốn nhạt hơn thì chúng ta phải tẩy.

Đặc tính gỗ cây me tây

Đặc tính gỗ cây me tây

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây me tây, ý nghĩa, giá trị kinh tế và quả me tây có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây lục bình – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -