Cây nhất chi mai – Đặc điểm, các thế cây, ý nghĩa, cách trồng

Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, các loài hoa thi nhau đua sắc khoe hương. Trong đó, cây nhất chi mai được mệnh danh là “vua của các loài hoa Tết”. Để tìm hiểu vì sao giống hoa này lại được đặt cho cái tên như vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây nhất chi mai trắng

Cây nhất chi mai có danh pháp khoa học là prunus mume sieb & zucc, thuộc họ Rosaceae (Hoa Hồng). Tại nước ta, loại cây này còn được biết với nhiều tên gọi khác như: Cây nhị độ mai, cây lưỡng nhị mai, cây bạch mai, cây hàn mai,… Loài hoa này cũng có một chữ mai trong tên gọi nên rất nhiều người nhầm lẫn chúng với cây mai vàng thuộc họ Ochnaceae của miền Nam nước ta. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau kể cả về đặc điểm sinh thái bên ngoài và quá trình sinh trưởng.

Đặc điểm cây nhất chi mai trắng

Đặc điểm cây nhất chi mai trắng

Nhất chi mai là giống cây hoa quý hiếm, chúng thường sinh sống ở những nơi có thời tiết lạnh, kể cả những nơi có mùa đông vô cùng lạnh giá như Bắc Âu thì cây vẫn có thể sinh trưởng vô cùng khỏe mạnh. Đây là giống cây thân gỗ, phần gốc xù xì, vỏ ngoài có màu xám đen, nhẵn bóng. Lá khi còn non, lá có màu xanh nhạt, hình mũi mác, nhọn một đầu. Hoa sinh trưởng thành cụm, gồm rất nhiều bông hoa dạng đơn tạo thành. Nụ hoa có màu đỏ, khi nở sẽ chuyển về màu trắng hồng, tạo nên một vẻ đẹp thuần khiết và tinh khôi. Mỗi bông hoa sẽ được tạo thành từ nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau, cánh hoa có hình trứng, mỏng. 

Loài hoa này còn có một điểm đặc biệt chính là sự biến đổi màu sắc khi hoa nở, trông khá bắt mắt và thú vị. Ở một vài nơi, người ta gọi chúng theo màu sắc khi nở, có lúc lại gọi là cây nhất chi mai đỏ, khi nở thì lại gọi là cây nhất chi mai trắng. Ngoài ra, giống cây này là một loài thực vật không thể sinh sản bằng hạt giống bởi chúng không có quả, cũng không có hạt. Chính vì nguyên nhân khó khăn trong việc nhân giống nên chúng được xếp vào giống hoa quý hiếm, khó tìm. Hoa nhất chi mai nở vào mùa xuân, vào giáp Tết. Tuy nhiên, đây lại chỉ là mùa hoa phụ mà thôi, mùa hoa chính là vào tháng hai hằng năm. Khi những giống hoa phổ biến như đào, mai tàn phai thì loài hoa này lại thi nhau đua hoa khoe sắc, nở rộ. 

Hoa nhất chi mai đỏ

Hoa nhất chi mai là giống hoa thường xuyên được xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca của những thi nhân cổ. Ở một vài nơi, người ta gọi chúng theo màu sắc khi nở, có lúc lại gọi là hoa nhất chi mai đỏ, khi nở thì lại gọi là hoa nhất chi mai trắng. Dù là đỏ hay trắng thì đây cũng chỉ là cách gọi tên theo màu sắc của chúng mà thôi. Giống cây này có tốc độ sinh trưởng chậm, vì thế những cây nhất chi mai cổ thụ thường có giá thành tương đối cao. Tại nước ta, loài hoa này từng được một số người đề cử lên làm quốc hoa. Hơn hết, hoa nhất chi mai còn từng được vinh dự khi góp mặt trong nhóm “tứ đại danh hoa” của thế giới.

Hoa nhất chi mai đỏ

Hoa nhất chi mai đỏ

Các thế cây nhất chi mai

Cây nhất chi mai chính là giống hoa quý được các tín đồ yêu hoa vô cùng yêu thích và ráo riết truy tìm vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nhu cầu sở hữu các chậu hoa có thế đứng đẹp đang ngày một tăng cao nên dù có giá thành rất cao nhưng vẫn được rất nhiều người yêu thích lựa chọn, thậm chí nhiều người vẫn không thể săn lùng được. Đây là giống cây không hề dễ dàng khi tạo thế, chỉ có những người thực sự có kinh nghiệm cao thì mới có khả năng để nắn thế chuẩn và đẹp được. Các thế cây nhất chi mai phổ biến bao gồm: 

Dáng trực: Đây là thế đứng được nhiều người yêu thích nhất, tuy nhiên chúng lại là thế khó tạo được nhất. Ý nghĩa của thế này chính là sự mạnh mẽ, ngay thẳng, thể hiện sự khẳng khái, không nhu nhược hay luồn cúi trước bất kỳ điều gì. Ngoài ra, thế đứng này còn thể hiện sự khôn ngoan trong việc đối nhân xử thế, tôn kính với bề trên. 

Dáng tam đa: Thế đứng này được gọi là tam đa hoặc tam tài bởi nó là sự kết hợp của 3 yếu tố: Thiên – Địa – Nhân. Từ một gốc cây có kích thước lớn, người nghệ nhân sẽ uốn nắn chúng thành 3 thân cây có tán lớn, xoay tròn. Ý nghĩa của dáng đứng này chính là sự khát vọng về sự thuận lợi, may mắn trong làm ăn, hạnh phúc trong cuộc sống, nó tượng trưng cho thiên thời – địa lợi – nhân hòa nên được rất nhiều người kinh doanh yêu thích. 

Dáng huyền: Dáng huyền còn được biết với tên gọi dáng thác đổ. Thông thường, người ta sẽ uốn nắn và cắt tỉa sao cho cây trông giống như hình ảnh thác nước đổ từ trên cao xuống. Thế đứng này sẽ phù hợp với việc trang trí nội thất, khi hoa nở sẽ trông như dòng suối hoa đang chảy.

Các thế cây nhất chi mai

Các thế cây nhất chi mai

Giá trị cây nhất chi mai cổ thụ

Cây nhất chi mai là giống cây không sinh trưởng quả, cũng không có hạt, vì thế việc nhân giống loại cây này vô cùng khó khăn. Đây là một loài cây đẹp, hoa nhất chi mai nổi tiếng trong giới chơi hoa từ thời cổ chí kim cho tới tận bây giờ. Vẻ đẹp của nhất chi mai được liệt vào “thập đại danh hoa” của thế giới. Cây sinh trưởng tương đối chậm, chúng chỉ xuất hiện ở những nơi có thiên nhiên khắc nghiệt về mùa đông, tuyết phủ càng dày cây càng sinh trưởng một cách đẹp đẽ và rực rỡ. Vì vậy, những cây nhất chi mai cổ thụ được liệt vào danh sách cây cực kỳ quý hiếm, giá trị một cây có thể dao động từ vài chục, vài trăm triệu cho tới hàng tỷ đồng. 

Cây nhất chi mai có ý nghĩa gì?

Cây nhất chi mai nằm trong danh sách 20 loài hoa đẹp nhất trên thế giới. Loài cây này dễ sống, chỉ cần nhân được giống thì tỷ lệ cây có thể phát triển khỏe mạnh lên tới 80%, vì vậy chúng có mặt ở hầu hết tất cả các tỉnh thành. Vậy, cây nhất chi mai có ý nghĩa gì mà lại nổi tiếng tới vậy? Loài hoa này có nhiều cánh, nhụy có màu vàng đẹp mắt, khác với các loại hoa khác khi chúng chuẩn bị phai tàn thì sẽ chuyển sang màu đỏ rượu rồi mới rụng. Vì vậy, chúng mang ý nghĩa về tấm lòng của người quân tử, thể hiện sự trung thành, chữ tín, sự ngoan cường của người đàn ông. 

Ngoài ra, sự thay đổi màu sắc trước khi rụng cũng thể hiện sự trong sáng của người phụ nữ. Hơn hết, hoa nhất chi mai trang trí vào ngày Tết còn mang ý nghĩa về sự tài lộc, cầu mong sức khỏe, chào đón may mắn vào dịp đầu xuân năm mới. Trong phong thủy, cây nhất chi mai phù hợp với nhiều bản mệnh khác nhau nên chúng ta có thể thoải mái trang trí chúng trong nhà, ở nhiều vị trí khác nhau mà không cần lo lắng chúng có hợp mệnh hay tuổi của gia chủ hay không?

Cây nhất chi mai có ý nghĩa gì?

Cây nhất chi mai có ý nghĩa gì?

Cách trồng nhất chi mai

Khi trồng nhất chi mai, chúng ta nên trồng cây ở những nơi có nhiều nắng và gió, điều này sẽ khiến hoa to và cánh hoa dày hơn. 

Đất trồng: Cây có rễ nhỏ, yếu, nên trồng cây ở những nơi có nhiều đất khô và không có mùn. Trước khi trồng cần bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục. 

Tưới nước: Tưới nước mỗi ngày với liều lượng vừa phải, thỉnh thoảng nên tưới cho cây bằng nước vo gạo. Hạn chế tưới nước vào trưa nắng. 

Phân bón: Chỉ được phép bón phân xanh, phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục. 

Cách trồng nhất chi mai: Giống cây này được trồng chủ yếu bằng phương pháp chiết cành. Nên lựa chọn những cành cây bánh tẻ, không dùng những cành sần sùi và có nhiều u. Cắt cành thành đoạn dài 15 – 20cm và ngâm chúng trong dung dịch kích thích ra rễ, cuối cùng là giâm chúng trong đất. Hằng ngày, tưới nước vào sáng sớm để giữ độ ẩm cho cây có thể sinh trưởng nhanh chóng hơn. 

Chăm sóc cây nở hoa đúng dịp Tết: Cuối tháng 11 dương lịch thì chúng ta tiến hành ngắt bớt lá. Trước Tết khoảng 10 – 20 ngày thì chúng ta nên thắp điện sáng cho cây, trùm nilon lên toàn bộ tán cây và pha loãng phân lân với nước ấm phun lên toàn bộ bề mặt của cây. Như vậy, cây sẽ nở đúng dịp Tết. 

Hình ảnh cây nhất chi mai

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây nhất chi mai dưới đây:

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Hình ảnh cây nhất chi mai

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, các thế cây, ý nghĩa và cách trồng cây nhất chi mai. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây ngũ trảo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -