Cây ngũ trảo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Thiên nhiên Việt Nam có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm, có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Trong số đó phải kể tới cây ngũ trảo, loại dược liệu này được dùng trong y học cổ truyền với mục đích làm lưu thông mạch máu, giúp hạ sốt, giải độc, thanh nhiệt. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây ngũ trảo. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm giống cây ngũ trảo

Cây ngũ trảo có tên khoa học là flume viticis negundo, thuộc họ Verbenaceae (Cỏ Roi Ngựa). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới bằng nhiều tên gọi khác như: Cây ô liên mẫu, cây ngũ trảo phong, cây ngũ trảo răng cưa, cây hoàng kinh, cây mẫu kinh, cây chân chim,… Giống cây ngũ trảo được tìm thấy nhiều ở Việt Nam, Lào, Malaysia, Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc. Tại nước ta, cây mọc hoang dại ở Kiên Giang, Tiền Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn và được người dân lấy giống về trồng làm hàng rào hoặc làm thuốc.

Đặc điểm giống cây ngũ trảo

Đặc điểm giống cây ngũ trảo

Loại cây này ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc bò trên đất ẩm hoặc leo lên các loại cây bụi to trong rừng. Mùa hoa là vào tháng 7, mùa quả là vào tháng 5 – 7 hằng năm, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, ra hoa và quả nhiều khi được chiếu sáng tốt. Thân hóa gỗ khi già, tuổi thọ cao, chiều cao trong khoảng 3 – 5m, vỏ cây nhẵn, màu xám nâu, một số khu vực có lông bao phủ. Lá ngũ trảo là dạng lá kép chân chim, mọc đối xứng hai bên, hình dạng lá giống 5 cái móng chim ghép lại nên được gọi là cây ngũ trảo. Lá thường dài khoảng 4 – 8cm, rộng khoảng 3 – 4cm, một đầu tròn, một đầu nhọn, mép lá có nhiều răng cưa, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông.

Hoa ngũ trảo mọc ra từ đầu cành, có màu tím, kích thước nhỏ, bên ngoài được bao phủ một lớp lông mềm màu xám trắng. Quả ngũ trảo là dạng quả mọng, khi chưa chín quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần về màu đen hoặc vàng đen, một đầu lõm vào trong, bên ngoài có lá đài bao bọc, bên trong có chứa 4 hạt. Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc. Sau khi thu hái, chúng sẽ được phân loại ra thành từng bộ phận, được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô tùy theo nhu cầu sử dụng. 

Tác dụng của lá ngũ trảo

Theo y học cổ truyền lá ngũ trảo có hàm lượng tinh dầu lớn, mùi thơm, có vị chua, đắng nhẹ, tính hàn. Nhờ vậy, lá ngũ trảo có công dụng tiêu thũng, long đờm, giảm sưng, giảm đau, giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, trị sốt. Ngoài ra, lá ngũ trảo còn được dùng để điều trị các bệnh như: Viêm amidan, ho cảm, hen, viêm phế quản mãn tính, đau đầu, tay chân tê thấp, nhiễm khuẩn đường tiểu, đau nhức xương khớp, sưng tuyến vú.

Tác dụng của lá ngũ trảo

Tác dụng của lá ngũ trảo

Theo y học hiện đại, tác dụng của lá ngũ trảo chính là kháng nấm, chống viêm và giảm đau. Theo nhiều nghiên cứu của y học nước ngoài, chiết xuất từ lá ngũ trảo có tính chất chống oxy hóa, giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Một số nghiên cứu ống nghiệm cũng đã chứng minh được, chiết xuất dạng ethanolic từ lá ngũ trảo có công dụng giảm sự sinh trưởng của nấm trichophyton mentagrophytes và trichophyton mentagrophytes. 

Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh của từng người mà chúng ta có các cách sử dụng lá ngũ trảo khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng chúng để bôi bên ngoài da, nấu nước để ngâm những vị trí bị bệnh hoặc sắc thuốc để uống. Nếu dùng chúng để uống thì chúng ta không nên uống quá 30g/1 ngày, kiêng dùng cho những người có thể trạng táo bón, suy nhược và gầy yếu.

Cách tắm lá ngũ trảo

Tắm lá ngũ trảo chính là phương pháp được dùng để điều trị các bệnh ngoài da như: Viêm da, lang beng, hắc lào và ghẻ lở. Vị thuốc này an toàn ngay cả khi dùng cho trẻ em. Cách tắm lá ngũ trảo như sau: 

Sử dụng 1 nắm lá ngũ trảo tươi, rửa sạch và vò nát lá ngũ trảo cho thật nát để các hợp chất trong lá được tiết ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Tiếp đó, đun lá với một nồi nước lớn, sau khi sôi sẽ lọc lấy phần nước, bỏ bã. Phần nước vừa lọc được sẽ được dùng để tắm cho những vùng da bị bệnh.

Cách tắm lá ngũ trảo

Cách tắm lá ngũ trảo

Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh thì chúng ta nên thử nước tắm lên vùng da nhỏ của trẻ để biết chính xác rằng trẻ không bị dị ứng với loại dược liệu này. Ngoài ra, nên thực hiện phương pháp này liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày, mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần để tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng hơn. Khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào về việc ngứa ngáy, dị ứng với loại nước tắm này cần ngưng sử dụng và đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Trước khi sử dụng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn. 

Cách xông lá ngũ trảo

Để làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm, lá ngũ trảo được sử dụng dưới dạng xông. 

Nguyên liệu: 40g lá cam, 40g chanh, 40g bưởi, 20g lá ngải cứu, 20g lá sả, 100g lá ngũ trảo. 

Cách xông lá ngũ trảo như sau: Sau khi chuẩn bị được tất cả các nguyên liệu thì rửa sạch toàn bộ, tiếp đó đun chúng trong một nồi nước lớn và tiến hành xông. Xông 1 – 2 lần trong 1 tuần sẽ giúp giảm được các triệu chứng liên quan đến cảm, nhức đầu, sốt, sổ mũi. 

Lưu ý: Khi đã khỏi bệnh thì tiến hành ngừng xông ngay.

Cách trồng cây ngũ trảo bằng hạt

Đất trồng: Cây ngũ trảo nên trồng trên đất tơi xốp, chúng ta có thể pha thêm xơ dừa hoặc cát để tăng độ thoát nước trong đất. Nếu trồng trên những tầng đất thịt có tỷ lệ thoát nước thấp thì chúng ta nên hạn chế số lần tưới nước xuống hoặc giảm lượng nước tưới. Giống cây này có tán lá khá rộng, hoa có số lượng nhiều, thân cây có kích thước lớn nên chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cây. Đặc biệt là những cây trồng trong chậu cần được thay đất thường xuyên theo chu kỳ 1 năm/1 lần. 

Cách trồng cây ngũ trảo bằng hạt: Ngâm hạt giống trong nước khoảng 3 – 4 tiếng, vớt ra và để ráo trong mát. Tiếp đó đào một hố trồng có kích thước bằng 2 đốt móng tay, gieo hạt vào hố trồng và phủ lên trên bề mặt một lớp đất trồng tơi xốp. Tưới nước nhẹ lên bề mặt, sau khoảng 10 – 15 ngày cây sẽ sinh trưởng thành cây con. Khi cây cao khoảng 50 – 80cm thì chúng ta có thể đưa cây sang trồng ở khu vực lâu dài hoặc trồng trong chậu.

Cách trồng cây ngũ trảo bằng hạt

Cách trồng cây ngũ trảo bằng hạt

Phân bón: Các giống cây thân thảo nên hạn chế sử dụng các loại phân vô cơ bởi thân cây khá yếu, cây dễ bị xót và teo rễ, về lâu về dài sẽ gặp tình trạng chết cây. Để cây luôn xanh tốt thì chúng ta cần bón phân cho cây ngũ trảo bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân xanh. Trước khi bón phân thì chúng ta nên xới đất ở xung quanh gốc, sau đó rải phân theo chu kỳ 1 tháng/1 lần. Đặc biệt là sau khi bón phân cần tưới nước để cây hấp thụ các dưỡng chất được nhanh hơn. 

Tưới nước: Cần tưới nước cho cây theo chu kỳ 3 ngày/1 lần, nếu trời mưa thì ngưng tưới. 

Ánh sáng: Cây sinh trưởng tốt, ra hoa và quả đều khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày. Do đó, cần trồng cây ở những nơi thoáng mát, ánh nắng chiếu trực tiếp khoảng 4 – 6 tiếng mỗi ngày. Tốt nhất, nên trồng cây dưới tán cây lớn, nếu trồng chậu cần đưa cây ra ngoài tắm nắng mỗi ngày.

Phòng sâu bệnh: Giống cây này ít khi gặp phải sâu bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thường xuyên quan sát để phát hiện nhanh nhất dấu hiệu bệnh, khi thấy các loài sinh vật lạ bám trên lá cần phun thuốc phòng ngừa ngay. 

Cách nhân giống cây ngũ trảo bằng cành giâm

Cây ngũ trảo là giống cây có đa dạng các phương thức trồng khác nhau, để tăng nhanh thời gian sinh trưởng, chúng ta có thể trồng cây bằng cành giâm. Cách nhân giống cây ngũ trảo bằng cành giâm như sau: Lấy một cành cây bánh tẻ và không bị sâu bệnh từ cây mẹ, cắt một đoạn cành dài 15 – 20cm. Đem cành cây này cắm vào trong chậu đất và tiến hành chăm sóc chúng mỗi ngày cho tới khi cây trưởng thành. 

Hình ảnh cây ngũ trảo

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ngũ trảo dưới đây:

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Hình ảnh cây ngũ trảo

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây ngũ trảo. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây nghệ – Đặc điểm, phân loại, công dụng và bộ phận dùng

Sinh Vật Cảnh -