Cây sắn dây – Đặc điểm, tác dụng củ sắn dây và cách trồng

Cây sắn dây có tên khoa học là pueraria thomsoni, thuộc họ Đậu, được trồng ở nhiều nơi trên nước ta để làm thuốc và làm thực phẩm. Tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng riêng. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây sắn dây rừng, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây sắn dây rừng

Cây sắn dây là thực vật sinh trưởng dạng dây leo, phần thân chính có thể phát triển tới chiều dài khoảng 10m. Loại cây này có khả năng sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, rễ dài, phình to tạo thành củ, phần thân leo có nhiều lông màu trắng bao phủ. Tại nước ta, cây có nhiều tên gọi khác nhau như: Củ sắn dây, cây phấn cát, cây cắt căn, cây cam cát căn, cây sắn dây rừng,… Cây có một thân chính và nhiều thân nhánh khác nhau, mỗi nhánh sẽ có nhiều cành, mỗi cành có khoảng 3 lá kép hình trái xoan.

Đặc điểm cây sắn dây rừng

Đặc điểm cây sắn dây rừng

Lá cây có màu xanh nhạt, hai mặt lá được bao phủ bởi lớp lông mềm. Cây nở hoa khi đã trưởng thành, hoa có màu tím, sinh trưởng thành chùm và mọc ra từ kẽ lá. Tiếp đó, khi cây đã tạo củ thì hoa sẽ chuyển dần từ màu tím sang màu vàng. Rễ cây phình to tạo thành củ, củ sắn có chiều dài lớn, cây có nhiều rễ nhánh, mỗi rễ nhánh lại thắt lại thành nhiều đoạn rễ. Thông thường, một đoạn rễ sẽ dài từ 12 – 15cm, đường kính khoảng 10cm. Đây là giống cây lương thực có sức sống khá mạnh mẽ, chúng có thể sinh trưởng và tồn tại trong nhiều môi trường và điều kiện tự nhiên khác nhau. 

Tại nước ta, cây có thể sinh trưởng ở bất kỳ vùng nào, được trồng chủ yếu vào tháng 3 hằng năm, thu hoạch củ vào tháng 11. Thông thường, sau khi trồng được 2 năm thì cây sẽ cho hoa, mùa hoa thường diễn ra vào tháng 5 – 7 hằng năm. Củ sắn dây chính là bộ phận có giá trị nhất của cây, chúng sẽ được người dân thái mỏng phơi khô làm dược liệu hoặc chế biến thành bột sắn dây. 

Tác dụng của sắn dây

Hầu hết tất cả các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, bộ phận được sử dụng phổ biến nhất chính là rễ củ, trong Đông Y, vị dược liệu này được gọi là cát căn. Theo Đông Y, sắn dây có tính mát, vị ngọt nhẹ, có công dụng chữa bệnh đái tháo đường, sốt cao khát nước, sởi, đau đầu, đau cổ gáy, sốt do ngoại cảm, giúp thăng dương chỉ tả, sinh tân chỉ khát, phát biểu thấu chẩn và giải cơ thoái nhiệt. Chủ trị tai ù tai điếc, trĩ xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, thiếu máu cơ tim, cao huyết áp, kiết lỵ và tiêu chảy.

Tác dụng của sắn dây

Tác dụng của sắn dây

Tác dụng của sắn dây đã được ghi chép trong nhiều cuốn sách y học cổ như “Thần nông bản thảo kinh”, “Thương hàn luận”,… Việc sử dụng bột sắn dây để pha nước uống còn có công dụng tăng cường sức khỏe, giảm hiện tượng nôn ra nước chua, không muốn ăn uống, ngực đầy tức, phiền khát, chóng mặt, đau đầu, uống rượu quá độ. Các món ăn từ cây sắn dây như: Chè sắn dây bạch quả, bột sắn dây nấu tôm thịt, chè bột sắn dây táo đỏ, chè bí đỏ đậu phộng, chè bột sắn khoai lang, chè ngô cốm, chè khoai môn mát bùi, chè bắp bột sắn dây đều có công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt ngày hè và tăng cường sức khỏe. 

Công dụng bột sắn dây

Bột sắn dây chính là loại thực phẩm chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng, có thể được sử dụng để chế biến các món ăn, làm đẹp da hoặc hòa tan với nước uống trực tiếp. Ngoài công dụng trong việc thanh nhiệt, làm mát thì công dụng bột sắn dây mà ít người biết tới chính là: Trị tàn nhang, trị mụn hiệu quả, điều trị bệnh kiết lỵ, chống ngứa do đổ mồ hôi trộm, chảy máu mũi, ngộ độc thức ăn, ngộ độc rượu, bụng nóng cồn cào và khát nước, đau đầu, sốt nóng, cảm nắng, nôn mửa. 

Ngoài ra, người ta còn dùng bột sắn dây với mục đích tăng cường nội tiết tố nữ, cải thiện vòng 1, tăng cân hiệu quả, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trợ tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng hơn, chống lại tình trạng khuyết tật ống thần kinh, đẩy mạnh lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng tê bì chân tay, chống oxy hóa, hỗ trợ chắc khỏe xương, giúp chuyển hóa cholesterol và axit amin, bổ sung thêm sắt cho cơ thể.

Công dụng bột sắn dây

Công dụng bột sắn dây

Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của loại bột này thì nó cũng mang lại một số tác hại nếu chúng ta sử dụng không đúng cách, đúng thời điểm, vậy nên uống bột sắn dây lúc nào? Nên uống sắn dây khi cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, nóng trong, uống vào sáng sớm, trước ăn 30 phút. Ngoài ra, không nên sử dụng loại bột này khi bụng đói, chỉ sử dụng khi bột đã chín hoàn toàn.

Lưu ý: Không sử dụng quá 350ml nước sắn dây mỗi ngày.

Cách pha bột sắn dây

Chuẩn bị: 1 thìa nước cốt chanh, 1 ly nước sôi 350ml và 1 muỗng bột sắn dây. 

Cách pha bột sắn dây: Cho bột sắn dây vào ly thủy tinh, tiếp đó đổ nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy để nước không bị vón cục. Khi bột sắn dây đã hoà tan cùng nước thì cho thêm muỗng nước cốt chanh vừa chuẩn bị vào. Quấy đều là chúng ta đã có thể thưởng thức. Có thể uống thay trà mỗi ngày. 

Giá trị kinh tế củ sắn dây

Sắn là giống cây được trồng ở nước ta để làm lương thực, thức ăn cho vật nuôi và nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến. Loại cây này đang được chuyển đổi nhanh chóng từ mô hình cây lương thực tự phát sang mô hình cây công nghiệp. Bột sắn dây chính là sản phẩm thông dụng trong giao thương, buôn bán quốc tế. Củ sắn dây tươi có thể chế biến thành phụ gia dược phẩm, hạt trân châu (tapioca), bánh tráng, bột khoai, mì sợi, mì ống, bún, miến, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), mạch nha, bánh kẹo, glucose, siro, mì ăn liền, rượu cồn, bột ngọt,…

Giá trị kinh tế củ sắn dây

Giá trị kinh tế củ sắn dây

Ngoài ra, củ sắn chính là nguyên liệu cho ngành công nghiệp xenlulo, được dùng để nuôi tằm, nuôi cá, làm củi đun, làm nấm. Theo nhiều hộ dân trồng sắn cho biết, giá trị kinh tế củ sắn dây mang lại đang góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Với 1ha có thể cho thu hoạch khoảng 20 – 25 tấn củ tươi. Các thương lái sẽ tới thu mua tận nơi với giá 8.000 – 15.000d/1 kg, theo tính toán thì người dân có thể thu lợi nhuận khoảng hơn 160 triệu đồng. 

Cách trồng cây sắn dây

Sắn dây có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh trên đất nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và nhiều mùn. Trước khi trồng khoảng 15 – 20 ngày cần bón lót và phơi ải để xử lý tất cả các mầm bệnh có trong đất. 

Cách trồng cây sắn dây: Cây thường được nhân giống bằng hom giống hoặc củ giống. Thông thường, người dân thường sử dụng phương pháp trồng củ giống. Sau khi thu hoạch khoảng 1 tuần thì chúng ta sẽ chọn những củ sắn dây tốt và không bị sâu bệnh, cắt chúng thành từng đoạn củ dài 5 – 7cm. Nhúng một mặt cắt vào tro bếp, sau đó để cây ở nơi khô ráo khoảng 1 – 2 ngày thì trồng trực tiếp chúng vào đất trồng. Sau khoảng 2 – 3 tuần thì cây đã sinh trưởng thành cây con. 

Cách chăm sóc: Sau khi cây sinh trưởng được khoảng 10 – 20cm thì tiến hành làm giàn leo để cây sinh trưởng dễ dàng. Thường xuyên làm sạch cỏ dại, vun xới cho đất tơi xốp, cây sẽ hấp thụ sinh dưỡng dễ dàng hơn. 

Hình ảnh cây sắn dây

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sắn dây dưới đây:

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Hình ảnh cây sắn dây

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sắn dây, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sắn – Đặc điểm, công dụng và cách phòng bệnh rụng lá

Sinh Vật Cảnh -