Cây sắn – Đặc điểm, công dụng và cách phòng bệnh rụng lá
Cây sắn là giống cây lương thực có củ, được sử dụng phổ biến trong cả quá khứ và hiện tại. Đây là loại thực vật có chứa hàm lượng tinh bột cao, có nhiều hợp chất bổ dưỡng có công dụng chế biến món ăn và làm đẹp. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây sắn, công dụng, phân biệt loại cây này với cây sắn thuyền, cách phòng ngừa cây rụng lá.
Đặc điểm cây sắn
Sắn chính là cách gọi dân gian của khoai mì hoặc củ mì. Tại Việt Nam, sắn còn được dùng để chỉ củ đậu, món ăn tươi giải khát ngày hè. Cây sắn có tên gọi là manihot esculenta, được du nhập tới nước ta vào đầu thế kỷ XVIII và nhanh chóng trở thành loại cây lương thực phổ biến tại Việt Nam. Hiện tại, chưa có thông tin nào về năm trồng và nơi trồng đầu tiên tại nước ta.
Đặc điểm cây sắn: Cây sắn có chiều cao khoảng 2 – 3m, lá có nhiều thùy, rễ phình to tạo thành củ để tích lũy các chất dinh dưỡng cũng như tinh bột. Thông thường, cây sinh trưởng từ 6 – 12 tháng là có thể cho thu hoạch, tùy vào giống, thời điểm trồng, nơi trồng và mục đích mà cây sắn có thời gian trồng khác nhau. Cách đây 1 thập kỷ, loại cây lương thực này tồn tại ở hơn 100 quốc gia lớn nhỏ, sản lượng toàn thế giới ở mức 200 – 300 triệu tấn mỗi năm. Hiện tại, nhu cầu lương thực tại Châu Phi và Trung Đông đang tăng nhanh, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học ethanol sử dụng 80% nguyên liệu đầu vào là củ sắn đã góp phần làm phát triển và tăng trưởng ngành nghề trồng sắn.
Hiện nay, 3 nước có sản lượng sắn lớn nhất thế giới đó là Thái Lan, Công Gô và Indonesia. Ngoài 3 nước này thì còn rất nhiều nước có sản lượng sắn thô cao như: Việt Nam, Mozambique, Ấn Độ, Ghana, Angola. Tại nước ta, sắn chính là loại cây lương thực quan trọng, chỉ đứng sau ngô và lúa. Chúng đang chuyển dần từ quy mô nông nghiệp nhỏ sang quy mô công nghiệp rộng lớn, từ đó mang lại năng suất cũng như lợi nhuận cao cho người nông dân. Năm 2011, sản lượng sắn của nước ta vào khoảng 10 triệu tấn, trong đó tới 70% dùng để xuất khẩu. Điều này đã góp phần biến nước ta trở thành nước xuất khẩu tinh bột lớn thứ 2 thế giới.
Công dụng củ sắn
Mỗi loại thực vật lại mang những đặc điểm, hương vị và những công dụng riêng. Củ sắn cũng vậy, chúng không chỉ đơn giản chỉ là một loại thực phẩm mà chúng còn có nhiều hợp chất hóa học tốt cho sức khỏe, được sử dụng như một vị thuốc nam chữa được một số bệnh ở người. Từ xưa, củ sắn được dùng để thay thế cho cơm gạo, ngày nay khi kinh tế Việt Nam phát triển thì người ta xem củ sắn là món ăn chơi, có thể hấp chín để ăn hoặc làm bánh. Hơn hết, đây chính là nguyên liệu chính để làm bột năng.
Củ sắn có chứa hàm lượng lớn vitamin, muối khoáng, chất xơ, chất béo, protein. Vì vậy, công dụng củ sắn trong y học chính là bảo vệ, duy trì và cải thiện sức khỏe hệ thống tuần hoàn, chống ung thư, chống lại các bệnh liên quan tới tim, vô hiệu hóa tác động của gốc tự do, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, nấm gây bệnh, chống lại bệnh tật, kích thích tế bào bạch cầu, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, việc ăn sắn mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày, giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh chóng, giảm tiết axit dạ dày, giảm tác động của thời kỳ mãn kinh, cải thiện tình trạng táo bón, cải thiện chỉ số đường huyết, ngăn ngừa táo bón và giúp xương chắc khỏe.
Công dụng thân cây sắn
Trước đây, cây sắn sau khi thu hái củ sẽ vứt bỏ đi phần thân cây, điều này đã gây nên sự lãng phí lớn cho nông nghiệp và gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường nông thôn. Thời gian gần đây, để tận dụng phần thân cây này, một nhóm nghiên cứu của trường đại học Hùng Vương đã thực hiện phương pháp ủ chua phần thân cây sắn để làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông, giúp tăng nguồn dự trữ thức ăn cho ngành nông nghiệp.
Theo nhiều chuyên gia, cách này khá đơn giản, dễ áp dụng, chúng ta chỉ cần chặt nhỏ thân cây ra làm các đoạn dài 5 – 10cm sau đó trộn chúng cùng với muối, cám gạo, rỉ mật, bột sắn. Cuối cùng là bỏ vào bao nilon và hút hết không khí trong bao, để chúng lên men tự nhiên trong 1 – 3 tháng là có thể cho gia súc ăn. Thời gian bảo quản từ 5 – 6 tháng.
Phân biệt cây sắn và cây sắn thuyền
Mặc dù cây sắn thuyền cũng có chữ sắn trong tên gọi nhưng loại cây này lại hoàn toàn khác cây sắn về đặc điểm, công dụng và đặc tính sinh trưởng. Cây sắn thuyền có tên khoa học là syzygium resinosum (Gagnep) merr. et perry (Eugenia resinosa), thuộc họ Myrtaceae (Sim). Đây là giống cây có thân thẳng, chiều cao trong khoảng 10 – 15m, thân cây có màu nâu nhạt, nhăn nheo. Lá cây mọc sum suê, phiến lá có hình mác, nhọn một đầu và thon một đầu, một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài từ 6 – 9cm, chiều rộng 2 – 4cm.
Hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ kẽ lá, quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi thụ phấn thành công. Quả sắn thuyền chín vào mùa thu, khi chín sẽ có màu tím đỏ, ăn vào có vị chát, ngọt nhẹ. Người dân ít khi dùng quả sắn thuyền để ăn mà chỉ sử dụng chủ yếu để làm thuốc trong Đông Y. Loài cây này mọc hoang dại ở khắp nơi, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Nội, Thái Bình,…
Quả sắn thuyền có ăn được không?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong quả sắn thuyền có chứa hàm lượng lớn glycosid, kaempferol, tanin, triterpen và một số loại phenol. Người ta không dùng quả sắn thuyền để ăn mà chủ yếu dùng loại quả này để làm dược liệu chữa bệnh. Quả sắn thuyền được phơi khô và tán bột, phần vỏ bên ngoài được kết hợp dùng với củ nâu để nhuộm màu. Ngoài quả thì bộ phận được dùng trong y học cổ truyền chính là lá và vỏ cây. Tùy từng tình trạng bệnh mà chúng ta sẽ có những bài thuốc khác nhau.
Cách phòng ngừa cây sắn rụng lá
Cây sắn là giống cây lương thực được trồng phổ biến tại nước ta tại nhiều tỉnh thành trong khu vực miền Bắc. Việc nâng cao chất lượng sắn và diện tích trồng trên cả nước đang là vấn đề nan giải đối với các ngành chức năng. Trong số những loại bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giống cây này chính là bệnh rụng lá. Tuy đây không phải là căn bệnh quá xa lạ đối với các loài thực vật trong nhóm cây lương thực nhưng chúng mang lại sự thiệt hại nghiêm trọng đối với cây sắn. Thậm chí, rụng lá còn là biểu hiện của căn bệnh khảm lá – Đây là căn bệnh một khi đã mắc phải thì sẽ không thể chữa tận gốc.
Cách phòng ngừa cây sắn rụng lá như sau:
- Chỉ trồng những giống sắn có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ NN và PTNT khuyến khích trồng trong địa phương đó.
- Không nên trồng sắn liên tục nhiều năm liền trên một diện tích đất mà phải trồng luân phiên cây sắn và các giống cây lương thực khác. Tốt nhất sau khoảng 2 – 3 vụ trồng sắn thì chúng ta nên chuyển qua trồng các giống cây như: Ớt, khoai tây, bù bí, bát, cà pháo, cà chua, bông, thuốc lá.
- Khi phát hiện tình trạng rụng lá thì tiến hành phun thuốc Pymetrozine để chắc chắn rằng bệnh không lây lan sang những bộ phận khác.
- Những cây đã bị rụng lá toàn bộ thì chúng ta nên tiến hành loại bỏ toàn bộ cây, sử dụng vôi bột để khử trùng đất.
Hình ảnh cây sắn
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sắn dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sắn, công dụng, phân biệt loại cây này với cây sắn thuyền, cách phòng ngừa cây rụng lá. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sam hương là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây sam hương là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc
Cây râu mèo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và ý nghĩa
Cây nhất chi mai – Đặc điểm, các thế cây, ý nghĩa, cách trồng
Cây ngũ trảo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây nghệ – Đặc điểm, phân loại, công dụng và bộ phận dùng
Cây ngải dại – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây mua – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và hình ảnh