Cây tầm vông là gì? Công dụng, cách trồng, ý nghĩa phong thủy
Trong số các loại cây thuộc họ Tre, thì cây tầm vông là giống cây phân bố chủ yếu trong khu vực miền Nam. Loại cây này mang lại nhiều giá trị kinh tế và ý nghĩa trong văn hóa của người dân nơi đây. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về thông tin cây tầm vông là gì, công dụng, cách trồng và thực hư việc cây tầm vông trừ tà.
Cây tầm vông là cây gì?
Cây tầm vông có tên khoa học là thyrsostachys siamensis, thuộc họ Bambusoideae (Tre). Loại cây này còn được gọi với nhiều tên gọi khác đó là: Cây trúc Xiêm La, cây trúc Thái hoặc cây tầm vông rừng. Loại cây này có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, chúng được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam nước ta như: Bình Phước, Bình Dương, An Giang, Tây Ninh. Trên thế giới, loại cây này mọc nhiều ở Mondulkiri, Taboong Khmum, Prey Veng, Svay Rieng, Kadal của Campuchia. Vì sinh trưởng chủ yếu ở miền Nam nên rất nhiều người thắc mắc không biết cây tầm vông là cây gì?
Cây tầm vông là giống có hình dáng bên ngoài tương tự cây trúc, chiều cao trong khoảng 6 – 14m, thân cây không có gai nhọn, ít cành hơn cây tre. Thân có hình tròn, đường kính khoảng 3 – 7cm, mọc thẳng, ít khi cong vênh. Tùy vào từng loại đất trồng khác nhau mà giống cây này sẽ có những kích thước đốt và lóng khác nhau. Thông thường, phần gốc sẽ có đốt ngắn hơn phần ngọn. Măng tầm vông có kích thước nhỏ, đặc ruột, có màu trắng, ăn vào khá giòn và đắng nhẹ, thường được người dân sử dụng để nấu ăn. Măng tầm vông ít khi bán ra ngoài thị trường, nên tại miền Tây đây chính là món đặc sản mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Lá tầm vông được chia làm hai loại đó là lá mọc trên cành và lá mo nang. Trên một cành cây thì sẽ có khoảng 6 – 8 lá mọc trên cành. Đặc điểm chung của các cây họ Tre đó là chúng đều có lá mo nang mọc trên thân cây. Nhìn chung, dù mọc ở đâu thì lá đều sẽ khá dài, nhọn hai đầu, hai mặt có lông mịn, mép lá có nhiều răng cưa. Cây tầm vông là giống thực vật có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng ở những nơi có lượng mưa dưới 1000mm/năm. Vì vậy, vùng Bảy Núi của An Giang chính là nơi có trữ lượng tầm vông lớn nhất nước ta.
Cây tầm vông để làm gì?
Từ xa xưa, cây tầm vông đã gắn bó với đời sống của con người Việt Nam. Trong công cuộc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, loài cây này đóng vai trò là một vũ khí chống lại kẻ thù. Chúng được vót nhọn một đầu, sử dụng thay cho binh khí và có tính sát thương cao. Ngoài ra, măng tầm vông được dùng để chế biến các món ăn thơm ngon, hấp dẫn, là món ăn dân dã từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Vậy, trong thời kỳ hòa bình, cây tầm vông dùng để làm gì?
Hiện nay, khi đất nước không còn chiến tranh, cây tầm vông lại đóng vai trò là một loại cây giúp phát triển kinh tế của đất nước. Việc trồng tầm vông trên diện tích lớn giúp cải thiện đời sống người dân, nâng cao nguồn thu nhập và mang lại nguồn lực kinh tế cho đất nước. Hiện nay, giá bán tầm vông trên thị trường dao động trong khoảng 20 – 60 nghìn 1 cây. Ngoài ra, cây tầm vông mang lại nhiều giá trị hữu ích cho cuộc sống con người.
Giống cây này được trồng để làm cây cảnh trang trí cho không gian sống, trồng để chống sói mòn đất. Phần thân cây được dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làm sào, làm cột, làm vật liệu trong xây dựng, làm hàng rào, làm nhà cửa, trang trí nội thất, giàn trồng các loại rau củ quả, kết be nuôi thủy sản, dựng chòi nghỉ mát, sản xuất thang tre. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm nguyên liệu trong xây dựng như: Thi công nhà tre trang trí, khu nghỉ dưỡng sinh thái, khách sạn, thi công ốp vách tre tầm vông, hàng rào tre tầm vông.
Cách trồng cây tầm vông
Cây tầm vông chủ yếu được trồng bằng phương pháp chiết cành và hom gốc. Tuy nhiên, phương pháp trồng bằng hom gốc chỉ thích hợp áp dụng cho quy mô sản xuất nhỏ bởi những cây tầm vông đã bị lấy đi một phần thân sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của cây mẹ. Hiện tại, phương pháp trồng bằng cành chiết được lựa chọn sử dụng nhiều hơn cả.
Cách trồng cây tầm vông: Sau khi chuẩn bị được giống cây thì chúng ta cần chuẩn bị đất trồng, bón lót trước khi trồng sao cho cây nhánh chóng bén rễ và sinh trưởng một cách khỏe mạnh. Mật độ trồng cây tầm vông thích hợp là 450 – 500 cây/1ha, cần trồng theo khoảng cách 4x5m hoặc 6x3m. Trước khi trồng thì nên đào hố trồng trước 3 – 4 ngày, bón lót mỗi hố khoảng 4 – 5kg phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh. Loại bỏ lớp nilon bao bên ngoài bầu cây, đặt cây vào hố trồng đã đào sẵn, vun gốc và nén chặt đất sao cho cây giống được cố định sẵn. Tiếp đó, tưới nước cho cây và phủ quanh gốc một lớp lá, rơm, rạ để khi tưới nước có thể giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc: Khi mới trồng cây thì cần chú ý lượng nước tưới sao cho không tưới quá nhiều gây trôi đất, khiến cây bị ngã, đổ. Tưới nước theo chu kỳ 2 lần/1 tuần và tiến hành làm sạch các loại cỏ dại. Ngoài ra, chúng ta cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại quanh gốc.
Phòng ngừa sâu bệnh: Khi thấy xuất hiện các lá bị vàng, úa, héo thì cắt bỏ chúng ngay.
Bón phân: Nên bón thúc cho cây theo chu kỳ 6 tháng/1 lần bằng phân NPK kết hợp phân ure.
Khi cây đã trưởng thành thì nên trồng xen canh cây với các loại cây có tán cao, thưa, nhằm mục đích che chắn gió cho cây và tận dụng tối đa được diện tích trồng. Khi cây được 4 – 5 tuổi thì bón thêm phân NPK vào đầu và cuối mùa mưa. Khi cây bắt đầu mọc măng non thì bón thêm kali.
Cách chọn cây tầm vông giống
Hiện tại, có hai loại cây tầm vông giống đó là cây tầm vông mỡ và cây tầm vông đá. Tùy vào mục đích trồng mà chúng ta có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Cây tầm vông đá thì đặc ruột, mắt dày, nặng, thân cây nhỏ hơn cây tầm vông mỡ. Ngược lại, cây tầm vông mỡ có thân to, mắt sưa hơn, nhẹ và ruột rỗng hơn giống cây tầm vông đá.
Thực hư cây tầm vông trừ tà
Từ xưa, cây tầm vông đã gắn bó với những giá trị truyền thống của Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Ý nghĩa cây tầm vông chính là sự bền bỉ, cần cù và thủy chung, loài cây này được ví như hình ảnh người nông dân Việt Nam. Ngày nay, cây tầm vông được sử dụng như một loại cây cảnh phong thủy giúp đem lại thịnh vượng, may mắn cho gia đình. Cũng giống như cây tre, cây tầm vông cũng được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp bên ngoài và ý nghĩa phong thủy bên trong.
Theo một số nhà phong thủy học, những cây trong họ Tre nói chung và cây tầm vông nói riêng đại diện cho ngũ hành. Vì vậy, khi trồng cây tầm vông trước nhà sẽ giúp xua đuổi ma quỷ, thu hút tài vận, mang lại những nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Nhiều người trồng cây tầm vông trước nhà để trừ tà, một số gia đình lại dùng cành lá tầm vông để đánh vía, một số gia đình lại chọn cách treo một vài cành tầm vông trước cửa nhà để xua đuổi vận xui ma quỷ tới quấy phá. Dù đối với nhiều người, đây là một điều gì đó mê tín, nhưng chung quy lại nó vẫn là nét đẹp trong văn hóa của Việt Nam.
Hình ảnh cây tầm vông
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tầm vông dưới đây:
Trên đây là toàn bộ về thông tin cây tầm vông là gì, công dụng, cách trồng và thực hư việc cây tầm vông trừ tà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sậy là gì? Tác dụng, nơi sống, cách dùng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây sậy là gì? Tác dụng, nơi sống, cách dùng và hình ảnh
Cây sắn dây – Đặc điểm, tác dụng củ sắn dây và cách trồng
Cây sắn – Đặc điểm, công dụng và cách phòng bệnh rụng lá
Cây sam hương là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc
Cây râu mèo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và ý nghĩa
Cây nhất chi mai – Đặc điểm, các thế cây, ý nghĩa, cách trồng
Cây ngũ trảo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng