Cây trám đen là gì? Đặc điểm, cách trồng và đặc tính gỗ
Nếu chúng ta đã từng thưởng thức các món ăn từ cây trám đen chắc hẳn cũng rất khó quên hương vị của nó. Phần nhân bên trong của quả trám đen có mùi thơm, vị béo, có thể ăn tươi hoặc làm bánh, ép dầu. Cây trám đen cũng là giống cây có nhiều công dụng trong đời sống, gỗ trám đen mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin cây trám đen là cây gì, đặc điểm, cách trồng và đặc tính gỗ.
Cây trám đen là cây gì?
Cây trám đen có nhiều danh pháp khoa học, năm 1790 loại cây này có tên là pimela nigra lour, năm 1805 giống cây này được đổi tên thành c.pimela leech, cuối cùng là canarium nigrum (Lour.) engl năm 1900 – Viết tắt là tramdenum. Trong trồng trọt có nhiều giống trám đen khác nhau như cây trám nếp và cây trám tẻ. Vì vậy, khi trồng trọt cần chú ý lựa chọn các loại cây giống phù hợp với mục đích và điều kiện canh tác của từng địa phương. Tại nước ta, loại thực vật này phân bố ở hầu hết tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Tại miền Bắc, cây mọc nhiều ở: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang. Tại miền Trung, cây mọc nhiều ở Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh. Ở miền Nam, cây mọc nhiều ở Khánh Hòa, Đắk Lắk, Quảng Nam. Trên thế giới, phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam, Hồng Kông). Nơi sống chủ yếu của loại cây này là ở trong các rừng nhiệt đới thường xanh có độ cao trong khoảng 50 – 800m so với mặt nước biển. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cây ở chân núi, sườn đồi. Trước kia, cây mọc xen kẽ với các giống cây lim, tuy nhiên hệ sinh thái kết hợp này hiện chỉ còn lại rất ít.
Quả trám đen được dùng làm thực phẩm từ lâu, quả trám om là món ăn được sử dụng phổ biến trong nhiều mâm cơm tại nước ta. Vì vậy, việc cây trám đen là cây gì được rất nhiều người quan tâm. Cây trám đen là giống cây được trồng để lấy quả và gỗ. Loại cây này ưa ẩm, sinh trưởng tốt trong đất sét, đất pha cát có tỷ lệ thoát nước nhanh, độ PH khoảng từ 4,5 – 5,5. Quả trám có thể chế biến thành một số món ăn như: Quả trám nhồi thịt, trám kho cá, trám ô mai, bánh trám đen.
Đặc điểm cây trám đen
Trước kia, người ta xem quả trám đen chính là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, vị bùi, béo. Ngày nay, đây được xem là loại quả đặc sản của một số tỉnh trong khu vực miền Bắc và miền Trung. Trồng cây trám đen sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, chỉ sau khoảng 7 – 10 năm là đã có thể cho thu hoạch khoảng 2 – 3 tạ quả/1 ha, lợi nhuận thu về khoảng 2 – 3 triệu đồng. Khi cây hết tuổi kinh tế thì bà con lại tiến hành thu hoạch gỗ.
Đặc điểm cây trám đen: Đây là giống cây gỗ lớn, chiều cao trung bình khoảng 25 – 30m, đường kính thân trong khoảng 80 – 90cm. Cây phân nhánh ở trên cao, tán cây khá dày, tỏa rộng, là giống cây lá rộng thường xanh. Vỏ cây có màu nâu nhạt, chứa tinh dầu nên có mùi thơm, phần thịt gỗ có màu đen. Lá trám đen là dạng lá kép lông chim, có màu xanh lục, hai mặt bóng, cuống lá ngắn. Hoa sinh trưởng thành cụm, kích thước nhỏ, có màu vàng hoặc trắng tùy thuộc vào giống, lá bắc dạng vảy. Quả trám đen là bộ phận có giá trị kinh tế cao, có hình trứng, khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang đen, bên trong có 3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.
Mùa hoa bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 5, mùa quả là vào tháng 10 – 12 hằng năm. Hiện tại, cây trám không mọc trong tự nhiên nhiều mà chủ yếu được người dân nuôi trồng để phát triển kinh tế. Gỗ, nhựa, quả và hạt đều cho giá trị kinh tế cao chi phí rẻ, không tốn nhiều công chăm sóc, mỗi ha trám đen có thể cho thu về khoảng 10 – 15 triệu đồng mỗi năm và tăng dần qua các năm.
Cây trám đen nếp lùn
Cây trám đen có hai loại đó là cây trám tẻ và cây trám nếp. Tuy nhiên, người ta chủ yếu trồng cây trám nếp bởi quả của chúng có vị ngọt, bùi, thịt quả dẻo, mềm hơn quả trám tẻ. Kích thước của cây trám nếp cũng nhỏ gọn hơn, có thể dễ dàng thu hái hơn, vì vậy nhiều người còn gọi cây trám nếp là cây trám đen nếp lùn. Quả trám nếp có thể sử dụng được cho cả trẻ em và người già, chúng ta có thể dễ dàng chế biến nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta trồng cây với mục đích thu hái gỗ là chủ yếu thì nên lựa chọn cây trám tẻ.
Công dụng lá cây trám đen trong y học
Ngoài quả trám đen thì bộ phận được sử dụng trong Đông Y với mục đích tương tự đó là lá trám đen. Lá trám đen được thu hoạch quanh năm, có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, lauric, octanic, linoleic, decanoic, palmitic, stearic, acid hexanoic, myristic và caproic. Theo y học cổ truyền, lá cây trám đen có tính ôn, vị chua, ngọt nhẹ và không độc, được quy vào kinh Vị và Phế. Theo y học cổ truyền, lá và quả trám đen có công dụng chữa động kinh, an thần, hòa hãn tư bổ, ho nhiều đờm, điều trị cổ họng sưng đau, chữa yết hầu sưng đau, giải rượu, giải độc, lợi yết hầu, sinh tân chỉ khát.
Cách trồng cây trám đen
Thời vụ trồng: Miền Bắc nên trồng vào vụ xuân hè hoặc hè thu, miền Trung nên trồng vào vụ thu đông và miền Nam nên trồng vào vụ hè thu. Trồng trên đất ẩm, trong ngày râm mát.
Phương thức trồng: Có thể trồng xen canh hoặc trồng thuần loài.
Mật độ trồng: Mật độ khuyến cáo là 1600 – 1650 cây/1ha, mỗi cây cách nhau 2 – 3m. Nếu trồng trong rừng nghèo thì nên trồng với mật độ 500 – 550 cây/1 ha, mỗi cây cách 4 – 5m.
Giống: Có thể trồng bằng hạt giống, cây giống, mắt ghép, cành chiết.
Cách trồng cây trám đen: Đào hố trồng với kích thước hố là 40x40x40cm hoặc 50x60x60cm. Sau khi đào hố thì tiến hành bón lót, mỗi hố bón khoảng 5 – 10kg phân chuồng hoai mục kết hợp phân NPK. Sau khi bón lót thì đảo đều phân và lấp đất. Sau khoảng 1 tuần thì đào lại hố trồng với kích thước bằng với kích thước của bầu cây, loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu cây, đặt cây vào hố trồng. Lấp kín đất, nén thật chặt và tiến hành tưới nước nhẹ cho cây.
Cách chăm sóc vườn cây trám đen
Thông thường, cây trám đen chỉ cần chăm sóc trong 4 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 3 lần. Cách chăm sóc vườn cây trám đen nhanh cho thu hoạch như sau:
Cỏ dại: Làm sạch cỏ dại xung quanh gốc cây và các giống cỏ dây leo quấn trên thân cây. Sau mỗi trận mưa cần tiến hành vun gốc, phá váng và tiến hành cắt tỉa bớt lá trên cây.
Phòng trừ sâu, bệnh hại: Giống cây này thường bị sâu vòi voi xanh phá hoại, cần thường xuyên quan sát, khi thấy có dấu hiệu bệnh cần khoanh vùng và xử lý dứt điểm.
Nước tưới: Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết tự nhiên, vì vậy chỉ tưới nước khi thời tiết quá khô hạn.
Đặc tính gỗ cây trám đen
Trong bảng phân bố gỗ của nước ta, gỗ trám đen được xếp vào nhóm VII. Đây là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt tấn công, dễ bị cong vênh. Tuy nhiên, chúng vẫn được sử dụng nhiều bởi giá thành rẻ. Gỗ cây trám đen có độ cứng và nặng ở mức trung bình, khối lượng khoảng 550 – 630kg/1m3, sợi gỗ chạy ngang, độ dài trung bình. Lõi gỗ không quá rõ ràng về màu sắc, 3 màu chủ yếu là hồng, vàng và trắng, vòng sinh trưởng không hiện rõ, dễ bị cong vênh và co rút trong quá trình sử dụng và chế biến.
Gỗ trám đen được dùng để làm đồ nội thất, sofa, sàn gỗ, giường, cánh cửa, kệ chén, bàn ghế, tủ, củi đun, bột giấy, làm nguyên liệu cho công nghiệp gỗ dán, dùng trong ngành xây dựng và làm đồ mộc. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ, giá thành của gỗ trám đen đang tăng lên không ngừng, tuy nhiên nó vẫn được xếp vào nhóm gỗ có giá mềm, giao động khoảng 3 triệu/1m3 đối với gỗ xẻ quy cách dài >3m và 2,3 triệu /1m3 đối với gỗ tròn.
Trên đây là toàn bộ thông tin cây trám đen là cây gì, đặc điểm, cách trồng và đặc tính gỗ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!
Xem thêm: Cây sơn trà là gì? Ý nghĩa, công dụng quả sơn trà, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây sơn trà là gì? Ý nghĩa, công dụng quả sơn trà, cách trồng
Cây tầm vông là gì? Công dụng, cách trồng, ý nghĩa phong thủy
Cây sậy là gì? Tác dụng, nơi sống, cách dùng và hình ảnh
Cây sắn dây – Đặc điểm, tác dụng củ sắn dây và cách trồng
Cây sắn – Đặc điểm, công dụng và cách phòng bệnh rụng lá
Cây sam hương là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc
Cây râu mèo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và ý nghĩa