Cây sơn trà là gì? Ý nghĩa, công dụng quả sơn trà, cách trồng
Quả sơn trà chính là loại dược liệu phổ biến tại Trung Quốc và Việt Nam, chúng được sử dụng rộng rãi trong Đông Y với nhiều công dụng tuyệt vời. Cây sơn trà là giống cây mọc nhiều ở miền núi nước ta, hiện nay chúng đang được ứng dụng nhiều trong việc trang trí nhà cửa. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin cây sơn trà là gì, ý nghĩa, công dụng và cách trồng loài cây này.
Cây sơn trà là gì?
Cây sơn trà có tên khoa học là crataegus cuneara sied, thuộc chi Crataegus (Táo Gai), có nguồn gốc và xuất xứ từ Trung Quốc. Tại nước ta, chúng được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Xích qua tử, mao tra, sơn tra, dã sơn tra, yên chi, sơn lý hồng, hồng quả, táo mèo dại,… Cây sơn trà có tên gọi hao hao giống cây hoa sơn trà (Cây hoa trà). Vì vậy, loại cây này rất hay bị nhầm lẫn với giống cây hoa sơn trà trong họ Hoa Hồng. Tuy nhiên, cây hoa sơn trà trong họ Hoa Hồng là giống cây cảnh hoa, có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam và Nhật Bản.
Do có sự nhầm lẫn về tên gọi nên rất nhiều người thắc mắc việc cây sơn trà là gì? Thực chất, cây sơn trà crataegus cuneara sied có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng chủ yếu để lấy quả làm dược liệu, cái tên sơn trà không được sử dụng nhiều tại nước ta mà chủ yếu người ta gọi chúng là sơn tra. Hiện nay, giống cây này được nhiều nhà nghệ thuật cây cảnh sử dụng làm cây bonsai. Tại nước ta, cây mọc hoang dại nhiều ở những vùng núi cao khoảng 1500 – 2000m so với mặt nước biển. Chúng có trữ lượng lớn ở: Hà Giang, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Lạng Sơn. Trên thế giới, ngoài quê hương là Trung Quốc thì cây cũng có mặt tại: Myanmar, Thái Lan và một số nước Châu Âu.
Thông tin cây sơn trà wiki
Cây sơn trà ra quả quanh năm nên chúng ta có thể thu hái khá dễ dàng, khi quả vừa chín thì người ta sẽ thu hoạch sau đó thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy để dùng dần. Quả sơn trà có hình cầu, màu xanh nhạt, khi già sẽ có màu hồng và khi chín chuyển dần sang màu đỏ hoặc vàng tùy giống. Bên trong có chứa hạt màu nâu đậm, vỏ hạt cứng. Đây chính là phần có giá trị nhất của cây.
Theo thông tin cây sơn trà wiki, hiện đang có hai chủng loại sơn trà đó là cây bắc sơn trà và cây nam sơn trà:
Cây nam sơn trà có chiều cao khoảng 10 – 15m, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp gai nhọn. Lá cây dài và 2 mặt nhẵn bóng, mắt dưới có lông. Hoa có 5 cánh, màu trắng, 20 nhụy, 5 lá đài. Quả có hình tròn, đường kính khoảng 1 – 1,5cm, khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang vàng hoặc đỏ.
Cây bắc sơn trà có chiều cao thấp hơn, khoảng 5 – 6m, cành nhỏ có gai, thân cây không có gai. Lá có hình trứng, thon một đầu và nhọn 1 đầu, mép lá có nhiều răng cưa. Cuống lá dài, hoa có màu trắng, 5 cánh, 5 lá đài, 10 nhụy. Quả có hình cầu, khi chín sẽ có màu đỏ.
Cả hai giống cây này đều cho hoa vào tháng 2 – 3 hằng năm, cho quả vào tháng 7 – 9 hằng năm, được trồng bằng hạt hoặc chiết cành.
Ý nghĩa cây sơn trà bonsai
Cây sơn trà có một ý nghĩa về lịch sử phong phú, chúng mang trong mình những bí mật thầm lặng của các đời hoàng đế Trung Hoa. Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng được các nhà phong thủy học đánh giá rất cao, bởi chúng gắn bó sâu sắc tới văn hóa của vùng đất phương Nam của Trung Hoa. Theo phong thủy, ý nghĩa cây sơn trà chính là vẻ đẹp của những nam thanh, nữ tú trong gia đình và sự nhiệt huyết tuổi trẻ. Trước kia, nước ta chủ yếu nhập sơn trà từ Trung Quốc, sau này khi chúng mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi, nước ta đã tiến hành nhân giống và trồng trên diện rộng để làm thuốc, làm cảnh.
Những cây sơn trà bonsai có hình dáng đẹp mắt, đa dạng kích cỡ, thân cây được uốn lượn theo nhiều thế đứng khác nhau. Hoa của cây sơn trà có màu trắng, chúng mang ý nghĩa về sức khỏe, sự may mắn, tình yêu thương của người mẹ dành cho người con của mình. Việc sử dụng cây sơn trà trang trí nội thất cũng là cách giúp tăng vẻ đẹp của không gian sống, lại vừa có thể hái quả khi cần.
Nơi trồng cây sơn trà đẹp tại Việt Nam
Dù là giống cây dược liệu được người dân thu hái quả để ngâm rượu, ngâm mật ong, ngâm đường và làm thuốc nhưng khi cây nở hoa, hoa sơn trà lại có một vẻ đẹp cực kỳ hiếm thấy. Tại bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, vào mùa hoa sơn trà, hàng nghìn ha cây sơn trà đẹp, có tuổi thọ từ 500 – 800 năm thi nhau nở hoa trắng xóa cả một khoảng không gian. Mỗi khi mùa hoa sơn trà tới, nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước ghé thăm, đây đích thị là một bức tranh sơn thủy đa sắc màu mà chúng ta nên tận mắt ngắm nhìn một lần.
Công dụng cây sơn trà rừng
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong quả sơn trà có chứa cragin, oxyacanthin, quexetin, dextrin, tinh dầu, acetylcholine, sắt, photpho, phytosterin, cholin, chất tan trong nước, acid oleanolic, acid hữu cơ, đường, tannin, vitamin C, protid, acid citric, canxi, carotene, vitamin C, flavonoid, acid tartaric, lipid, fructose,…
Cây sơn trà rừng được trồng chủ yếu để lấy quả, theo y học hiện đại, quả sơn trà có công dụng hỗ trợ giấc ngủ, tăng cường sức khỏe, ức chế các trực khuẩn liên cầu beta và tụ cầu vàng, hỗ trợ enzyme, giảm khó tiêu, đầy hơi, phòng ngừa xơ vữa động mạch, kích thích ăn ngon miệng, làm hạ lipid máu, bài tiết cholesterol ra ngoài cơ thể, chống loạn nhịp tim, tăng lưu lượng máu, điều hòa hệ tuần hoàn và giảm sự kích thích của cơ tim.
Theo y học cổ truyền, quả sơn trà có tính ôn, vị ngọt, hơi chua, không độc, có công dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giảm ứ, hỗ trợ tiêu hóa. Chủ trị ợ hơi, tiêu chảy, đầy bụng, ăn uống không ngon miệng, giúp trợ tim, chống u bướu, trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, lợi niệu, giảm mỡ máu, hạ huyết áp.
Cách trồng cây sơn trà Trung Quốc
Nhiệt độ: Trung bình hằng năm khoảng 15 – 20 độ C, mùa đông lạnh, lượng mưa hằng năm trong khoảng 1500 – 2000mm.
Đất trồng: Nên trồng trên đất tơi xốp, độ PH từ 5,5 – 7, độ cao trong khoảng 1000 – 2000m.
Thời vụ trồng: Cây sơn trà Trung Quốc nên được trồng vào đầu mùa mưa, trong khoảng tháng 6 – 7 hằng năm, trồng trong những ngày râm mát, không có nắng to.
Bón lót: Trước khi trồng cần bón lót cho đất bằng phân chuồng kết hợp phân lân, phân kali và NPK.
Cách trồng: Đào một hố trồng sao cho bằng với kích thước của cây, sâu hơn chiều cao của bầu khoảng 1 – 2cm. Xé bỏ túi nilon bao bên ngoài cây, đặt cây vào hố trồng, lấp một nửa đất sau đó nén chặt rồi mới lấp toàn bộ đất. Nén chặt và vun gốc cho cây.
Cách chăm sóc cây sơn trà nở hoa
Để cây sơn trà nở hoa, ra quả nhanh chóng thì chúng ta cần quan tâm tới kỹ thuật chăm sóc cây. Cách chăm sóc cây nhanh thu hoạch như sau:
- Nên thực hiện chăm sóc tổng thể khoảng 3 lần/1 năm vào tháng 3 – 4, tháng 7 – 8 và tháng 10 – 12 hằng năm. Tiến hành dọn sạch cỏ dại mọc xung quanh gốc cây, xới gốc và vun gốc cho cây. Tiến hành bón thúc 500g phân NPK cho 1 cây. Tỉa cành, tạo tán cho cây để cây có thể tập trung đi nuôi hoa và quả.
- Sau độ tuổi thứ 5, cây đã sinh trưởng ổn định thì tiến thành chăm sóc tổng thể sau mỗi vụ thu hoạch. Tiến hành loại bỏ những cành kém phát triển, cành mọc vượt tán, bị sâu bệnh và mọc chồng chéo lên các cành khác trong tán. Bón phân NPK với liều lượng gấp đôi.
Hình ảnh cây sơn trà
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sơn trà dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin cây sơn trà là gì, ý nghĩa, công dụng và cách trồng loài cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tầm vông là gì? Công dụng, cách trồng, ý nghĩa phong thủy
Sinh Vật Cảnh -Cây tầm vông là gì? Công dụng, cách trồng, ý nghĩa phong thủy
Cây sậy là gì? Tác dụng, nơi sống, cách dùng và hình ảnh
Cây sắn dây – Đặc điểm, tác dụng củ sắn dây và cách trồng
Cây sắn – Đặc điểm, công dụng và cách phòng bệnh rụng lá
Cây sam hương là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc
Cây râu mèo – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và ý nghĩa
Cây nhất chi mai – Đặc điểm, các thế cây, ý nghĩa, cách trồng