Cây thiên điểu hợp mệnh gì? Mô tả, độc tố và cách chăm sóc

Cây thiên điểu là giống cây quen thuộc đối với các tín đồ yêu nghệ thuật cây cảnh. Hoa thiên điểu xuất hiện ở tất cả mọi nơi, bao gồm cả nông thôn và thành thị. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cây hợp mệnh gì, cách chăm sóc ra sao và độc tố tiềm ẩn của cây. 

Nội Dung Chính

Mô tả giống cây thiên điểu

Cây thiên điểu có tên khoa học là strelitzia reginae, thuộc chi Thiên Điểu, họ Chuối Rẻ Quạt. Cái tên strelitzia reginae được dùng để tưởng nhớ vị hoàng hậu của vua George III – Charlotte của nước Mecklenburg-Strelitz. Hoa thiên điểu có tên tiếng anh là crane flower, dịch ra nghĩa tiếng Việt là hoa hạc tiên. Tại nước ta, loại cây này còn được gọi là cây chim thiên đường, bởi hoa của chúng có hình dạng rất giống chim thiên đường. Đây là giống cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, những nơi thoáng gió, phân bố nhiều ở Châu Mỹ, Châu Phi, được trồng đầu tiên ở Nam Phi cách đây gần 300 năm.

Mô tả giống cây thiên điểu

Mô tả giống cây thiên điểu

Hiện nay, cây thiên điểu được du nhập tới nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là giống cây cảnh hoa được rất nhiều người yêu thích, được trồng nhiều trong sân vườn, nội thất, tạo thành các lẵng hoa, bó hoa. Đặc điểm mô tả giống cây thiên điểu

Là giống cây thân thảo, sinh trưởng dạng bụi, phát triển rễ chùm, sống nhiều năm trong tự nhiên. Khi trưởng thành sẽ có chiều cao tối đa khoảng 2m, hoa nở quanh năm, những cây trồng trong nhà có kích thước nhỏ hơn cây trồng ngoài tự nhiên, lá cây có kích thước lớn, hình trứng, mỏng, dài khoảng 30 – 50cm, rộng 10 – 20cm, cuống dài lên tới 1m. Phiến lá có màu xanh mướt quanh năm, nhẵn bóng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Nhìn sơ qua trông khá giống lá dong gói bánh chưng nhưng nhỏ và dày hơn. 

Điểm nổi bật nhất của loại cây này chính là hoa. Hoa mọc thành chùm trên một cuống dài, hình dáng độc đáo, khác lạ. Cánh hoa sắp xếp giống hình ảnh đầu và mỏ chim, sự sắp xếp đẹp mắt này còn có công dụng giúp các loài chim khác có thể đứng để hút mật một cách chắc chắn hơn. Hoa thiên điểu có 3 lá đài, 3 cánh hoa màu cam, 3 cánh có màu tím nhạt, tràng hoa có màu lam, nhụy hoa có màu trắng. 

Cây thiên điểu cẩm thạch

Cây thiên điểu cẩm thạch là kết quả của quá trình lai giống tự nhiên. Chúng có tên gọi khác là: Cây mỏ két cẩm thạch, cây chuối mỏ két cẩm thạch, danh pháp khoa học là heliconia variegated, thuộc họ Heliconiaceae. Giống cây này cũng mang những đặc điểm tự nhiên tương tự cây thiên điểu thông thường, chiều cao khoảng 0,6 – 1m. Tuy nhiên, lá cây có màu xanh kết hợp với trắng trông bắt mắt hơn rất nhiều. Hoa có màu đỏ, vàng, cam, nhìn tương tự hoa của cây chuối đỏ.

Cây thiên điểu cẩm thạch

Cây thiên điểu cẩm thạch

Cây thiên điểu hợp mệnh gì?

Cây thiên điểu mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống và phong thủy. Ngay từ cái tên thiên điểu, loài cây này đã thể hiện rõ ý chí của sự tự do. Hoa thiên điểu có hình dáng giống loài chim, vì thế nên loài cây này chính là biểu tượng của sự tự do, không bị trói buộc. Trong phong thủy, đây chính là một món quà hoàn hảo cho một người đang muốn thử thách bản thân trước một điều gì đó mới mẻ, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nguồn gốc của cây thiên điểu tới từ hoàng gia Nam Phi, cái tên cũng gắn liền với tên gọi của vị hoàng hậu Charlotte, vì vậy loài cây này tượng trưng cho sự sang trọng, sự thành công, sự xuất sắc, sự tốt lành, hạnh phúc và bình thản. 

Ngoài ra, hoa thiên điểu chính là sự kết hợp bởi 3 màu sắc là đỏ, xanh, cam. Màu đỏ tượng trưng cho sự lãng mạn, tình yêu, niềm đam mê. Màu xanh là biểu tượng của sự tin tưởng, trung thực, chung thủy cũng như tôn trọng. Trong khi đó màu cam lại tượng trưng cho sự lạc quan và niềm đam mê và sự vĩnh cửu trong tình yêu. Chính nhờ những ý nghĩa này mà khi trang trí cây thiên điểu trong nhà sẽ mang lại sự hạnh phúc, may mắn cho tất cả các thành viên trong gia đình. Để cây phát huy được điều này thì chúng ta cần quan tâm tới việc cây thiên điểu hợp mệnh gì?

Cây thiên điểu hợp mệnh gì?

Cây thiên điểu hợp mệnh gì?

Đây là giống cây không hề kén không gian cũng như không kén người trồng. Tuy nhiên, hoa thiên điểu là sự kết hợp của 3 màu sắc rực rỡ, đây đều là những màu sắc phù hợp với người mệnh Thổ và Hỏa. Vì vậy, những người mang mệnh Hỏa và Kim nên lựa chọn cây thiên điểu làm vật phẩm phong thủy trong nhà. Ngoài ra, cây thiên điểu cẩm thạch có sắc vàng nên sẽ hợp cả với những người mệnh Kim. 

Cách chăm sóc cây thiên điểu trồng trong nhà

Cây thiên điểu là giống thực vật ưa ánh sáng gián tiếp, ưa thích bóng mát, khả năng chịu lạnh và chịu nóng kém, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là 20 – 30 độ C. Nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa trong khoảng 18 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến cây ra hoa chậm hoặc ngừng ra hoa. Những cây trồng trong nhà sẽ cần phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn trồng ngoài tự nhiên. Cách chăm sóc cây thiên điểu trồng trong nhà gồm: 

Chế độ nước tưới: Cây ưa thích độ ẩm cao, cần phải tưới nước theo chu kỳ 2 – 3 lần/1 tuần. Tùy vào điều kiện thời tiết mà có lượng nước tưới phù hợp. Khi cây còn non, nên tưới nước nhiều hơn, sau đó sẽ giảm dần theo độ tuổi của cây. 

Cắt tỉa: Thường xuyên loại bỏ những cành, lá bị khô, héo để cây tập trung đi nuôi những cành cây khỏe mạnh và chồi mới. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần cắt bỏ bớt những cành lá quá sum suê để giảm các loại sâu bệnh và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. 

Phân bón: Giống cây này không cần hàm lượng dinh dưỡng quá cao, nên bón bằng phân hữu cơ tan chậm như bounce back, phân dê, phân gà, trùn quế viên theo chu kỳ 20 – 25 ngày/1 lần vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh. Khi cây vừa ra hoa thì chuyển qua bón phân cho cây bằng phân NPK kết hợp phân kali và một số loại phân photphat canxi như: Super kali, super magnisa, super canxi nitrat theo chu kỳ 10 ngày/1 lần để hoa lưu lâu. 

Phòng ngừa sâu bệnh: Các bệnh thường gặp ở cây thiên điểu chính là ngài túi, bọ hung, rệp sáp. Khi phát hiện tới tình trạng bệnh cần loại bỏ ngay các cành lá bị bệnh và phun ngừa bệnh bằng các chế phẩm như yamida, movento, confidor, radiant. 

Cách chăm sóc cây thiên điểu trồng trong nhà

Cách chăm sóc cây thiên điểu trồng trong nhà

Cách chăm sóc cây ra hoa đúng Tết Nguyên Đán: Trước thời gian muốn cây ra hoa khoảng 10 ngày thì chúng ta tiến hành đưa chậu cây vào môi trường có nhiệt độ khoảng 5 – 7 độ C. Sau khoảng 10 ngày thì đưa cây ra đặt ở môi trường có nhiệt độ khoảng 15 – 27 độ C 6 – 7 tiếng mỗi ngày và tăng cường thêm lượng nước tưới cho cây. 

Cây thiên điểu có độc không?

Cây thiên điểu thường được trồng trong nhà để trang trí nội thất và thanh lọc không khí nên vấn đề sức khỏe luôn được đưa lên hàng đầu. Cây thiên điểu có độc không chính là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi trồng. Có nhiều thông tin trái chiều về việc đứng cạnh cây thiên điểu quá lâu sẽ bị nhiễm độc, chất độc sẽ đi từ đường tiêu hóa vào đường ruột gây tiêu chảy. Ngửi hoa thiên điểu lâu sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, giảm thị lực, ù tai. Tuy nhiên, đây lại là điều hoàn toàn chính xác. 

Những gia đình nào có trẻ nhỏ cần lưu ý trẻ không nên để trẻ lại gần quá lâu, không được chơi đùa với hoa hoặc cho hoa vào miệng. Theo trung tâm kiểm soát chất độc động vật Mỹ, loài thực vật này nằm trong nhóm cây gây ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi. Vì vậy, cần hạn chế sự tiếp xúc của trẻ em và vật nuôi đối với hoa thiên điểu. 

Cây thiên điểu có độc không?

Cây thiên điểu có độc không?

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cây hợp mệnh gì, cách chăm sóc ra sao và độc tố tiềm ẩn của cây thiên điểu. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!

Xem thêm: Cây tía tô – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng

Sinh Vật Cảnh -