Cây ươi tại Việt Nam – Đặc điểm, công dụng và cách trồng

Cây ươi là giống thực vật cho quả dùng trong y học cổ truyền, quả ươi là dược liệu có tính mát, vị ngọt nhẹ, có công dụng điều trị gai cột sống, viêm đau cổ họng, táo bón, thanh nhiệt, giải độc. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm mô tả cây ươi, giá trị kinh tế, công dụng, cách trồng. 

Nội Dung Chính

Mô tả cây scaphium macropodum (Cây ươi)

Cây ươi có tên khoa học học là scaphium macropodum, các tên đồng nghĩa là firmiana lychnophora, scaphium lychnophorum, caryophyllus macropodum, sterculia lychnophora. Thuộc chi Ươi, họ phụ Trôm, họ chính Cẩm Quỳ. Tại nước ta, cây ươi còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây đại đông quả, cây som vang, cây sam rang, cây lù noi, cây bàng đại hải, cây đười ươi bay, cây thạch, cây an nam tử, cây lười ươi, cây đười ươi,… Bộ phận được sử dụng trong y học chính là phần hạt, loại hạt này đang mang tiềm năng xuất khẩu lớn, mang lại giá trị kinh tế cao cho nước ta.

Mô tả cây scaphium macropodum (Cây ươi)

Mô tả cây scaphium macropodum (Cây ươi)

Đặc điểm của cây ươi: Thân gỗ, mọc thẳng, chiều cao khoảng 20 – 25, đường kính thân trong khoảng 50 – 100cm. Vỏ cây có màu xám đen, không nhẵn bóng, một số lớp vỏ bong thành mảng, thịt gỗ bên trong có ánh đỏ. Cây phân nhánh ngay từ giữa thân, cành nhánh có lông bao phủ. Lá cây mọc ở ngọn cành, lá có hình trứng, xẻ khoảng 3 – 5 thùy sâu, cuống lá dài. Mùa hoa ươi là vào tháng 1 – 4 hằng năm, hoa có kích thước nhỏ, đài hoa có hình ống, dài. Số lượng hoa sẽ quyết định tới số lượng quả của cây. Quả ươi là giống quả nang, chín vào tháng 6 – 8, vỏ ngoài có màu đỏ, phần thịt bên trong có màu bạc. 

Quả ươi bên trong có chứa hạt khô, kích thước hạt khoảng 5mm, vỏ ngoài màu đen, nhăn. Loại cây này có thời gian ra quả rất lâu, cứ sau mỗi vụ quả thì phải 4 năm cây mới xuất hiện chu kỳ quả mới. Cây ươi phân bố chủ yếu ở trong những khu rừng ẩm, đặc biệt là rừng nhiệt đới có độ cao từ 300 – 1000m so với mực nước biển. Cây ưa thích đất ẩm, màu mỡ, tầng đất dày. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở các tỉnh từ miền Trung đổ vào tới miền Nam như: Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam và Huế. Lâm Đồng là địa phương có trữ lượng lớn cây ươi nhất. 

Giá trị cây ươi ở Việt Nam

Vì là giống cây mang lại giá trị kinh tế cao nên trong suốt một thời gian dài, người dân ở các tỉnh miền Trung đã chặt cây ươi lấy quả bán, do đó đã ảnh hưởng tới rừng. Thời gian gần đây, nhà nước đã khuyến khích người dân nhân giống, giao đất rừng cho nông dân để vừa trồng vừa kích thích du lịch, từ đó giảm tác động tới rừng. Tới thời kỳ trái chín thì hạt ươi không rụng xuống gốc mà thường được gió phân tán sang các khu vực xung quanh. Vì thế nên cây có thể tự sinh trưởng mà không cần tới bàn tay của con người.

Giá trị cây ươi ở Việt Nam

Giá trị cây ươi ở Việt Nam

Cây ươi ở Việt Nam đang mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân, quả ươi có giá thành giao động trong khoảng 300 – 500 nghìn đồng, trái khô sẽ có giá thành cao hơn. Nếu thương lái thu mua và để sau mùa ươi mới bán thì giá có thể cao lên tới 1 triệu đồng. Trước kia, người dân thu hoạch giống cây này theo kiểu tận diệt như chặt cây, mé cành. Cộng thêm sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ tại nước ta, cây ươi đang dần không còn tuân theo chu kỳ 4 năm ra quả 1 lần nữa, chúng thậm chí kéo dài tới tận 6 – 7 năm. Có lẽ vì điều này nên người dân mới dần thấy quý trọng thứ lộc trời ban này. Thấu hiểu điều đó, chính quyền địa phương đã và đang kết hợp cùng với người dân, bảo tồn và phục hồi những cánh rừng ươi tại nước ta.

Cây ươi trồng bao lâu cho quả?

Thông thường cây ra hoa vào tháng 3, quả chín vào tháng 6 – 8 hằng năm. Những rừng ươi lớn đã mất dần, những cây ươi non mọc ra chưa kịp thu hoạch quả bởi chu kỳ sống của cây ươi khá dài. Vì vậy, nhiều người thường thắc mắc không biết cây ươi trồng bao lâu cho quả? Thông thường, ở độ tuổi thứ 10 – 11 thì cây sẽ bắt đầu cho ra đợt quả đầu tiên, chu kỳ ra quả của cây là 4 năm/1 lần. Tuy nhiên, chu kỳ ra quả của cây đang có xu hướng kéo dài do thay đổi thời tiết và khí hậu tại nhiều địa phương. 

Công dụng hạt ươi

Theo nhiều nghiên cứu, hạt ươi có chứa arabinose, pentose, galactose, tanin, polysaccharide, bassorin, chất béo, sterculin, tinh bột. Dựa vào các đặc tính sinh học và công dụng thì người ta chia hạt ươi ra làm 2 loại đó là hạt ươi bay và hạt ươi khô thường. Hạt ươi bay là loại hạt được lấy từ quả chín tự nhiên, tự rụng khi già còn hạt ươi khô thường được lấy trong mùa thu hoạch, có lẫn cả quả xanh và chín nên chất lượng không đảm bảo. Công dụng hạt ươi đối với sức khỏe đã được công nhận từ lâu.

Công dụng hạt ươi

Công dụng hạt ươi

Theo y học cổ truyền, hạt ươi có tính mát, vị ngọt nhẹ, có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, thải độc gan, lợi tiểu. Được sử dụng để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, đau mắt đỏ, chốc, lở, thổ huyết, ho có đờm, ho lâu ngày, ho khan, đau họng, sốt âm, nhức mỏi, đau xương, vôi gai cột sống và sỏi thận. Ngoài ra, hạt ươi còn được tán bột để uống điều trị tiểu đường, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm cân. Bột ươi còn có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp, phụ nữ uống loại bột này sẽ thấy da căng bóng, sáng mịn. 

Theo y học hiện đại, hạt ươi có chứa hàm lượng đường, tinh bột, chất béo, tanin, chất nhầy và chất đắng cay nên có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, cầm máu. Theo Tây Y, các bài thuốc Đông Y từ hạt ươi có công dụng chữa một số bệnh liên quan thận, gan, phổi, đau thắt lưng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, mỏi gối, bệnh nhức răng, cầm máu, kháng viêm. Chúng ta cũng có thể sử dụng hạt ươi dưới dạng trà uống hằng ngày để thanh nhiệt cơ thể mà không sợ có tác dụng phụ. 

Công dụng hoa cây ươi

Theo đặc tính sinh học của cây thì 4 năm cây mới đơm hoa 1 lần, vì vậy số lượng hoa cây ươi sẽ quyết định tới số lượng quả. Hiện y học cổ truyền và y học hiện đại chưa ghi nhận bất kỳ công dụng của hoa ươi đối với sức khỏe con người. 

Cách trồng cây đười ươi bay

Giống: Cây được trồng chủ yếu từ hạt, tốt nhất nên dùng quả ươi bay. 

Thời vụ trồng: Tháng 5 – 7 hằng năm.

Xử lý hạt giống: Phơi khô quả ươi, rửa sạch và ngâm trong dung dịch kích thích ra rễ khoảng 10 – 15 phút, cuối cùng là gieo ươm trong đất ẩm khoảng 30 ngày. Khi cây cao khoảng 5 – 10cm thì tiến hành đưa cây vào bầu.

Cách trồng cây đười ươi bay

Cách trồng cây đười ươi bay

Cách trồng cây đười ươi bay: Khi cây đủ điều kiện xuất vườn thì tiến hành đào hố trồng cây. Cần bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục trước khi trồng, đào hố với kích thước bằng với kích thước của bầu cây. Lấp đất và nén chặt sao cho cây đứng thẳng. 

Chăm sóc: Sau khi trồng cần dùng lưới che nắng cho cây, tưới nước theo chu kỳ 1 lần/1 ngày vào sáng sớm trước khi nắng lên. Bón phân theo chu kỳ 6 tháng/1 lần và sau mỗi trận mưa cần làm cỏ, phá váng cho cây. 

Tiêu chuẩn cây ươi giống

Tiêu chuẩn cây ươi giống khi chuyển qua vườn ươm: Cây cao khoảng 7 – 10cm, đã sinh trưởng 2 lá mầm, rễ mầm dài khoảng 2cm. 

Tiêu chuẩn cây ươi giống khi xuất vườn: Đã đạt độ tuổi từ 10 – 12 tháng, đường kính gốc khoảng 0,8 – 1cm, chiều cao tối thiểu 50cm. Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cành và thân còn nguyên, không bị gãy, đổ. 

Hình ảnh cây ươi

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ươi dưới đây:

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Hình ảnh cây ươi

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm mô tả cây ươi, giá trị kinh tế, công dụng, cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây tuyết tùng hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -