Cây xạ hương – Đặc điểm, tác dụng, tác hại, cách chăm sóc

Cây xạ hương là giống cây gia vị có mùi thơm nhẹ nhàng, được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn và làm thuốc điều trị bệnh. Tuy có nhiều công dụng nhưng lại không phải ai cũng biết. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, tác hại và cách chăm sóc cây xạ hương. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây xạ hương thảo

Cây xạ hương có tên tiếng anh là garden thyme, common thyme, gọi tắt là thyme, danh pháp khoa học là thymus vulgaris. Đây là giống thực vật thuộc họ Hoa Môi, có đa công dụng trong lĩnh vực trang trí, dược liệu và ẩm thực. Giống cây này được miêu tả trong sách đầu tiên vào năm 1753, thuộc chi Bách Lý Hương. Cây xạ hương có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải của Châu Âu, sau này chúng đã di thực tới nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc tập trung ở Sapa và Đà Lạt. Hiện quốc gia dùng loại cây này phổ biến nhất bao gồm: Italia, Áo, Séc, Pháp, Đức,…

Đặc điểm cây xạ hương thảo

Đặc điểm cây xạ hương thảo

Cây xạ hương còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây xạ hương thảo, cây cỏ xạ hương. Chúng ta đừng nhầm lẫn giống cây này với cây hương thảo, đây là hai giống cây có hình dáng hao hao giống nhau nhưng công dụng lại hoàn toàn khác nhau. Chúng dễ phân biệt nhờ vào mùi hương đặc trưng của mình. Đây là giống cây sinh trưởng dạng bụi, chiều cao trong khoảng 40 – 70cm, thân cây được phủ một lớp lông mềm. Lá xạ hương hình mũi mác, nhỏ, ngắn hơn lá hương thảo, mép lá xoăn nhẹ, mặt lá dưới có màu đậm hơn và có lớp lông bao phủ. 

Giống cây này ưa thích khí hậu ôn đới, trước kia sinh sống nhiều ở những vách núi cao. Hiện nay, cây được trồng ở nhiều nơi bằng nhiều phương pháp trồng khác nhau như tách cành hoặc trồng bằng hạt. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là phần ngọn cây có hoa, lá. Theo Đông Y, vị dược liệu này có vị cay nhẹ, nồng, mặn và có hương vị gần giống đinh hương. Trên thị trường hiện bán loại dược liệu này dưới hai dạng đó là khô và tươi, dạng khô được dùng nhiều nhất nhưng dạng tươi lại có nhiều hương vị hơn. 

Cây xạ hương có tác dụng gì?

Cây xạ hương được dùng trong ẩm thực và chăm sóc sức khỏe là điều được rất nhiều người biết tới. Tuy nhiên, cụ thể cây xạ hương có tác dụng gì đối với sức khỏe thì lại không phải điều mà ai cũng biết rõ. Theo nghiên cứu, bên trong cây xạ hương có chứa hàm lượng lớn chất xeton muscon C16H30O, benzoyl peroxide, amoniac, muối canxi, chất nhựa đắng, chất béo, vitamin C và A, đồng, chất xơ, sắt, mangan. Công dụng chính của loại thực vật này chính là làm hạ huyết áp, trị mụn trứng cá, giảm ho và tăng cường hệ miễn dịch.

Cây xạ hương có tác dụng gì?

Cây xạ hương có tác dụng gì?

Hàm lượng dưỡng chất có bên trong cây xạ hương có công dụng tuyệt vời trong việc giúp bạn vượt qua cơn cảm lạnh, giúp giảm triệu chứng của viêm phế quản cấp, giảm ho, giảm mức cholesterol, giảm nhịp tim khi bị huyết áp cao. Theo một số nghiên cứu thì cây xạ hương có thể được sử dụng như một chất khử trùng vi khuẩn và nấm mốc trong nhà. Ngoài ra, nhờ thành phần thymol nên giống thực vật này còn có công dụng tiêu diệt các loại virus và vi khuẩn, chuột, muỗi và một số loại côn trùng thường xuyên phá hoại cây trồng. Ngoài ra, cây xạ hương đang được ứng dụng trong việc sản xuất các loại thuốc súc miệng, khử mùi, làm thơm cơ thể.

Hơn hết, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hợp chất carvacrol của cây có công dụng kích kích thích hormone hạnh phúc của não, gia tăng sự vui vẻ, giúp con người thư giãn, thoải mái. Giống cây này chính là một loại thảo mộc có nhiều công dụng trong đời sống của chúng ta.

Lá xạ hương nấu món gì?

Tuy ẩm thực Việt Nam không quá phổ biến loại rau gia vị này nhưng tại phương Tây thì chúng được dùng phổ biến trong việc trang trí các món ăn và tăng hương vị. Xạ hương được dùng để làm bouquet garni – Một loại gia vị được thêm vào hầu hết tất cả các món ăn kiểu Tây như hầm, nướng. Vậy, cụ thể thì lá xạ hương nấu món gì? Loại gia vị này không kén bất kì nguyên liệu nào, chúng ta có thể dùng nó để chế biến cùng với cà chua, cà rốt, khoai tây và các loại hải sản, thịt khác nhau. Ngoài ra, lá xạ hương còn có thể dùng cho các món ăn tráng miệng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng để giữ được hương vị thì chúng ta chỉ nên bỏ xạ hương vào khi món ăn sắp chín. 

Tác hại của xạ hương

Nhiều người luôn cho rằng những sản phẩm dược liệu thiên nhiên luôn an toàn, lành tính, đặc biệt là những loại dược liệu có thể dùng trong nấu ăn như xạ hương. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn chưa chính xác bởi mỗi người có một cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, do đó các tác dụng phụ hoàn toàn có thể xảy ra. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, dược liệu xạ hương chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, dù là trong bất cứ loại chế biến nào. Tác hại của xạ hương sẽ xảy ra khi chúng ta sử dụng với liều lượng cao hoặc uống trong thời gian quá dài.

Tác hại của xạ hương

Tác hại của xạ hương

Một số tác hại của xạ hương chính là rối loạn tiêu hóa, khó thở, mẩn đỏ, ngứa, phát ban, làm tăng nguy cơ xuất huyết và bầm tím dưới da. Vì vậy, những người bị dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong loại thảo dược này tuyệt đối không được sử dụng chúng. Ngoài ra, dược liệu này khá an toàn đối với con người nên trẻ em trên 2 tuổi là đã có thể sử dụng được. Tuy nhiên, những đối tượng như trẻ em và phụ nữ có thai cần sử dụng với liều lượng vừa phải, cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng bởi nếu dùng nhiều có thể gây ngược tác dụng và sảy thai đối với bà bầu. 

Lưu ý khi dùng xạ hương: 

– Những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc Tây Y cần được bác sĩ chuyên môn xem xét thành phần. Người chuẩn bị phẫu thuật nên ngưng dùng loại dược liệu này trước 2 tuần. 

– Các thành phần bên trong của cây xạ hương có thể làm chậm quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu nên cần chống chỉ định cho người bị mắc bệnh đông máu. 

– Người bị các bệnh ung thư cũng tuyệt đối không được sử dụng loại dược liệu này. 

– Khi sử dụng dược liệu để chế biến món ăn thì chỉ nên chế biến ở nhiệt độ không quá 60 độ C. 

Xạ hương gây vô sinh

Các chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng quá nhiều xạ hương đối với phụ nữ có thai sẽ gây sảy thai. Cách phòng tránh tốt nhất là tuyệt đối không sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ cần hạn chế cả việc ngửi mùi hương của chúng. Gần đây có nhiều thông tin về việc sử dụng xạ hương gây vô sinh, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu hay một trường hợp cụ thể nào chỉ ra được vấn đề này. Vì vậy, việc xạ hương gây vô sinh là hoàn toàn vô căn cứ. 

Xạ hương gây vô sinh

Xạ hương gây vô sinh

Cách chăm sóc cây xạ hương

Ánh sáng: Nên trồng cây ở nơi có nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là 20 – 25 độ C. 

Nước tưới: Giống cây này có nhu cầu nước tưới vừa phải, hạn chế tưới quá nhiều gây thối thân, khi tưới không nên tưới lên toàn bộ tán cây. Đặc biệt, nên tưới nhiều nước cho cây vào mùa xuân và mùa đông để gia tăng sự phát triển của cây. 

Bón phân: Cây không cần phải bón phân với liều lượng quá dày, nên bón bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh theo chu kỳ 6 tháng/1 lần với liều lượng nhỏ. 

Sâu bệnh: Cây thường xuyên gặp nhện đỏ, thối rễ, sâu lá, khi phát hiện tình trạng bệnh cần sử dụng ngay thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị bệnh.

Hình ảnh cây xạ hương

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây xạ hương dưới đây: 

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Hình ảnh cây xạ hương

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, tác hại và cách chăm sóc cây xạ hương. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây vàng anh – Phân biệt, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -