Cây vàng anh – Phân biệt, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây vàng anh là giống cây cảnh đẹp được trồng phổ biến tại nước ta. Giống cây này có sắc vàng tươi tắn, thường hay bị nhầm lẫn với một số loại cây có hoa màu vàng trong tự nhiên. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách phân biệt loại cây này với cây hoàng anh, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh loại cây này.
Phân biệt cây vàng anh và cây hoàng anh
Cây vàng anh có danh pháp khoa học là saraca dives, thuộc họ Fabaceae (Đậu), chúng có tên gọi khác là cây vàng anh lá lớn, cây mấp mé. Đây là giống cây cảnh có kích thước trung bình, chiều cao trong khoảng 5 – 20m, đường kính thân từ 20 – 25cm. Cây mọc thẳng, tán cây có hình tròn, diện tích tỏa bóng lớn, vỏ cây có màu nâu xám. Cành cây khi mới mọc sẽ có màu đỏ tía, khi trưởng thành sẽ chuyển về màu xanh và khi già sẽ biến thành màu nâu. Lá vàng anh thuộc dạng lá kép lông chim, khi còn non khi lá sẽ có xu hướng rủ xuống. Hoa vàng anh có màu vàng, là giống hoa đơn tính khác gốc hoặc lưỡng tính.
Thông thường, mùa hoa sẽ bắt đầu vào tháng 4 và tàn vào tháng 5, mùa quả trong khoảng tháng 7 – 10 hằng năm. Giống cây này được trồng chủ yếu ở khu vực miền Nam để làm cây bóng mát, chúng cho hoa quanh năm. Nhờ hình dáng cao lớn, hoa đẹp, giống cây này được liệt vào danh sách những cây xanh đô thị, thường được trồng nhiều ở dọc đường đi, trong khuôn viên biệt thự, nhà ở, đường phố, công viên, đền chùa. Tại nước ta, có một giống cây nữa có cái tên hao hao giống cây vàng anh đó là cây hoàng anh. Nhiều người lầm tưởng hai giống cây này là một nhưng thực chất chúng hoàn toàn khác nhau.
Cây hoàng anh có tên khoa học là solidago canadensis, thuộc họ Cúc, giống cây này còn được biết tới với cái tên cây cúc hoàng anh. Loài cây hoa cảnh này có nguồn gốc từ các nước Bắc Mỹ hoặc một số nước Châu Âu và đã du nhập tới nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là giống cây công trình và cây quang cảnh phổ biến tại đô thị. Cây hoàng anh là giống cây thân thảo, chiều cao trong khoảng 50 – 80cm, toàn bộ cây được bao phủ bởi một màu xanh mướt. Lá cây có hình mũi mác, mọc so le hai bên, mép lá có nhiều răng cưa, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt.
Cây vàng anh lá đốm
Cây vàng anh lá đốm có tên khoa học là codiaeum variegatum hoặc gold gust, chúng còn được biết tới với tên gọi cây cô tòng lá đốm. Cây mang những đặc điểm sinh thái giống cây vàng anh thông thường, chiều cao trong khoảng 1 – 2m, lá cây có màu sắc nổi bật nhờ những đốm vàng có hình trứng hoặc hình elip trên nền lá xanh nhạt. Khi về già, những đốm lá này sẽ chuyển dần sang màu xanh đậm. Giống thực vật này ưa thích ánh sáng toàn phần, sinh trưởng tốt trong môi trường hạn hán. Khi cây không được cung cấp ánh sáng đầy đủ thì lá cây sẽ bị rụng, vì vậy giống cây này chủ yếu trồng làm cây cảnh đô thị.
Cây vàng anh lá nhỏ
Giống cây này có tên khoa học là saraca asoca, thuộc họ Fabaceae, tại nước ta cây còn được biết tới với tên gọi là cây vô ưu. Cây vàng anh lá nhỏ có nguồn gốc từ Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, thường sinh sống trong các khu rừng có độ cao từ 200 – 1000m so với mặt nước biển. Cây mang những đặc điểm sinh thái giống với cây vàng anh lá đốm nhưng, lá cây có hình mũi mác, dài, nhỏ hơn. Đây là giống cây có kích thước nhỏ nhất trong các loại cây vàng anh.
Cây vàng anh lá mít
Cây vàng anh lá mít còn có tên gọi khác là cây cô tòng lá mít, giống cây này có nguồn gốc từ Australia và Malaysia. Đây là giống cây vàng anh sống được trong môi trường bóng bán phần nên được sử dụng chủ yếu để làm cây cảnh nội thất. Lá cây có hình trứng, tương tự như lá mít nên được gọi là cây vàng anh lá mít. Chiều cao của cây khá thấp, trong khoảng 30 – 50cm, phân nhiều cành nhánh. Một đặc điểm nổi bật khiến cây được nhiều người yêu thích nữa đó là màu sắc của lá. Lá cây nhẵn bóng, có sự đan xen giữa các màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, trắng, xanh khiến người nhìn rất thích thú và tò mò.
Ý nghĩa cây vàng anh cảnh
Cây vàng anh đã được sử dụng làm cảnh rất phổ biến, chúng phân bố rộng khắp mọi miền của đất nước. Nhờ dáng đẹp, màu hoa nổi bật, tán cây tỏa rộng nên cây được trồng làm cây bóng mát và tạo quang cảnh. Giống cây này cũng đã được đưa vào danh sách các loại cây xanh đô thị nên trồng. Toàn cây mang một gam màu lạnh, chính vì vậy chúng mang tới một cảm giác nhẹ nhàng và những ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp.
Cây có khả năng sinh trưởng tốt trong cả những nơi râm mát nên được rất nhiều gia đình lựa chọn làm cây cảnh nội thất phong thủy. Cây vàng anh cảnh chính là biểu tượng của sự giải thoát, thanh tịnh, thiêng liêng và cao quý. Vì vậy, cây thường xuyên được trồng trong đền, chùa và còn được một số người đặt cho cái tên là cây vô ưu. Đúng như cái tên này, hoa vàng anh tượng trưng cho sự trong sạch, một tâm hồn không vướng dục vọng, tham lam, một tấm lòng con người không màng danh lợi và không tranh giành với đời.
Việc ngắm nhìn hoa vàng anh sẽ khiến cho con người an vui, thanh thản và luôn muốn hướng về cửa Phật. Nhiều người còn cho rằng, cây chính là sự hiện thân của Đức Phật, việc trồng loại cây này trong nhà sẽ giúp con người tìm ra hướng đi và sự giải thoát cho tâm hồn. Hơn hết, cây vàng anh còn mang tới ý nghĩa về sự bình an, tâm hồn vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan và sự thịnh vượng, sung túc trong cuộc sống.
Tác dụng cây vàng anh rừng
Theo y học cổ truyền, lá, hạt, quả non của cây vàng anh có thể ăn được, người dân thường dùng chúng như một loại rau rừng. Vỏ cây được dùng để sắc thuốc điều trị kinh nguyệt quá nhiều, đòn ngã, phong thấp. Phần vỏ cây này còn có thể ngâm rượu uống có tác dụng giảm đau xương khớp và làm thuốc điều kinh. Gỗ cây còn có thể tận dụng để đóng các sản phẩm đồ gia dụng hằng ngày. Tại Ấn Độ, người dân sử dụng vỏ cây để điều trị đau tử cung, giúp nhanh lành vết rách tử cung sau khi sinh con. Tất cả các công dụng của loại dược liệu này không được ghi chép nhiều nhưng trong y học dân gian đã có các trường hợp điều trị bệnh thành công từ loại cây này.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì cây vàng anh rừng có chứa hợp chất ketosteril và muối calcium. Hai hợp chất này có công dụng chính là thu liễm và điều trị rong kinh. Theo một số tạp chí như: Indian Journal of Pharmacology, Journal of Pharmacy Research, Environmental toxicology và International Journal of Chemical and Pharmaceutical Sciences, cây vàng anh có công dụng bảo vệ tim mạch trước tác dụng phụ của thuốc cyclophosphamide, chống oxy hóa, tẩy giun sán, hạ đường huyết, bảo vệ thận trước tác hại của bức xạ gamma.
Ngoài ra, chiết xuất hexane, ethanol, chloroform, hexan, ethyl acetate từ cây vàng anh còn có công dụng chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại thực vật có hoa trên thế giới. Chiết xuất ethanol của cây còn có thể chống trầm cảm hữu hiệu.
Lưu ý: Tất cả các nghiên cứu hiện đại đều được thực hiện trên cây vàng anh lá nhỏ, các giống cây vàng anh khác có được tính thấp hơn nên chưa được thực nghiệm các thí nghiệm lâm sàng.
Hình ảnh cây vàng anh
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây vàng anh dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phân biệt cây vàng anh với cây hoàng anh, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ươi tại Việt Nam – Đặc điểm, công dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây ươi tại Việt Nam – Đặc điểm, công dụng và cách trồng
Cây tuyết tùng hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây trứng gà – Đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và tác dụng
Cây trắc bách diệp là gì? Tác dụng, đặc tính gỗ và cách trồng
Cây thanh mai – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc
Cây thiên điểu hợp mệnh gì? Mô tả, độc tố và cách chăm sóc
Cây tía tô – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách sử dụng