Cây cà na là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây cà na là giống cây mọc chủ yếu ở miền Tây được rất nhiều người yêu thích. Giống cây này tuy không mang lại nhiều giá trị kinh tế nhưng chúng mang tới khá nhiều công dụng trong đời sống và y học. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa cây cà na.
Cây cà na là cây gì?
Cây cà na có tên khoa học là e.madopetalus pierre, elaeocarpus hygrophilus kurz, thuộc họ Elaeocarpaceae (Côm). Trước đây, cây cà na chủ yếu mọc hoang dại tại nhiều vùng đất bị nhiễm mặn ở miền Tây. Với cái tên khá bắt tai, nhiều người thường thắc mắc không biết cây cà na là cây gì? Thực chất, cây cà na là cây trám trắng, chúng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây bạch lãm, cây cảm lãm, cây côm háo ẩm. Người dân thường thu hoạch chúng vào tháng 7 – 8 âm lịch. Đây là giống cây thân gỗ, chiều cao trong khoảng 12 – 25m, cành non có màu nâu nhạt, được bao phủ bởi lớp lông mềm.
Lá cà na thuộc dạng lá kép lông chim, phiến lá có hình trứng, mọc so le hai bên, nhọn một đầu, tù một đầu. Một lá trưởng thành thường có khoảng 7 – 11 lá chét, mặt bên bóng hơn mặt dưới, mặt dưới có lông. Những lá ở gần gốc sẽ ngắn hơn trên ngọn, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa cà na mọc ra từ ngọn, mọc tập trung thành chùm, các bông hoa thường mọc thưa, đài hoa có lông, tràng hoa hơi tròn, có 6 nhị. Quả cà na có hình trứng, là dạng quả hạch, đường kính khoảng 1 – 2cm, dài 3cm. Khi còn non có màu xanh đậm, chát, khi già sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, vị chua, bên trong có chứa hạt cứng.
Mùa hoa cà na bắt đầu vào tháng 10 và tàn vào tháng 3 năm sau. Bộ phận có thể sử dụng được chính là quả, lá, rễ và vỏ cây. Chúng đều có chứa hàm lượng dược tính cao nên được dùng phổ biến trong Đông Y. Cây cà na được tìm thấy nhiều ở phía bắc của Lào và phía Nam của Trung Quốc. Tại nước ta, chúng có thể sinh sống trên nhiều loại đất khác nhau, mọc nhiều ở miền Tây. Tại miền Bắc, chúng mọc rải rác ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình.
Cây cà na Thái
Cây cà na Thái còn được dân gian gọi với cái tên cây cà na tứ quý, đây là giống cây cà na có nguồn gốc từ Thái Lan. Chúng có năng suất cao hơn, loại cây này sẽ cho thu hoạch sớm hơn cây cà na Việt, từ thời điểm trồng tới khi thu hoạch chỉ mất khoảng 16 – 22 tháng.
Công dụng cây cà na rừng
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây cà na có chứa hàm lượng thymol, nerol, elemol, geraniol, P – Cymere, B – caryophyllene, A – copaene, vitamin, photpho, sắt, canxi. Theo y học cổ truyền, dược liệu cà na có tính ôn, vị ngọt, hơi chua và không độc, được quy vào kinh Phế và Vị. Nhiều cuốn sách y khoa cổ đã ghi chép lại công dụng của cây cà na rừng, theo cuốn “Nhật hoa tử bản thảo” hoặc “Thực liệu bản thảo” đã có ghi chép lại, công dụng của cây cà na rừng chính là giải độc, giải say rượu, hòa hãn tư bổ, chỉ khát sinh tân, lợi yết hầu, thanh giọng, sinh tân, tiêu khát, thanh nhiệt.
Theo y học hiện đại, các hợp chất hóa học có trong cây cà na có thể tăng tiết dịch vị tiêu hóa, kích thích tuyến nước bọt, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Quả cà na tuy có kích thước nhỏ nhưng ngoài công dụng ăn tươi thì chúng còn có công dụng chữa đau răng, dị ứng sơn, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, điều trị hóc xương, trị giun, chữa động kinh, an thần, điều trị viêm amidan, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tăng cường hệ thống hóa, điều trị ho ra nhiều đờm, chữa yết hầu sưng đau, làm thuốc chữa viêm cổ họng. Nhờ những hàm lượng dinh dưỡng cao có bên trong, chiết xuất từ quả cà na còn có thể dùng an toàn cho cả người già và trẻ nhỏ, thậm chí cả những người có cơ thể suy nhược vẫn có thể sử dụng một cách an toàn.
Cách trồng cây cà na
Chúng ta nên trồng cây cà na ở trong những khu vực đất trồng có nguồn nước tưới dồi dào, nhất là những khu vực gần sông, suối, thoáng mát.
Khoảng cách trồng: Hố trồng sâu 50cm, rộng 30cm, các cây cách nhau 5x4m.
Cây giống: Cây con đủ tuổi xuất vườn khi đã có tuổi được 9 – 12 tháng.
Cách trồng cây cà na: Rạch bao nilon bên ngoài và đặt cây vào hố trồng, lấp đất sao cho mặt đất ngang bằng với cổ rễ.
Tưới nước: Giống cây này có khả năng chịu hạn khá tốt, chúng ta cần cung cấp nguồn nước dồi dào trong mùa khô, tăng cường lượng nước tưới khi trái đang lớn và chuẩn bị cho thu hoạch. Ngay sau khi trồng cần tưới nước phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng theo chu kỳ 3 – 4 lần/1 ngày. Càng về sau, số lần tưới nước sẽ giảm dần.
Phòng trừ cỏ dại: Nên tiến hành phủ lên bề mặt bằng cây phân xanh, rác, cỏ để hạn chế cỏ dại. Tiếp đó, xới phá váng sau mỗi trận mưa lớn. Ngoài ra, cần làm cỏ thường xuyên vào 2 vụ đó là vụ thu tháng 8 – 9 và vụ xuân tháng 1 – 2.
Cách trồng cây cà na Thái
Cách trồng cây cà na Thái tương tự với cách trồng cây cà na ta. Chúng có hình dáng bên ngoài tương tự nhau nhưng đặc tính sinh trưởng sẽ vượt trội và mang lại năng suất cao hơn rất nhiều. Đây cũng chính là lý do khiến rất nhiều người ưa thích trồng giống cây này thay vì cây cà na ta. Hiện tại, quả cà na Thái đang có giá dao động trong khoảng 30.000 – 35.000 đồng/1kg, đắt gấp 3 lần quả cà na thông thường. Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn đã trồng qua loại cây này thì chúng dễ chăm sóc hơn cây cà na Việt rất nhiều, có khả năng chịu ngập cao, khả năng chịu hạn trong thời gian dài.
Cây cà na Thái có thể chịu được đất phèn tốt, thậm chí 10 ngày mới tưới nước 1 lần thì cây vẫn có thể sinh trưởng tốt được. Đặc biệt, giống cây này rất thích hợp để trồng xen canh cùng với các loại cây khác. Kể từ khi trồng tới khi thu hoạch chỉ mất khoảng 2 năm, trung bình mỗi năm cây cho thu hoạch khoảng 8 – 9 tạ. Theo tìm hiểu, giống cà na mới này có khả năng chịu được sâu bệnh tốt, nên có thể giảm được công chăm sóc, chi phí trong quá trình trồng.
Tiêu chuẩn cây cà na giống
Để cây cà na có thể sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh thì cây cà na giống phải mang những đặc điểm hình thái bên ngoài của cây mẹ. Lá cây có màu xanh đậm, thân cây mập mạp, ngọn cây không bị sâu bệnh, không bị gãy hay dập. Bầu cây không có dấu hiệu bị vỡ bầu, hư hỏng.
Ý nghĩa cây cà na miền Tây
Miền Tây chính là vùng sông nước có lượng tôm cá dồi dào và những giống cây ăn trái đặc trưng, đậm chất miền quê. Quả cà na được bán phổ biến ở tất cả các nơi, từ ven đường, trong chợ tới các khu du lịch. Chúng được người dân tận dụng làm các món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Mùa quả cà na được người dân gọi là mùa trám xanh, chúng cho thu hoạch vào đúng thời điểm nước lũ lên. Người dân nơi đây có kể lại rằng, khi mùa nước lũ lên, hầu hết các loại cây trái tại đây không sống được nhưng riêng cây cà na lại cho trái rất căng tròn, sum suê.
Cây cà na miền Tây đã trở thành cách để kích cầu du lịch nơi đây. Mỗi khi du khách tới đây, họ luôn tìm kiếm những hộp mứt cà na thơm ngon, hấp dẫn về làm quà cho người thân, bạn bè. Tuy loại quả này không cầu kỳ về hình thức nhưng chúng đã trở thành món đặc sản quê nhà, tạo ấn tượng khó phai trong lòng thực khách.
Hình ảnh cây cà na
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cà na dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa giống cây cà na. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bứa là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bứa là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bìm bìm là gì? Tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bạch hạc là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây xà nu là cây gì? Đặc điểm, công dụng và cách trồng
Cây xạ hương – Đặc điểm, tác dụng, tác hại, cách chăm sóc
Cây vàng anh – Phân biệt, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây ươi tại Việt Nam – Đặc điểm, công dụng và cách trồng