Cây cẩm thị là cây gì? Công dụng, cách trồng và chăm sóc
Nhờ đặc tính thân to, tán lớn, cây cẩm thị được ưa chuộng sử dụng làm cây cảnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Gỗ cẩm thị được xếp vào 1 trong những loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây cẩm thị, công dụng, cách trồng và chăm sóc cũng như thông tin quả cẩm thị có ăn được không?
Cây cẩm thị là cây gì?
Với nhiều người, cây cẩm thị vẫn là một cái tên xa lạ, nhưng đối với những người sành sỏi trong thị trường gỗ thì chắc hẳn không quá xa lạ. Nhờ giá trị kinh tế mà loại cây này mang tới cho người dân nên chúng đang bắt đầu được trồng và khai thác một cách ngày càng rộng rãi. Vậy cụ thể, cây cẩm thị là cây gì? Cây cẩm thị là giống cây quang cảnh được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc. Nhìn chung, cây có tính thẩm mỹ cao, có tác động tốt tới lượng oxy trong không khí. Ngoài ra, nhiều người cũng đã tiến hành trồng giống cây này làm cây cảnh phong thủy. Tuy nhiên khái niệm cây cẩm thị phong cảnh vẫn còn khá mới mẻ đối với người Việt.
Hiện nay, người ta chia cẩm thị ra làm hai loại, đó là cẩm thị phong thủy và cẩm thị lấy gỗ. Cây cẩm thị phong thủy có kích thước nhỏ hơn cây cẩm thị lấy gỗ rất nhiều lần, thường được trồng trước nhà, khuôn viên của biệt thự, xí nghiệp,… So với các loại cây cảnh khác như cây vạn lộc, cây tùng, cây vạn niên thanh, cây chay, cây ngâu, cây cau,… thì cây cẩm thị ít được người quan tâm hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn mang những giá trị, công dụng và ý nghĩa riêng.
Cách nhận biết cây cẩm thị
Cách nhận biết cây cẩm thị thông qua những đặc điểm bên ngoài như sau: Đây là giống cây thân gỗ, chiều cao khoảng 10 – 18m, cây cẩm thị phong thủy thì có chiều cao thấp hơn khoảng 2 – 5m. Thân gỗ cong queo, vỏ cây có màu nâu xám, cây phân nhiều nhánh. Cành nhánh dài, mọc tỏa ra nhiều phía, vỏ ngoài nhẵn bóng và có xu hướng mọc rủ xuống đất. Lá cây có màu xanh lục, hình trứng, 2 mặt nhẵn bóng, nhọn một đầu, thon một đầu, chiều dài của một chiếc lá trưởng thành khoảng 10 – 18cm,rộng khoảng 4 – 8cm.
Hoa cẩm thị mọc tập trung ở đầu cành, mọc ra từ nách lá, là giống hoa đơn tính có khoảng 15 – 20 nhị. Hoa không có cuống, một cụm hoa có khoảng 4 – 7 bông hoa, cánh hoa có màu trắng, hình ống. Quả cây cẩm thị là dạng quả mọng, bên ngoài có nhiều lông màu vàng, bên trong có 4 ô, mỗi ô chứa 1 hạt, mỗi hạt thường dài khoảng 0.8 – 1.2cm. Hiện tại, cây cẩm thị phân bổ nhiều ở các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Việt Nam, đảo Celebes, Châu Úc, Ấn Độ,… Tại Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng thấy sự xuất hiện của cây ở Tây Nguyên, Phan Rang, Khánh Hòa. Vùng đất Cam Ranh được xem là vùng cho gỗ cẩm thị có chất lượng cao nhất cả nước.
Công dụng cây cẩm thị rừng
Cây cẩm thị rừng chính là giống cây chính để thu hái gỗ cẩm thị, trong số tất cả các loại gỗ trên thị trường gỗ cẩm thị được xem là giống gỗ cao cấp, thậm chí chúng được nhiều người ví von là vua của dòng gỗ cẩm. Gỗ cẩm thị chính là sự ưu tiên hàng đầu trong việc sản xuất và thiết kế đồ nội thất. Gỗ cẩm thị được lấy trực tiếp từ cây cẩm thị rừng sẽ có đường vân gỗ sắc nét, màu vân gỗ tương phản nhau tạo nên hiệu ứng 3D rõ rệt. Gỗ khá cứng, chắc chắn, ít khi bị nứt nẻ và mối mọt. Hiện nay, gỗ cẩm thị được phân loại theo màu sắc, có 3 loại gỗ chính là gỗ cẩm thị đen, gỗ cẩm thị tím và gỗ cẩm thị xanh.
Chính nhờ những ưu điểm vượt trội về chất lượng gỗ nên chúng đang bị khai thác ở mức báo động, chúng đang dần trở nên vô cùng khan hiếm. Vì điều này đã khiến cho giá thành của chúng ở mức rất cao trên thị trường. Chúng được giới thượng lưu cực kỳ ưa chuộng, dùng làm tủ kệ giường, bài vị, lục bình, đồ gia dụng, sản phẩm điêu khắc, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ. Sự xuất hiện của các sản phẩm gỗ cẩm thị giúp cho không gian sống trở nên cổ điển, cao cấp và sang trọng hơn rất nhiều. Hiện nay, giá gỗ cẩm thị trên thị trường đang giao động ở mức chục triệu đồng cho 1m3 gỗ. Các sản phẩm sau khi được chế tác có giá lên tới hàng tỷ đồng.
Ngoài tác dụng lấy gỗ thì cây cẩm thị còn có công dụng tuyệt vời trong việc làm cảnh. Phục vụ nhu cầu của thị trường, giống cẩm thị có kích thước nhỏ đã ra đời. Những chậu cẩm thị được dùng để trang trí tiểu cảnh cho sân vườn, trang trí nội thất, khuôn viên,… Đa phần, các cây cẩm thị làm cảnh đều được uốn nắn bonsai đẹp mắt, chúng mang tới sự sang trọng cho không gian. Theo phong thủy, giống cây này sẽ mang tới những điều may mắn, thu hút tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Bản chất chúng là một giống cây tứ quý nên việc sử dụng chúng làm cây cảnh sẽ có tác dụng rất lớn trong phong thủy.
Ý nghĩa hoa cẩm thị
Hoa cẩm thị là giống hoa đơn tính cùng gốc, hoa có màu trắng, giúp tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cây. Tuy nhiên, người trồng không quá quan tâm tới hoa cẩm thị bởi cây cẩm thị vốn dĩ là giống cây cảnh thân.
Quả cẩm thị có ăn được không?
Cây cẩm thị và cây thị núi có những điểm tương đồng với nhau về đặc điểm hình thái bên ngoài. Cây thị cũng là một giống cây thân gỗ, phần gỗ của chúng không mang lại giá trị cao như cẩm thị. Lá cây có hình dáng tương tự nhưng hoàn toàn không có lông. Lá cây được ứng dụng trong Đông Y với công dụng điều trị các bệnh về đường ruột một cách tuyệt vời. Quả thị có màu vàng, tròn, mọc nước, vỏ mỏng, phần thịt bên trong khi chín ăn vào rất ngọt, giúp thư giãn đầu óc. Loại trái cây này được rất nhiều người yêu thích. Cây thị cũng có người dùng làm bonsai cây cảnh nhưng về xét về mức giá bonsai không bằng với cây cẩm thị.
Nhờ cái tên và hình dáng hao hao giống nhau nên có rất nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau, họ cũng đặt ra nhiều câu hỏi như quả cẩm thị có ăn được không? Thực chất, cây cẩm thị là giống cây cảnh thân nên chúng ít cho trái, và trái của nó cũng không thể ăn được.
Trồng và chăm sóc cây cẩm thị
Cây cẩm thị được xem là giống cây gỗ quý hiếm số 1 quốc gia, vì vậy việc trồng và chăm sóc cây cẩm thị được rất nhiều người quan tâm.
Chuẩn bị đất trồng: Nên trồng trên đất tơi xốp, có độ thoát nước cao, đất bằng phẳng không quá gồ ghề.
Mật độ trồng: Tùy theo mục đích trồng mà chúng ta sẽ có mật độ trồng khác nhau. Nếu trồng trên diện tích lớn thì nên trồng với mật độ 1.100 cây/1ha, kích thước tối thiểu giữa các cây khoảng 3x3m. Sau 5 năm, cần thực hiện loại bỏ cây xấu, sâu bệnh và gãy ngọn để giảm 30% mật độ.
Chuẩn bị hố trồng: Đào hố trồng có kích thước 30x30x30cm. Trước khi tiến hành trồng cây cần thực hiện bón lót bằng phân NPK và phân chuồng hữu cơ các loại.
Cách trồng: Loại bỏ lớp nilon bao bên ngoài bầu cây, đặt cây vào hố trồng và giữ cho cây đứng thẳng. Dùng tay nhấn chặt đất xung quanh gốc cây.
Cách chăm sóc:
– Trong suốt 1 tháng sau khi trồng cây cần dặm những cây bị chết, sâu bệnh hoặc gãy ngọn.
– Tiến hành làm cỏ, dọn gốc để hạn chế sâu hại tấn công, bởi giống cây này thường xuyên bị tình trạng sâu đục thân.
– Bón phân định kỳ cho cây bằng phân NPK kết hợp với phân chuồng hoai mục khoảng 6 tháng/1 lần. Kể từ năm thứ 3 thì bón 2 năm/1 lần.
Hình ảnh cây cẩm thị
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cẩm thị dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây cẩm thị, công dụng, cách trồng và chăm sóc cũng như thông tin quả cẩm thị có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cát lồi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây cát lồi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cà ri – Đặc điểm – cách phân biệt, công dụng và cách trồng
Cây cà na là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bứa là cây gì? Công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bìm bìm là gì? Tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bạch hạc là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây xà nu là cây gì? Đặc điểm, công dụng và cách trồng