Cây cát lồi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Cây cát lồi là giống thực vật có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Đây là loại dược liệu đã được sử dụng trong Đông Y từ lâu. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm củ cát lồi

Cây cát lồi là giống cây thuốc có tuổi thọ cao, có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh ở người. Tất cả các bộ phận từ lá, vỏ, rễ đều có những tính chất hóa học riêng và công dụng riêng. Giống thực vật này còn được người dân gọi với cái tên là cây mía dò hay củ cát lồi. Đây là giống cây thân thảo, thuộc họ Gừng, mọc thẳng, là giống cây thường xanh. Phần thân khá mọng nước, chiều cao khoảng 1 – 2m. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở trong rừng, những nơi ẩm ướt và râm mát. Cây sinh trưởng tốt trong đất giàu dinh dưỡng, có tỷ lệ thoát nước tốt.

Đặc điểm củ cát lồi

Đặc điểm củ cát lồi

Hình thức sinh trưởng của cây giống như cây mía, thân không phân nhánh, có màu xanh nhạt hoặc đỏ sẫm. Rễ cây phình to, tạo củ, chiều dài khoảng 10 – 30cm, đường kính rễ trong khoảng 3 – 5cm. Phần vỏ ngoài có nhiều vết sẹo hình tròn, nhỏ, đây chính là vết thương sau khi các rễ con rụng đi tạo thành. Rễ cát lồi không có mùi. Lá cát lồi có màu xanh lục, cuống ngắn, cuống hình bầu dục, chiều dài khoảng 15 – 30cm, chiều rộng khoảng 4 – 5cm, nhọn một đầu, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có nhiều lông tơ. Lá sinh trưởng theo chiều xoắn ốc dọc theo thân cây nên tạo ra một tán cây khá đẹp mắt. 

Hoa của cây sinh trưởng thành cụm, mỗi thân cây sẽ chỉ sinh trưởng một cụm hoa ở phần ngọn có màu đỏ thẫm. Các cụm hoa khác sẽ có màu trắng, mỗi cụm có khoảng 3 – 4 bông hoa. Mỗi bông hoa có hình giống chiếc kèn, đường kính hoa khoảng 10cm. Sau khi cây thụ phấn thành công thì sẽ sinh trưởng quả. Quả cát lồi là dạng quả nang, bên trong chứa hạt màu đen, phần thịt bên trong có màu trắng. 

Cây cát lồi có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây cát lồi có chứa hàm lượng diosgenin, saponin, hydrat cacbon, albuminoid, nước. Vậy, cụ thể thì cây cát lồi có tác dụng gì? Tất cả các bộ phận của cây đều có những công dụng riêng biệt đối với sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền, rễ cát lồi có vị đắng nhẹ, tính mát, chủ trị bổ huyết, long đờm, hạ sốt, điều trị viêm phế quản, giun đường ruột, hen suyễn, phát ban, sốt. Chiết xuất rễ cây có tác dụng giảm lượng đường trong máu, được sử dụng như một chất chống oxy hóa, chống căng thẳng, điều trị viêm gan. Ngoài ra, nước sắc từ củ cát lồi còn có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị cổ trướng, vàng da, xơ gan, rắn cắn, hen suyễn, điều trị ho, phù chân,…

Cây cát lồi có tác dụng gì?

Cây cát lồi có tác dụng gì?

Chiết xuất từ lá và thân cây cát lồi có công dụng chống viêm khớp, vàng da, làm thuốc trị rắn cắn, ghẻ, vết thương hở, vết cắt, trị ho, trị tiêu chảy. Đồng thời, chúng còn được dùng để điều trị các vấn đề bên ngoài cơ thể như tình trạng đau mũi, phát ban, thiếu máu, viêm, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh ngoài da, bệnh phong, làm giảm cảm giác nóng rát, táo bón. Hiện nay, y học hiện đại đã nghiên cứu ra rất nhiều loại dược liệu để điều trị bệnh nhiễm trùng da, nội ký sinh trùng, nghẹt mũi và phổi từ loại cây này. Nước ép từ cây cát lồi còn có công dụng tuyệt vời trong việc ổn định kinh nguyệt, lợi tiểu, làm mát cơ thể,…

Cách dùng củ cát lồi tươi

Cây cát lồi là giống thực vật có thể ăn được, người dân thường dùng lá và ngọn non của cây cát lồi để làm rau salad hoặc ăn kèm với các loại thịt, bánh. Đối với giống thực vật này, gần như tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc dạng khô. Trong đó, phần củ rễ chính là phần được sử dụng nhiều nhất. Cách dùng củ cát lồi tươi trong Đông Y khá đơn giản. Sau khi thu hoạch được phần củ rễ này thì chúng ta mang chúng đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ, mỏng. Tiếp đó mang chúng đi phơi khô và sao vàng. Cuối cùng là bảo quản chúng ở nơi kín gió, trong bình thủy tinh hoặc túi nilon để dùng dần.

Cách dùng củ cát lồi tươi

Cách dùng củ cát lồi tươi

Ngoài ra, khi sử dụng thân và lá dưới dạng tươi thì chúng ta nên cắt bỏ những lá già, khô, ngọn của hoa và lá bắc của quả. Cách sử dụng cây cát lồi để chữa bệnh như sau:

Chuẩn bị khoảng 10 – 15g dược liệu cát lồi khô, nếu dùng tươi thì cần mang chúng đi rửa sạch. Sắc cùng với nước khoảng 100ml, chia lượng thuốc ra làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng để thấy sự hiệu quả. 

Cây cát lồi ăn bánh xèo

Người miền Tây thường hay ăn bánh xèo với rau, người dân vẫn thường nói với nhau “bánh xèo mà không có rau thì còn gọi gì là bánh xèo”. Chưa dừng lại ở đó, một rổ rau mà thiếu đi lá cát lồi thì vẫn không thể gọi đó là hoàn mỹ được. Nhiều người cho biết, bánh xèo ngon 80% là do nước chấm nhưng thiếu rau thì cũng không ra làm sao cả. Khi dọn một đĩa bánh xèo ra mà không thấy sự xuất hiện của lá cát lồi thì vẫn chưa được xem là bánh xèo miền Tây chính gốc. Cứ như vậy, cây cát lồi ăn bánh xèo đã trở thành một điều gì đó hiển nhiên mà bất cứ ai ở Nam Bộ cũng biết.

Cây cát lồi ăn bánh xèo

Cây cát lồi ăn bánh xèo

Củ cát lồi ngâm rượu

Với những người thường xuyên phải lao động nặng, cơ thể bị tình trạng đau nhức, mệt mỏi thì rượu cát lồi chính là thứ thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Chuẩn bị: Rượu gạo 35 – 40 độ, 1kg củ cát lồi đã được phơi khô và sao vàng trên chảo nóng. 

Củ cát lồi ngâm rượu bằng cách như sau: Cho phần rễ cát lồi đã được chuẩn bị trong bình thủy tinh theo tỷ lệ 1 lít rượu 1kg củ thuốc. Ngâm liên tục trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống khoảng 5 – 10ml, uống xong sẽ khiến chúng ta dễ đi vào giấc ngủ và có một tinh thần khá sảng khoái. Rượu cát lồi sẽ hơi đắng nhưng lại có mùi thơm rất dịu nhẹ, với rượu này, chúng ta nên uống trước khi đi ngủ là thích hợp nhất. 

Tác dụng của rượu cát lồi: Cách sử dụng này sẽ không gây nóng trong bởi theo Đông Y, đây là một thứ rượu có sự cân bằng tốt giữa âm, dương. Không chỉ có lợi cho sức khỏe, uống rượu cát lồi còn có thể giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa, giảm đau nhức, làm ấm cơ thể, giúp khí huyết lưu thông.

Củ cát lồi ngâm rượu

Củ cát lồi ngâm rượu

Cách trồng cây cát lồi

Việc trồng cây cát lồi vô cùng đơn giản, nhưng trồng thế nào để cây cho củ có chất lượng cao thì không phải ai cũng làm dược. 

Thời vụ trồng: Là giống cây sinh sống chủ yếu trong khu vực nhiệt đới nên chúng ta chỉ nên canh tác trên vụ đông xuân và vụ hè thu. 

Thời điểm trồng: Buổi sáng. 

Đất trồng: Nên trồng trên đất tơi xốp, nắng không chiếu quá gay gắt. Đất trồng cần được bón lót bằng phân hữu cơ và phân chuồng hoai mục trước khi thực hiện canh tác. 

Giống cây: Phương pháp trồng đang được nhiều người áp dụng chính là giâm cành trực tiếp từ cây mẹ.

Cách trồng cây cát lồi: Đào các hố trồng có kích thước bằng với kích thước của cành giâm, các cây cách nhau với khoảng cách từ 0,8 – 1m. Giâm cành vào hố trồng sao cho thân cây vuông góc với mặt đất. Lấp đất và vun gốc sao cho khi mưa xuống không làm trôi đất ở xung quanh gốc.

Chăm sóc: 

Hình ảnh cây cát lồi

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cát lồi dưới đây:

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Hình ảnh cây cát lồi

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây cát lồi. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cà ri – Đặc điểm – cách phân biệt, công dụng, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -