Cây chân vịt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh

Cây chân vịt là giống thực vật mọc hoang dại ở rất nhiều nơi, cây được tìm thấy chủ yếu ở những nơi râm mát. Loại thực vật này cũng có rất nhiều công dụng đối với đời sống và sức khỏe của con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây chân vịt. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây chân vịt rừng

Cây chân vịt có danh pháp khoa học là hygroryza aristata nees. Loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây cỏ chân vịt, cây thủy thảo, cây cỏ thìa lìa, cây cỏ chữa,… Đây là một giống cây cỏ hoang, thuộc họ Lúa (Poaceae), thân thảo, toàn cây có chứa một lớp lông mềm, loại cây này thường sinh trưởng theo mùa, mọc xen kẽ cùng với nhiều giống cây cỏ dại khác nên rất khó phân biệt, nếu chúng ta không có độ am hiểu nhất định về đặc điểm của cây thì rất khó có thể nhận biết. Loại cây này có sức sống vô cùng mãnh liệt, sống khỏe mạnh ngay cả trong khi thời tiết khắc nghiệt.

Đặc điểm cây chân vịt rừng

Đặc điểm cây chân vịt rừng

Cây có nguồn gốc từ khu vực miền Đông của Ấn Độ, sinh trưởng ở nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, Campuchia, Lào và nhiều nước trong khu vực Châu Úc. Tại nước ta, cây sinh trưởng nhiều ở những vùng Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và đặc biệt là đồng bằng Nam Bộ. Loại thực vật này có đặc tính sinh trưởng vô cùng nhanh chóng, đặc biệt là những cây chân vịt rừng. Chúng có tốc độ sinh trưởng tương đương cây cứt lợn, cây xuyến chi, vì vậy chúng ta rất dễ thu hoạch, có thể sơ chế chúng trong tất cả các mùa trong năm. 

Đặc điểm cây chân vịt: Thân thảo, phân nhánh ngay từ giữa thân, thân hình trụ, cạnh có nhiều răng cưa. Lá cây có hình mũi mác, dài, nhọn ở đầu, phiến lá ôm lấy cây. Lá thường mọc xen kẽ nhau, mép lá nguyên, không có cuống, một chiếc lá trưởng thành thường dài khoảng 5 – 10cm, chiều rộng khoảng 6 – 8mm. Hoa mọc tập trung thành cụm phần ngọn, có 4 cánh hoa hình chữ nhật, phần cánh hoa có lớp lông nhung bao phủ. Thông thường, người dân thường đi thu hái chúng vào mùa xuân hoặc mùa hè. 

Phân biệt cỏ chân vịt và cỏ mần trầu

Cây chân vịt thường mọc xen kẽ với các loại cỏ khác nên khiến chúng ta rất khó phân biệt. Dựa vào đặc điểm sinh thái bên ngoài thì nhiều người nhận xét, loại cây này có hình dáng bên ngoài hao hao giống cây mần trầu. Cách phân biệt cỏ chân vịt và cỏ mần trầu như sau: 

– Hình dáng cỏ mần trầu: Đây là giống cỏ mọc hoang dại nhiều ở vùng đồng bằng, nông thôn. Phân nhánh ngay từ giữa thân, sinh trưởng dạng bò tới nửa thân thì bắt đầu mọc thẳng. Cây sinh trưởng thành bụi. Hoa có khoảng 5 – 7 cánh hoa hình chữ nhật, bên ngoài có lông, quả có hình trứng, dài, chẻ 3 cạnh.

Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu

Tác dụng: Cỏ chân vịt có công dụng điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày và đường ruột còn cỏ mần trầu lại dùng cho phụ nữ mang thai, giúp viêm niệu đạo, lao phổi, điều trị huyết áp cao. 

Tác dụng của cây chân vịt

Theo nhiều nghiên cứu, các bộ phận mọc phía trên mặt đất của cây có chứa chất nhớt, tinh dầu, stigmasterol, spinasterol, squalene và alcaloid cepharanthin. Loại cây này có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người nên được dùng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Theo y học cổ truyền, dược liệu chân vịt có tính ẩm, vị đắng, chát, cay và có mùi thơm dịu nhẹ của tinh dầu. Loại cây này được dùng để chữa bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, giúp lọc máu, bồi bổ thần kinh, lợi tiểu khai thông. Ngoài ra, theo các tài liệu y học cổ thì chúng còn có khả năng kích thích nhu cầu sinh dục ở cả nữ và nam. 

Theo Y học hiện đại, tác dụng của cây chân vịt nằm chủ yếu ở chất alcaloid cepharanthin. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng đã chỉ ra, các hợp chất hóa học có bên trong cây chân vịt có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các triệu chứng ở thận như suy giảm chức năng thận, thận hư yếu, hỗ trợ giãn phế quản, giảm ho, chống co thắt phế quản cấp tính, giúp bảo vệ chức năng gan, hạ sốt hiệu quả và an toàn, cải thiện tình trạng mẫn cảm, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, tinh chất được chiết xuất từ cây chân vịt còn có khả năng điều trị chứng động kinh, hỗ trợ điều trị ho mãn tính, hen suyễn, hỗ trợ điều trị khó tiêu, giun đường ruột, giúp tiêu sưng, chống viêm, giảm đau.

Tác dụng của cây chân vịt

Tác dụng của cây chân vịt

Cách dùng cây chân vịt thân gỗ

Trong tự nhiên còn có một loại thực vật cũng tên là chân vịt đó là cây quyển bá. Ngoài cái tên quyển bá, loại cây này còn được biết tới với cái tên cây thanh tùng hoặc cây trường sinh. Cây có tên khoa học là selaginella delicatula alston, thuộc họ Selaginellaceae, đây cũng là giống cây thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy là giống cây thân thảo, có chiều cao khoảng 30 – 50cm, thân sẽ hóa gỗ khi già nên có còn được gọi là cây chân vịt thân gỗ. Giống cây này thường sinh trưởng trên rừng ẩm, nhiều nhất là ở các chân núi đá hoặc bụi cây ven đường, bờ ao, bờ suối ở những nơi có địa hình từ 300 – 1000m so với mực nước biển.

Trong y học cổ truyền, cây chân vịt thân gỗ được thu hái quanh năm, tiếp đó làm sạch và mang đi phơi. Theo nhiều cuốn sách y học cho biết, loại dược liệu này có công dụng lợi thấp, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị sởi, kinh phong. Nhiều nơi còn dùng chúng để chữa trị viêm tuyến vú, viêm kết mạc mắt, viêm amidan, viêm phổi, ung thư. Cách dùng phổ biến trong dân gian như sau: 

Chuẩn bị 30g dược liệu quyển bá khô, chua me đất hoa vàng, mã lan thảo (hài nhi cúc), đậu mắt tôm, cỏ seo gà, mỗi dược liệu 10g. Làm sạch tất cả dược liệu sau đó sắc dược liệu cùng với nước trong 15 – 20 phút. 

Lưu ý: Nếu chúng ta bị bí tiểu thì nên cho thêm đại hoàng hoặc củ cốt khí vào. Nếu bị các bệnh về gan thì cho thêm 100g thủy bồn thảo, 10g ngũ vị tử. Nếu bị xơ gan bụng trướng nước thì cho thêm kim ngưu và bán chỉ tiên, mỗi loại 15g.

Cách dùng cây chân vịt thân gỗ

Cách dùng cây chân vịt thân gỗ

Cách trồng cây chân vịt nước

Nhiều người nghĩ, cái tên cây chân vịt nước chỉ là cách gọi vui mồm của trẻ con, bởi khi nghe tới chân vịt, người ta sẽ suy nghĩ ngay tới những loài sinh vật bơi được dưới nước. Tuy nhiên, cây chân vịt hoàn toàn có thể trồng dưới nước. Cái tên cây chân vịt nước dùng để ám chỉ giống cây chân vịt thân gỗ. Trước kia, loại cây này thường không cần phải trồng, chúng có ở khắp nơi, từ đồng bằng cho tới miền núi, từ thành phố cho tới nông thôn. Tuy nhiên, khi nhu cầu thị trường ngày càng lớn thì nhiều người đang có xu hướng trồng cây chân vịt. 

Cây chân vịt được trồng chủ yếu bằng phương pháp tách gốc, chúng ta chỉ cần lựa chọn cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Tốt nhất cây mẹ nên sinh sống trong môi trường thủy sinh từ trước. Chúng ta chỉ cần tách một nhánh thân có kèm rễ từ cây mẹ, tiếp đó cố định chúng trong môi trường thủy sinh mới đã có hòa tan cùng dung dịch sinh dưỡng. Trước khi trồng có thể nhúng rễ cây vào trong dung dịch kích thích ra rễ. Nên thay nước theo chu kỳ 2 tháng/1 lần, khi thay nước nên bổ sung thêm dung dịch sinh dưỡng cho cây. Sau khoảng 2 – 3 tháng là chúng ta có thể tiến hành thu hoạch. 

Hình ảnh cây chân vịt

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chân vịt dưới đây:

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Hình ảnh cây chân vịt

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây chân vịt. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cẩm thị là cây gì? Công dụng, cách trồng và chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -