Cây dứa – Thông tin cơ bản, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc

Cây dứa là loại trái cây được trồng phổ biến tại nước ta với nhiều công dụng tuyệt vời trong đời sống và sức khỏe. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các thông tin nghiên cứu cơ bản về cây dứa, đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. 

Nội Dung Chính

Thông tin nghiên cứu về cây dứa

Cây dứa có tên khoa học là ananas comosus, tại nước ta cây được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây huyền nương, cây khóm, cây thơm, cây gai,… Đây là giống cây ăn quả nhiệt đới, có nguồn gốc từ Brazil và Paraguay, được du nhập tới Việt Nam từ rất sớm. Quả dứa mà chúng ta vẫn thường ăn thực ra là sự kết hợp của cuống hoa và các lá bắc tạo thành, còn quả dứa thật sự chính là những mắt dứa. Hiện tại, dứa được dùng dưới 2 dạng đó là khô và tươi, được chế biến thành nhiều sản phẩm khác như nước ép, mứt, sấy khô,… Trên thị trường hiện đang có 2 loại dứa đó là dứa có gai và dứa không có gai.

Thông tin nghiên cứu về cây dứa

Thông tin nghiên cứu về cây dứa

Thông qua một số nghiên cứu về cây dứa, bên trong quả dứa có vitamin và các hợp chất hóa học có công dụng ngăn ngừa oxy hóa, làm đẹp da, phòng chống ung thư, giảm nguy cơ đông máu, ngăn ngừa tăng huyết áp, giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, tốt cho mắt, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho răng, tăng cường chắc xương, giảm ho, giảm sốt,… Tại Việt Nam, dứa được trồng ở các tỉnh chạy dọc từ Kiên Giang về tới Phú Thọ. Hiện Tiền Giang chính là tỉnh thành có sản lượng dứa mỗi năm lớn nhất cả nước. Theo thống kê, năm 2017, Tiền Giang cho sản lượng dứa tươi đạt gần 200 nghìn tấn. Tổng sản lượng dứa của cả nước 2017 đạt gần 600 nghìn tấn. 

Để phục vụ cho nhu cầu nội tiêu, hiện nay đã có nhiều nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm từ quả dứa ra đời. Không những vậy, trong năm 2017, diện tích trồng dứa của cả nước đạt gần 40 nghìn ha, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm về dứa đạt gần 42 triệu USD. Cây dứa đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho hàng triệu người nông dân địa phương. 

Đặc điểm cây dứa

Cây dứa thuộc chi Ananas, họ Bromeliaceae, một số đặc điểm cây dứa dễ phân biệt như sau: 

Thân cây mọc thẳng, chiều cao trong khoảng 1 – 2m, đường kính tán lá rộng, thân ngầm nằm bên trong tán lá, chiều dài thân khoảng 20 – 30cm, phần ngọn chính là bộ phận có kích thước lớn nhất. Cây mọc thẳng tới giữa thân và cong dần về phía ngọn. Thân cây được chia thành nhiều đốt và lóng, kích thước lóng sẽ thay đổi tùy vào từng giống cây. Mỗi đốt đều sẽ có những mầm ngủ có khả năng nảy chồi và các rễ phụ có khả năng hút dinh dưỡng trong không khí. Lá cây sẽ có số lượng thay đổi theo từng giống, lá được mọc chồng chéo lên nhau theo hình xoắn ốc, không có cuống, phiến lá ôm sát lấy thân. Hình dáng của lá cũng sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi của lá.

Đặc điểm cây dứa

Đặc điểm cây dứa

Một chiếc lá trưởng thành sẽ có nhiều gai nhọn mọc ra từ mép lá, hai mặt lá có một lớp sáp màu trắng bao phủ, mặt dưới có nhiều sáp hơn mặt trên của lá. Phần chồi ngọn của cây chính là bộ phận sinh trưởng trái, chồi ngọn mang nhiều lá có kích thước nhỏ, quả sẽ sinh trưởng khoảng 18 tháng sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Chúng ta có thể tiến hành cắt phần mầm ngủ trên chồi ngọn để nhân giống, phương pháp này giúp cho dứa nhanh chóng được thu hoạch. Hoa dứa là giống hoa lưỡng tính, có khoảng 1 cặp lá bắc, 1 vòi nhụy, 6 vòi nhị, 3 cánh hoa, 3 lá đài. Cánh hoa sắp xếp theo hình xoắn ốc, nở vào buổi sáng, sau khoảng 15 – 20 ngày sẽ tàn.

Quả dứa chính là một loại quả kép bao gồm hàng trăm quả con (Mắt dứa). Loại quả này được xem là giống quả nhiệt đới hàng đầu. Tại phương Tây, người ra xem loại quả này là vua trái cây, chúng có mùi thơm dịu nhẹ, chứa hàm lượng cao chất bromelain, vitamin, kali, giàu chất khoáng, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao nên được dùng để giúp vết thương mau lành sẹo, chữa tụ huyết, ức chế phù nề và chữa rối loạn tiêu hóa. Ngoài phần quả, thân cây dứa được dùng để lấy sợi và dùng trong công nghiệp chế biến bột giấy. Bã dứa được dùng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc và làm phân bón nông nghiệp. 

Giống cây dứa thơm

Cây dứa thơm có tên khoa học là pandanus amaryllifolius roxb, giống cây này khác hoàn toàn với giống cây dứa hái quả thông thường. Giống cây dứa thơm còn có tên gọi khác là cây lá dứa, cây lá thơm, cây lá nếp, cây cơm nếp. Loại cây này sinh trưởng dạng bụi, có đặc điểm sinh thái tương tự cây dứa hái quả nhưng toàn cây có màu xanh nhạt, lá có hình mũi mác, mép lá nguyên, không có răng cưa. Thân và lá khá mềm mại chứ không cứng cáp như cây dứa hái quả, toàn cây tỏa ra mùi thơm giống mùi của gạo nếp nương. Loại cây này thường được trồng để thu hái lá làm gia vị cho các món ăn, pha trà uống.

Giống cây dứa thơm

Giống cây dứa thơm

Tuổi thọ của cây dứa

Theo nhiều nhà vườn cho biết, tuổi thọ của cây dứa kéo dài trong khoảng 15 – 30 năm, tuổi thọ kinh tế kéo dài 15 – 20 năm. Sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm, cây bắt đầu cho lượt trái đầu tiên, từ 5 – 6 năm thì cây cho trái ổn định qua các năm. 

Hướng dẫn trồng cây dứa

Thời vụ trồng: Nên trồng cây dứa lúc thời tiết ấm áp, mưa nhiều. Tại miền Bắc, 2 vụ thích hợp nhất để trồng cây chính là vụ thu và thụ xuân. Nếu trồng cây tại miền Nam thì nên trồng cây vào đầu mùa mưa, trong khoảng tháng 4 – 6, như vậy là có thể cho thu hoạch quả vào tháng 5 – 6 năm sau. Miền Trung nên trồng vào tháng 10 – 11 hoặc 4 – 5 hằng năm.

Chọn đất và làm đất trồng: Nên trồng trên đất có tỷ lệ thoát nước nhanh, kết cấu đất nhẹ, tốt nhất nên trồng trên đất dốc, đất tại miền Bắc và Đông Nam Bộ sẽ phù hợp nhất để cây sinh trưởng. Trước khi trồng cần bón phân lót cho đất. 

Khoảng cách và mật độ: Nên trồng cây với mật độ 55.000 cây/ha hoặc 60.000 cây/ha.

Hướng dẫn trồng cây dứa

Hướng dẫn trồng cây dứa

Hướng dẫn trồng cây dứa: Tiến hành trồng cây bằng chồi ngủ, sau khi cắt chồi ngủ từ chồi ngọn thì đặt cây vào hố trồng, vun gốc cho cây và tưới nước xung quanh gốc cho cây. 

1 cây dứa có mấy quả?

Dứa thuộc nhóm cây có khối lượng quả trung bình, nhiều người khi chưa trông thấy bao giờ thường thắc mắc không biết 1 cây dứa có mấy quả? Thực chất, mỗi một đợt quả, cây dứa cho 3 – 4 quả, tuy nhiên người trồng chỉ giữ lại duy nhất 1 quả ở ngọn. 

Cách chăm sóc cây dứa

Cách chăm sóc cây dứa như sau: 

Tưới nước và giữ ẩm: Đây là giống cây có khả năng chịu khô hạn cao, tuy nhiên để cây sinh trưởng nhanh chóng, khỏe mạnh, chúng ta cần tưới nước thường xuyên cho cây theo chu kỳ 1 ngày/1 lần. Đặc biệt là những vùng đất phía Nam cần tăng cường lượng nước tưới cho cây vào mùa khô. 

Tỉa chồi: Có nhiều giống dứa mới có khả năng ra chồi nhanh, chúng ta cần cắt tỉa bớt chồi ngọn để giảm khả năng tranh chấp dinh dưỡng với quả. Việc tỉa chồi khá đơn giản, chỉ cần dùng dao hoặc tay tách nhẹ chồi ra khỏi thân. 

Sâu bệnh hại: Cây dứa thường xuyên bị cỏ dại tấn công, đây chính là môi trường hoàn hảo cho các loại sâu bệnh sinh trưởng. Cần thường xuyên làm sạch cỏ dại bằng tay, hạn chế việc phun thuốc cỏ ở xung quanh gốc dứa. 

Bón phân: Sau mỗi vụ thu hoạch cần thực hiện bón lót cho cây bằng phân hữu cơ. Dùng phân kali, đạm bón thúc cho cây theo chu kỳ 2 năm/1 lần.

Hình ảnh cây dứa

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dứa dưới đây: 

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Hình ảnh cây dứa

Trên đây là thông tin nghiên cứu cơ bản về cây dứa, đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây du núi là cây gì? Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -