Cây du núi là cây gì? Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc

Cây du là giống cây gỗ có kích thước nhỏ, trước kia mọc chủ yếu trong rừng, hiện tại đang được ứng dụng làm cây cảnh bonsai tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây du, phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây du núi là cây gì?

Cây du có danh pháp khoa học là ulmaceae, là giống cây có nguồn gốc từ nước Anh. Đây là giống cây gỗ có kích thước nhỏ, vỏ cây có màu xám nâu, bóng, trơn nhẵn, khi trưởng thành sẽ bong ra thành mảng. Ngoài nước Anh thì nhiều nước Châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc cũng ghi nhận sự có mặt của cây du tại đất nước này từ rất lâu về trước. Vậy, cây du núi là cây gì? Thực chất, cây du núi là giống cây sinh sống chủ yếu ở những cánh rừng nhiệt đới ẩm. Hiện nay, loại cây này đã có mặt tại nước ta khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, giống cây du tại nước ta chủ yếu là giống cây du Trung Quốc.

Cây du núi là cây gì?

Cây du núi là cây gì?

Cây du ưa thích ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt, sinh trưởng mạnh trong điều kiện khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu được khô hạn tốt, sống khỏe trong đất bạc màu. Khả năng sinh chồi của cây rất mạnh nên cây sinh sản của chủ yếu bằng phương pháp chiết cành. Loại cây này là một trong những giống cây cảnh phổ biến, tốc độ sinh trưởng ở mức cao nên được khá nhiều người lựa chọn làm cây cảnh bóng mát. Tại nước Anh, giống cây này được trồng phổ biến ở các con đường lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bệnh gỗ du Hà Lan đã và đang đe dọa tới các loài du cổ thụ trên trái đất. 

Lá cây du có hình trứng, nhọn hai đầu. cuống lá ngắn, mép lá có nhiều răng cưa, mặt lá dưới có nhiều lông và thô ráp hơn. Một cây du trưởng thành có chiều cao lên tới 35m, đường kính thân trong khoảng 1 – 2m, độ rộng của tán cây có thể lên tới 18m. Nhìn từ xa, cây có hình dáng giống như một bình hoa thu nhỏ, đẹp mắt. Thân cây phân nhánh ngay từ giữa thân, một cây có thể phân 2 – 3 nhánh, rễ cây mọc nổi lên trên mặt đất. Có lẽ chính vì đặc tính rễ này nên cây được nhiều người ưa thích làm cây cảnh bonsai. Hiện nay, Việt Nam không quá phổ biến những cây du cảnh, nhìn chung chúng vẫn là một giống cây mới. 

Các loại cây du giống

Tuy là một tân binh mới trong giới cây cảnh tại Việt Nam nhưng cây du vẫn đang dần khẳng định vị thế của mình. Theo một số nhà phong thủy học cho biết, cây du phong thủy có thể sẽ trở thành xu hướng trong 1 – 2 năm tới. Các loại cây du giống trên thị trường bao gồm cây du trắng và cây du hoa tím. Hiện nay, giống cây du hoa trắng được thấy phổ biến ở nhiều nơi. Cây du có đặc điểm sinh thái bên ngoài tương tự rất nhiều giống cây thân gỗ trong rừng. Các giống cây du khác nhau đều có hình dáng bên ngoài không có quá nhiều sự thay đổi. Mỗi giống cây du sẽ sinh trưởng ở từng vùng có khí hậu khác nhau, một số đặc điểm phân biệt cây du giống bao gồm: 

– Cây du sinh trưởng tại Anh, Mỹ: Mọc tập trung ở phía Đông của Hoa Kỳ, loài này khá hiếm thấy ở các khu vực khác, mọc nhiều ở California. Đây là giống cây hoa đỏ.

Các loại cây du giống

Các loại cây du giống

– Cây du asiatic, tên gọi khác là du Trung Quốc, du lacebark, du siberia. Hiện tại giống cây này sinh sống chủ yếu ở Triều Tiên, Ấn Độ, Siberia, Mông Cổ và Trung Á. Giống cây này có hoa màu trắng, hiện giống cây này đã có mặt tại Việt Nam. 

Trước khi bệnh gỗ du Hà Lan xuất hiện, cây du hoa đỏ sinh trưởng ở khắp nơi của Châu Âu, chúng sinh trưởng nhiều ở cả Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha. Giống thực vật này có khả năng thích nghi được với nhiều điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, bao gồm cả những vùng đất có độ mặn nặng, nghèo chất dinh dưỡng hay những nơi có khí hậu ô nhiễm, khô hạn và cực lạnh.

Cây du Trung Quốc

Hiện nay, việc chơi cây du bonsai đang dần trở thành một thú vui mới đối với nhiều người. Thú chơi này không quá kén người, chỉ cần chúng ta bỏ ra một chút thời gian, công chăm sóc và một chút đam mê thì đã có thể biến những loại cây này thành một tác phẩm nghệ thuật. Cây du có mặt tại nước ta chủ yếu là giống cây du Trung Quốc, giống cây này vô cùng thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, có lẽ vì khả năng du nhập tới nhiều vùng đất trên thế giới mà người ta đặt cho chúng cái tên “du”. 

Ý nghĩa cây du cảnh

Phỏng vấn các nhà nghệ thuật cây cảnh tại Việt Nam, họ nói rằng bản thân rất yêu thích giống cây này, nhờ đặc tính thân lớn, dễ uốn, hình thức đẹp, chúng mang lại giá trị nghệ thuật rất cao. Bên cạnh việc trồng cây để làm cảnh, giống cây này cũng được nhiều người bắt tay trồng để lấy gỗ và tạo bóng mát cho đường phố. Tán lá cây khá rộng, chúng được trồng nhiều trên các hè phố, ngọn cây có khả năng vươn xa, khả năng bao phủ ở mức tốt nên đang được cân nhắc đưa vào danh sách các loại cây đô thị. Trong phong thủy, ý nghĩa cây du cảnh chính là sự vươn lên, sự mạnh mẽ, kiên trì vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống.

Ý nghĩa cây du cảnh

Ý nghĩa cây du cảnh

Thân cây to lớn và cứng cáp, tượng trưng cho trách nhiệm và khả năng của người cha, người chồng trong gia đình, những nhánh cây tượng trưng cho người phụ nữ luôn sát cánh bên cạnh người chồng để cùng nhau nỗ lực nuôi sống lá, hoa, quả. Chính vì ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên giống cây này hợp với đại đa số người, xét về hình dáng nên chúng ta sử dụng cây du cảnh làm cây phong thủy thì sẽ giúp gia chủ kiên trì vượt qua mọi chông gai, thử thách. Theo nhiều nhà phong thủy học, nếu xét kỹ hơn về cả yếu tố sinh trưởng thì cây sẽ hợp nhất với người mang mệnh Thủy và Mộc. Màu gỗ của cây là màu nâu đỏ, chính vì vậy cây sẽ mang lại tài lộc, may mắn cho 2 bản mệnh này, đặc biệt là những người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. 

Quả cây du có công dụng gì? 

Theo một số thông tin từ nước ngoài, giống cây này còn được dùng trong Đông Y bởi khả năng làm sạch vết thương trên da, làm thuốc lợi tiểu, giúp đỡ chữa bệnh rối loạn tiêu hóa. Bộ phận được thu hái làm dược liệu chính là quả cây du. Tuy nhiên, y học cổ truyền của Việt Nam chưa có ghi chép hay dẫn chứng nào về việc sử dụng vị thuốc này. 

Cách chăm sóc cây du bonsai

Để cây du sinh trưởng khỏe mạnh thì việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là chuẩn bị môi trường sống thích hợp cho cây dễ sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là những cây du bonsai phong thủy, bởi việc cây khô héo hay chết đi đều sẽ ảnh hưởng tới vấn đề phong thủy của ngôi nhà. 

Nơi trồng: Nên trồng cây trong những môi trường ẩm ướt và nhiều nước. Hạn chế trồng ở nơi có nhiều nắng.

Đất trồng: Trước khi trồng cần trộn đất cùng với xơ dừa, tro trấu, hạn chế trồng cây trên đất nhiều sỏi. 

Phương pháp trồng: Chiết cành và gieo hạt. 

Bón phân: Nên bón phân cho cây theo chu kỳ 1 tháng/1 lần, không bón trực tiếp vào gốc mà cần pha loãng với nước và tưới xung quanh gốc cây. Ngay sau khi tưới nước cần đưa cây lên ban công, sân thượng, nơi có nắng nhẹ để cây hấp thụ ánh nắng mặt trời. 

Tưới nước: Cây ưa nước, tưới nước mỗi ngày với liều lượng vừa đủ. 

Sâu bệnh: Hiện có một giống bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống của cây đó là bệnh gỗ Hà Lan. Tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhưng nếu quan sát thấy lá cây chết nhưng vẫn dính trên cành thì cần dùng thuốc ĐVP 1500 để phun toàn bộ cây. 

Thay chậu: Nên thay chậu, thay đất cho cây theo chu kỳ 2 năm/1 lần. 

Cắt tỉa: Cây có tốc độ sinh trưởng mạnh nên cần thường xuyên cắt tỉa sao cho lá không quá rậm rạp. 

Hình ánh cây du

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây du dưới đây: 

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Hình ánh cây du

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây du, phân loại, ý nghĩa và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây chôm chôm – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -