Cây đuôi chồn – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng

Cây đuôi chồn là giống cây cảnh đang được nhiều người ưa thích trồng với mục đích trang trí nội thất và tạo cảnh quan. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị một số bệnh ở người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây đuôi cáo

Cây đuôi chồn có tên khoa học là asparagus densiflorus, thuộc chi Măng tây (Asparagus), họ Măng tây (Asparagaceae). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới bằng nhiều cái tên khác như cây trúc thiên môn, cây đuôi cáo,… Cây có kích thước nhỏ, mọc tập trung thành bụi, chiều cao trong khoảng 20 – 30cm tùy vào môi trường sống. Thân khá nhỏ, gốc ngắn, các nhánh cây vươn dài, lá có màu xanh, hình kim, mép lá có nhiều gai nhọn. Lá mọc dày đặc giống như đuôi con chồn nên được nhiều người đặt cho cái tên độc đáo là cây đuôi chồn.

Đặc điểm cây đuôi cáo

Đặc điểm cây đuôi cáo

Giống thực vật này nở hoa quanh năm, hoa mọc tập trung thành chùm có màu trắng, mọc ra từ ngọn. Không chỉ có màu sắc đẹp, hoa đuôi chồn còn có mùi thơm dễ ngửi, giúp con người ta thư giãn. Hoa nhanh tàn, quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi qua tàn, quả có màu xanh khi chín sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Cây đuôi chồn ưa thích bóng râm, ưa độ ẩm cao, sống tốt trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng. Loại cây này cũng có nhu cầu về dinh dưỡng không quá cao, không chịu được úng trong thời gian dài. Thông thường, người ta thường nhân giống loại cây này bằng phương pháp tách bụi hoặc gieo hạt. 

Không chỉ mang một vẻ đẹp dịu dàng, cây đuôi chồn còn mang những ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp. Khi trang trí loại cây này trong nhà sẽ giúp mang tới may mắn, tài lộc, trang trí cây trong văn phòng làm việc sẽ giúp sự nghiệp lên như diều gặp gió, làm ăn phát đạt. Theo phong thủy, loại thực vật này còn có khả năng xua đuổi được ma quỷ, vận hạn, mang lại sự thịnh vượng, ổn định cho gia chủ, giúp gia đình hòa thuận, yên ấm. Chính nhờ vẻ đẹp độc đáo, ý nghĩa phong thủy tốt mà loại cây này ngày càng được nhiều người ưa thích. 

Cây đuôi phụng

Cây đuôi phụng có tên khoa học là calathea lancifolia, thuộc họ Củ Dong, nhiều người còn biết tới loại cây này thông qua cái tên cây đuôi công, cây huỳnh tinh cảnh,… Cây có nguồn gốc từ Colombia, Brazil, trước kia sinh trưởng chủ yếu trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Đây là một giống cây thân thảo, dáng cây nhỏ nhắn, mảnh mai, chiều cao khoảng 50 – 60cm. Thân cây cao khoảng 30 – 40cm, lá mọc vượt tán. Màu lá của cây chính là điểm thu hút nhất và là điểm nhấn đặc biệt tạo nên cái tên cây đuôi phụng. Mặt trên của lá có màu xanh lục được tô điểm các vệt sáng màu tím hoặc xanh đậm, mặt dưới có màu đỏ tía trông khá bắt mắt.

Cây đuôi phụng

Cây đuôi phụng

Trong phong thủy, giống cây này tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài, sự sống không ngừng, vẻ đẹp rực rỡ bắt mắt. Theo nhiều nhà phong thủy học cho biết, cây rất phù hợp đối với người mệnh Mộc và Thủy. Trồng loại cây này trong nhà sẽ giúp hai bản mệnh này được thuận lợi trong công việc và cuộc sống, các mối quan hệ được gắn kết.

Cây đuôi chó

Cây đuôi chó có tên khoa học là uraria crinita (L) desv.ex D, thuộc họ Fabaceae (Đậu), loại cây này còn được nhiều người biết tới với tên gọi cây hầu vĩ tóc, cây đuôi chồn quả đen và cây đuôi chồn tóc. Cây có chiều cao khoảng 1 – 1,5m, lá là dạng lá chét, hoa màu tím mọc tập trung thành cụm ở đầu cành. Quả là dạng quả đậu, màu đen, mùa hoa của cây trong khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Cây đuôi chó mọc hoang dại ở nhiều nơi, chúng ta thường xuyên bắt gặp chúng trong các rừng tre, bụi khô,… Lá tươi được nhiều người dùng làm rau ăn hằng ngày, toàn cây được thu hái làm thuốc. Trong Đông Y, vị thuốc đuôi chó có công dụng bồi bổ cho trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng, chữa tiêu chảy, đầy hơi, đi tiểu ra máu, ho ra máu, cảm lạnh.

Cây đuôi chó

Cây đuôi chó

Cây đuôi chồn đỏ

Cây đuôi chồn đỏ có tên khoa học là acalypha hispida, thuộc chi Cỏ Tai Tượng, họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Loại cây này có tên gọi khác là cây tai tượng đuôi chồn, nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Đây là loại cây sinh trưởng dạng bụi, chiều cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, thân cây có màu xanh nâu, phân nhiều nhánh. Lá cây có hình trứng, mọc so le hai bên, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, hai mặt lá có lông bao phủ. Chiều cao cây khá thấp, trong khoảng 8 – 15cm, hoa có màu đỏ tươi, đẹp mắt nên được nhiều người đặt cho cái tên cây đuôi chồn đỏ. Trong Đông Y, vị thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón, sát trùng, chữa phong thấp, giúp lợp thấp, tiêu tích trệ.

Cây đuôi chồn đỏ

Cây đuôi chồn đỏ

Cây đuôi chồn trắng

Hoa của cây có màu trắng, mọc thành chùm và có kích thước lớn. Cây đuôi chồn trắng thực chất chỉ là tên gọi của trạng thái khi cây ra hoa mà thôi.

Cây đuôi chồn trắng

Cây đuôi chồn trắng

Cây đuôi chồn chữa bệnh gì ?

Theo y học cổ truyền, cây đuôi chồn có tính mát, vị ngọt, có khả năng giảm đau, khử trùng, tiêu viêm hiệu quả. Loại cây này được dùng trong các mục đích như chữa viêm khớp, phong thấp, mụn nhọt. Theo cuốn “Mân Nam dân gian thảo dược”, vị thuốc đuôi chồn có quả màu đen, đắng nhẹ, vị ngọt, có công dụng chỉ huyết, tiêu viêm, giải độc. Còn theo cuốn sách y học cổ “Lĩnh Nam thảo dược chí” lại nói về hạt cây đuôi chồn có tính mát, vị ngọt, có tác dụng sát trùng, giải nhiệt. Vậy trong y học hiện đại, cây đuôi chồn chữa bệnh gì?

Cây đuôi chồn chữa bệnh gì ?

Cây đuôi chồn chữa bệnh gì ?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây đuôi chồn có chứa protein, ethanol, flavonoid có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống oxy hóa. Chất ethanol còn có công dụng hỗ trợ sự phát triển của tế bào osteoblast, kích thích hoạt động tế bào osteoblast và bào chế thuốc chữa tiêu hóa. Ngoài ra, các hợp chất còn lại của cây còn có khả năng chữa thoái hóa khớp, ngăn ngừa các bệnh loãng xương, tái tạo sụn khớp, tăng cường sản sinh dịch khớp, kích thích sản sinh enzim phosphatlaza kiềm. 

Cách dùng cây đuôi chồn rừng

Cây đuôi chồn rừng được sử dụng trong y học dân gian dưới nhiều hình thức khác nhau như: 

– Sắc thuốc uống để điều trị những bệnh liên quan tới dạ dày, hệ tiêu hóa.

– Ngâm rượu để điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp. 

– Giã nát, thu lấy nước cốt và bôi ngoài da để điều trị các bệnh ngoài da. 

Mỗi một tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh thì sẽ có cách sử dụng khác nhau, do đó trước khi dùng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Nếu dùng ngoài da thì cần test thử trên một vùng da nhỏ để chắc chắn cơ thể không bị kích ứng với các thành phần bên trong cây đuôi chồn rồi mới tiến hành bôi ở khu vực rộng lớn.

Cách dùng cây đuôi chồn rừng

Cách dùng cây đuôi chồn rừng

Cách trồng cây đuôi chồn thủy sinh

Cây đuôi chồn nằm trong nhóm cây cảnh ưa thích bóng mát, cây có thể sinh trưởng tốt trong cả những môi trường thủy sinh khác nhau như: Hồ cảnh, bể cá,…

Cách trồng cây đuôi chồn thủy sinh bằng phương pháp tách bụi như sau: Cần lựa chọn một cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, tốt nhất nên chọn cây đã sinh trưởng trong nước. Tách lấy 1 phần thân cây có kèm theo rễ, ngâm rễ cây trong dung dịch kích thích ra rễ khoảng 2 – 3 tiếng. Cố định cây vào đá hoặc các vật bám bên trong bể nước. 

Lưu ý: Nước trong bể cá cần hòa cùng dung dịch dinh dưỡng trước khi trồng. 

Cách chăm sóc cây đuôi chồn: 

– Thay nước: Nên thay nước cho cây theo chu kỳ 2 tháng/1 lần. 

– Nếu trồng cây trong môi trường điều hòa thì cần đặt bể cá ở những nơi có nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào. 

Sâu bệnh: Khi trồng trong nước cây sẽ ít gặp sâu bệnh tấn công, tuy nhiên cây sẽ thường xuyên bị tình trạng rụng lá nếu chúng ta không cung cấp đủ ánh sáng và dinh dưỡng. Nên tiến hành thay nước và dung dịch dinh dưỡng trong cùng một thời điểm.

Cách trồng cây đuôi chồn thủy sinh

Cách trồng cây đuôi chồn thủy sinh

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây đuôi chồn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Top 12 cây công trình đẹp được trồng nhiều nhất hiện nay

Sinh Vật Cảnh -