Cây đỗ trọng là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây đỗ trọng là giống cây thuốc quý có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh, được Đông Y sử dụng từ lâu với mục đích chữa vô sinh, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, liệt dương, thận hư, giúp mạnh gân cốt, bồi bổ gan thận. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin cây đỗ trọng là cây gì, phân loại, tác dụng và cách dùng loại cây này.
Cây đỗ trọng là cây gì?
Cây đỗ trọng có tên khoa học là eucommia ulmoides oliv, thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae), tên y khoa là cortex eucommiae. Là giống cây có kích thước vừa phải, chiều cao khoảng 10 – 15m, thuộc nhóm cây lá rộng thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, bên trong vỏ cây có chứa những sợi tế bào màu trắng, mỏng trông giống như tơ. Lá cây mọc so le hai bên, có hình trứng, mép lá có nhiều răng cưa. Một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 6 – 13cm, chiều rộng khoảng 3 – 4cm, mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới, lá cây cũng có những sợi tế bào màu trắng giống ở vỏ cây.
Hoa đỗ trọng là giống hoa đơn tính khác gốc, hoa đực sinh trưởng thành chùm, hoa cái mọc đơn lẻ. Hoa mọc ra từ kẽ lá, quả sẽ sinh trưởng ngay khi thụ phấn thành công, quả có hình thoi, xẻ đôi ở đầu, bên trong có chứa hạt màu nâu bóng. Trước kia, ở nước ta không sinh trưởng loại cây này nên việc cây đỗ trọng là cây gì được rất nhiều người quan tâm. Từ lâu, nhiều người đã sử dụng các loại cây có tác dụng và cấu tạo tế bào tương tự loại cây này để thay thế và sử dụng trong Đông Y. Cây đỗ trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay được trồng nhiều ở Nam Kinh, Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam,…
Trên thế giới, cây có mặt nhiều ở các nước miền Nam của Liên Xô cũ, Triều Tiên và Nhật Bản. Cây được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1963. Ban đầu, cây chỉ được trồng thử nghiệm trên một diện tích nhỏ ở Sapa, sau này được đưa sang các nông trường dược liệu ở Sìn Hồ (Lai Châu) và Bắc Hà (Lào Cai) để trồng với diện tích lớn. Một vài năm trở lại đây, cây sinh trưởng nhiều ở huyện Mai Châu (Hòa Bình), Tuần Giáo (Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang). Tuy trồng nhiều nhưng theo thống kê thì sản lượng trồng ở Việt Nam vẫn đang không cung cấp đủ nhu cầu trong nước. Các loại dược liệu đỗ trọng trên thị trường hầu hết đều phải nhập từ Trung Quốc. Chính vì vậy, việc trồng giống cây dược liệu này cần được quan tâm hơn.
Cây đỗ trọng có mấy loại?
Trong Đông Y, ngoài cái tên đỗ trọng thì dược liệu này còn rất nhiều tên gọi khác như diêm thủy sao, tư tiên, mộc miên, tư trọng,… Đây là giống cây thân gỗ, có tuổi thọ cao, thường được trồng để hái vỏ cây làm thuốc. Khi bẻ phần vỏ cây, chúng ta sẽ thấy có các sợi tơ nhựa nên được nhiều người đặt cho cái tên là mộc miên. Cây thuốc này đã được mang về Việt Nam trồng cách đây hơn 50 năm, nhưng vẫn chưa được quan tâm nhiều. Vậy, cây đỗ trọng có mấy loại? Cây đỗ trọng được chia làm 2 loại như sau:
Cây đỗ trọng bắc: Đây là giống cây có vỏ cây mỏng, thường chỉ dày trong khoảng 0,1 – 0,4cm. Vỏ cây có màu vàng nâu hoặc nâu xám, bề mặt có nhiều nếp nhăn và các lỗ tròn, nhỏ. Phần mặt trong của vỏ cây có màu nâu tím. Vỏ cây khá giòn, chỉ cần một tác động nhỏ cũng sẽ khiến cho vỏ cây bị gãy. Ngoài ra, loại vỏ này còn có mùi thơm khá dễ chịu, vỏ ngoài có vị đắng nhẹ.
Cây đỗ trọng nam: Đây là giống cây có phần vỏ dày hơn, độ dày trong khoảng 0,2 – 0,4cm. Vỏ cây thường cong như lòng máng, mặt ngoài có màu vàng sáng, mặt trong có màu nâu sáng, bề mặt có khá nhiều những vết nứt chạy dọc hoặc bong thành từng mảng. Vỏ cây đỗ trọng nam khá cứng, khó bẻ, có ít nhựa tơ, không mùi, vị đắng, nhạt, thơm nhẹ và chát.
Ngoài 2 loại cây đỗ trọng bắc và nam thì chúng còn được phân loại theo nơi sống và những đặc tính khác nhau được quyết định bởi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng.
- Đỗ trọng Thiểm Tây, Hồ Bắc (Trung Quốc): Vỏ xù xì, thô, thịt mỏng, kém chất lượng nhất.
- Đỗ trọng Núi Lầu Sơn (Quý Châu – Trung Quốc): Vỏ mịn hoặc thô, chất lượng ổn.
- Đỗ trọng Đại Ba (Tứ Xuyên – Trung Quốc): Vỏ mịn, dày thịt, chất lượng tốt.
Cây đỗ trọng có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong vỏ cây đỗ trọng có chứa hàm lượng lớn citrusin B, olivil 4”- O- β-D –glucopyranoside, olivil 4’-O- β-D –glucopyranoside, alcol erythro dihydroxy dehydroconiferylic, lignan glycosid, lignan, pinoresinol diglucosid, hydroxypinoresinol di-O-β-D-glucopyranoid, liriodendrin, olivil, geniposide, 4-deoxyeucomiol, ulmosid, acid geniposid, eucomiosid, iridioid glycosid, cucomiol, reptosid, ajugosid, harpagid, aucubin.
Ngoài ra, dược liệu đỗ trọng còn có chứa một số hợp chất hóa học khác như: Acid trans-4-hydroxy cyclohexane carboxylic, catechol, acid dihydrofolic, acid caffeic, acid tartaric, acid vanillic, acid betulinic, belutin, β-sitosterol, n-triacontanol, onacosan, ulmoprenol, acid chlorogenic, threo-guaiacyl-glycerol.
Thông qua việc phân tích các thành phần có bên trong cây, nhiều nhà khoa học cho biết cây có khả năng hạ áp, giảm đau, kháng viêm, ức chế một số vi khuẩn như E-coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, ức chế các cơn co tử cung, tăng cường chức năng thận, giúp lợi tiểu, tăng cường lưu thông máu trong động mạch và vành tim, giúp làm giãn mạch, chống co giật, giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh. Vậy theo y học cổ truyền, cây đỗ trọng có tác dụng gì?
Cây đỗ trọng đã được nhắc tới trong sách Thuốc cổ, Bản kinh, Bản thảo cương mục,… Theo đó, vị dược liệu có tính ôn, không độc, vị cay, ngọt nhẹ, được quy vào kinh Phế, Can và Thận. Chủ trị gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Vị dược liệu này còn có tác dụng tốt trong việc chữa vô sinh hiếm muộn, chữa thai lậu, trụy thai, thai động, liệt dương, thận hư.
Mủ cây đỗ trọng
Mủ cây đỗ trọng chính là phần nhựa tơ màu trắng khi chúng ta bẻ vỏ cây chảy ra, thông thường cây trên 10 năm tuổi sẽ đủ điều kiện để lấy nhựa tơ. Mủ cây đỗ trọng có vị ngọt, tính ấm, được quy vào kinh Thận và Can. Có công dụng chữa các chứng đau mỏi cơ bắp, bồi bổ gan thận, tốt cho phụ nữ có thai. Kiêng dùng cho người có tính tình nóng giận, mặt đỏ bừng bừng, người hỏa vượng.
Lá cây đỗ trọng
Lá cây đỗ trọng cũng có chứa nhựa tơ, tuy nhiên hàm lượng nhựa tơ không nhiều. Thông thường, người ta chỉ sử dụng bộ phận vỏ cây, nhựa bên trong vỏ cây và không sử dụng tới lá đỗ trọng.
Cách ngâm rượu đỗ trọng
Vị thuốc đỗ trọng có thể bào chế được dưới dạng cao đặc, thuốc sắc, tán mịn hoặc ngâm rượu uống. Tùy vào từng mục đích và nhu cầu sử dụng mà chúng ta lựa chọn phương pháp sử dụng cho thật hợp lý. Trong đó, cách ngâm rượu đỗ trọng chính là cách dùng phổ biến, được nhiều người áp dụng nhất.
Chuẩn bị: 1,5 lít rượu trắng, 500g dược liệu đỗ trọng thái nhỏ, nước cốt gừng tươi.
Cách thực hiện: Mang đỗ trọng đi sao vàng với nước cốt gừng tươi cho tới khi cạn hết nước và các sợi tơ nhựa bên trong đứt hoàn toàn thì cho chúng vào túi vải mỏng. Đặt túi vải này vào bình rượu và đổ rượu vào. Ngâm khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ. Sử dụng liên tục trong 1 – 2 tháng để có kết quả nhanh chóng.
Hình ảnh cây đỗ trọng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đỗ trọng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin cây đỗ trọng là cây gì, phân loại, tác dụng và cách dùng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dưa leo – Vòng đời, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây dưa leo – Vòng đời, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh
Cây dứa – Thông tin cơ bản, đặc điểm, cách trồng, chăm sóc
Cây du núi là cây gì? Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây chôm chôm – Đặc điểm, phân loại, cách trồng, hình ảnh
Cây chân vịt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cẩm thị là cây gì? Công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây cát lồi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng