Cây húng quế – Đặc điểm, công dụng trong y học và ẩm thực

Cây húng quế là loại cây gia vị được trồng phổ biến tại nước ta, được dùng trong ẩm thực với công dụng trang trí và gia tăng hương vị của món ăn. Ngoài ra, loại cây này còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người, chúng có thể sử dụng như một vị thuốc có tác dụng điều trị cảm cúm, ho,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng trong ẩm thực và y học cũng như tác hại của loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây rau húng chó

Cây húng quế còn được dân gia thường gọi là cây rau húng chó, đây là loại cây thân thảo, chiều cao trong khoảng 40 – 60cm. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, lá có hình trứng, nhọn một đầu, mọc đối xứng hai bên. Hoa húng quế mọc tập trung thành chùm, kích thước nhỏ, hoa có màu trắng, một số cây có màu tím nhạt. Hạt sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, khi già có màu tím đen, khi ngâm trong nước sẽ có màu trắng ở vỏ. Cây húng quế có tên khoa học là ocimum basilicum, đây là một giống cây có tuổi thọ lâu, thuộc họ Hoa Môi.

Đặc điểm cây rau húng chó

Đặc điểm cây rau húng chó

Ngoài cái tên húng chó thì trong dân gian, người dân còn gọi chúng bằng nhiều cái tên khác như cây é quế, cây rau quế, cây lá quế,… Toàn bộ cây húng quế có chứa hàm lượng tinh dầu cao nên có mùi thơm khá dễ chịu, được sử dụng trong Đông Y để làm dược liệu chữa các bệnh cảm cúm thông thường. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây húng quế có chứa hàm lượng methionine, protein cao hơn nhiều loại tinh dầu khác trên thị trường nên còn được dùng để chiết xuất tinh dầu cho ngành công nghiệp nước hoa. 

Công dụng của lá quế trong ẩm thực

Theo nhiều nghiên cứu y học về loại dược liệu này thì cây húng quế có chứa chavicol, estragol methyl, cineol, linalool,orientin, vicenin, chất xơ, vitamin C, vitamin K, kali, calci, sắt, magie, beta caroten,… Nhờ những hợp chất tốt cho sức khỏe nên loại cây này được dùng để ăn sống và làm rau gia vị cho nhiều món ăn tại Việt Nam. Nhờ mùi thơm đặc biệt, lá húng quế được dùng trong các món gà, tôm, thịt bò để tăng hương vị, tạo cảm giác lạ miệng, đưa cơm.

Công dụng của lá quế trong ẩm thực

Công dụng của lá quế trong ẩm thực

Công dụng của lá quế không chỉ gói gọn trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam mà còn được sử dụng trong rất nhiều nước ở khu vực Châu Á. Đây là một loại rau gia vị quan trọng của nhiều nước Châu Á từ hàng ngàn năm về trước. Cây húng quế tại Việt Nam gắn liền với các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc như lẩu gà lá é, gà om húng quế, tôm sốt lá quế,… Nhiều cuốn sách y học cổ cũng đã miêu tả cây húng quế là một giống thực vật có mùi thơm tương tự cây cam thảo tây và tiêu hồi, hơi cay, mùi vị không bị thay đổi khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Có lẽ vì điều này nên lá quế góp mặt trong rất nhiều món lẩu. 

Tác dụng của cây húng quế đối với sức khỏe

Ngừa bệnh tiểu đường: Bên trong lá húng quế có chứa caryophyllene, eugenol, eugenol,… Những chất này đều là những chất có công dụng chống oxy hóa hiệu quả, chúng được dùng để chiết xuất ra tinh đầu có tác dụng giảm mức đường huyết, tăng khả năng nhạy cảm với insulin, dự trữ và phóng thích insulin, hỗ trợ hoạt động của các tế bào beta của tụy tạng, từ đó chống oxy hóa hiệu quả. 

Bảo vệ tim: Chất eugenol dồi dào bên trong cây húng quế không chỉ có công dụng chống oxy hóa mà còn có khả năng kiểm soát được mức mỡ trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chúng ta chỉ cần ăn tươi vài lá húng quế mỗi ngày là đã có thể bảo vệ tim khỏi những căn bệnh phổ biến, tăng cường sức khỏe tim mạch,…

Phòng chống ung thư: Nhờ những hợp chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, cây húng quế còn có thể điều trị ung thư miệng, ung thư vú, tấn công vào những mạch máu nuôi sống tế bào ung thư, ngăn máu chảy về các khối u.

Tác dụng của cây húng quế đối với sức khỏe

Tác dụng của cây húng quế đối với sức khỏe

Chữa sốt: Tinh dầu húng quế có khả năng kháng khuẩn, sát trùng nên có công dụng tuyệt vời trong việc cắt cơn sốt, chữa sốt rét, nhiễm khuẩn thông thường,…

Ngăn ngừa stress: Tinh dầu từ lá húng quế đã được nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng cho biết, chúng có thể đánh bại các gốc tự do, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, duy trì mức bình thường của cortisol – hormon, từ đó ngăn ngừa căng thẳng, giảm stress. 

Phân hủy sỏi trong thận: Trong Đông Y, tác dụng của cây húng quế chính là lợi tiểu, thanh lọc thận. Một số nghiên cứu mới của y học hiện đại cũng đã cho biết, cây húng quế có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong máu, làm sạch thận, cải thiện các triệu chứng của bệnh thận hư. 

Trị đau đầu: Từ lâu, lá húng quế đã được các lang y tin dùng trong việc xoa dịu các cơn đau, làm thông mũi, giảm đau nhức, đau nửa đầu, cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang,.. Nếu chúng ta đang gặp tình trạng đau đầu, dù nguyên nhân là do đâu thì chúng ta chỉ cần giã nát lá húng quế sau đó đắp lên trán, tình trạng đau đầu sẽ được cải thiện ngay sau lần đầu tiên. 

Ngoài những công dụng chính trên thì cây húng quế còn có khả năng giúp con người cai thuốc lá, làm mát cổ họng, bảo vệ sức khỏe cho da và tóc, chữa những bệnh về đường hô hấp, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. 

Hoa húng quế có dùng được không? 

Tất cả các bộ phận của cây từ hoa, lá, quả, hạt, thân đều có thể kết hợp cùng với nhau để điều trị các bệnh ngoài da. Đặc biệt, trong việc điều trị bệnh dị ứng, mẫn ngứa, chúng ta có thể giã nát hoa húng quế tươi để đắp ngoài da hoặc nấu với nước để rửa những vết thương do viêm da, eczema, sâu bọ đốt, rắn cắn,…

Hoa húng quế có dùng được không? 

Hoa húng quế có dùng được không?

Tác dụng của lá húng quế khô

Cây húng quế có thể được sử dụng dưới 2 dạng, đó là húng quế tươi và húng quế khô. Thông thường, người ta sẽ ưu tiên sử dụng lá húng quế tươi, rất ít người sử dụng lá húng quế khô. Bởi khi phơi khô thì hàm lượng tinh dầu có bên trong sẽ bị bay hơi và mất đi khá nhiều công dụng vốn có. Lá húng quế khô được bào chế chủ yếu để pha trà uống, bởi khi phơi khô, dược liệu sẽ bớt cay và hăng hơn. Tác dụng của lá húng quế khô chính là điều trị các bệnh liên quan tới hô hấp, bệnh đái tháo đường,..

Uống nước rau húng quế có tác dụng gì?

Phương pháp sử dụng cây húng quế chủ yếu trong dân gian để chữa bệnh đó là sắc nước uống. Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc không biết uống nước rau húng quế có tác dụng gì? Trong Đông Y, nước rau húng quế có công dụng giảm lượng axit uric có trong máu, điều trị các bệnh lý liên quan tới thận và giúp làm sạch thận. Chúng ta cần uống nước rau húng quế với mật ong liên tục trong vòng 6 tháng để nhận được kết quả điều trị tốt nhất. 

Tác hại của rau húng quế

Tuy cây húng quế là loại rau gia vị đã được sử dụng từ lâu trong Đông Y nhưng nó lại không phải là sản phẩm an toàn tuyệt đối. Thành phần eugenol có bên trong cây húng quế sẽ có khả năng chính gây nên tình trạng ngộ độc cơ thể. Khi chúng ta ăn quá nhiều rau húng quế, cơ thể sẽ bị dư thừa eugenol, lúc này cơ thể sẽ gặp các triệu chứng như đi tiểu ra máu, thở gấp, ho kéo dài,… Phụ nữ đang mang thai cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có rau húng bởi chúng sẽ kích thích các cơn co thắt tử cung, gây nên nhiều biến chứng khi sinh và sau sinh, ảnh hưởng tiêu cực tới bộ phận sinh dục nữ.

Tác hại của rau húng quế

Tác hại của rau húng quế

Ngoài ra, tác hại của rau húng quế còn nghiêm trọng hơn nữa khi chúng ta sử dụng quá liều lượng cho 1 lần. Thông thường, loại cây này được dùng làm 1 thành phần trong thuốc chống đông máu mà không phải toàn bộ bởi với liều lượng quá cao, vị thuốc này có khả năng làm tăng nguy cơ loãng máu. Những bệnh nhân đang bị tình trạng tiểu đường cần kiêng tuyệt đối loại cây này, nếu có sử dụng chỉ nên sử dụng với liều lượng thấp trong ẩm thực bởi công dụng của vị thuốc này chính là hạ lượng đường trong máu.

Hình ảnh cây húng quế

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây húng quế dưới đây:

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Hình ảnh cây húng quế

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng trong ẩm thực và y học cũng như tác hại của cây húng quế. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hoa hải đường – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -