Cây kim vàng – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây kim vàng là một trong những giống cây thuốc nam quý, thường mọc hoang dại nhiều ở một số địa phương của cả nước. Tại nước ta, cây được tìm thấy nhiều ở khu vực miền Nam, được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây gai kim vàng, cây sơn đông, cây kim gai bóng,… Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh cây kim vàng.
Đặc điểm giống cây kim vàng
Cây kim vàng có tên khoa học là barleria lupulina lindl, thuộc họ Acanthaceae (Ô Rô). Cây kim vàng là giống cây thân thảo, mọc thẳng đứng, thân cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, không màu. Lá cây không có lông, những lá gần ngọn mọc thành gai nhọn. Hoa sinh trưởng thành cụm, mọc ra ở ngọn thân và ngọn cành, lá bắc mọc sát đế hoa. Hoa kim vàng có màu vàng, lá đài có nhiều gai nhọn, có 2 nhị, 4 thùy, 1 môi và 1 nhị lép. Thông thường, một cụm hoa sẽ có khoảng 18- 20 bông hoa, hoa thường nở liên tiếp chứ không nở cùng một lúc.
Mùa hoa kim vàng thường nở vào mùa đông xuân, thời gian lưu hoa không lâu, một bông hoa sẽ lưu hoa khoảng 2 ngày, một cụm hoa sẽ nở trong khoảng 10 ngày, tàn trong khoảng 14 – 15 ngày. Quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, quả là dạng quả nang, bên trong có chứa 2 hạt, dẹt, vỏ hạt khá cứng, khi chín sẽ khô lại và tự động tách vỏ, bắn hạt ra xa để sinh sản. Chính vì đặc tính sinh sản như vậy nên giống cây kim vàng thường sinh trưởng tập trung thành đám. Tại nước ta, loại cây này mọc hoang dại ở khu vực miền Nam, nhiều người đem chúng về nhà trồng trong chậu làm cảnh hoặc trồng làm hàng rào.
Thời gian gần đây, khi biết được công dụng tuyệt vời của loại cây này, nhiều người đã dùng lá tươi của cây để chữa bệnh rắn độc cắn, rễ và lá được thu hái quanh năm, thông thường người dân chỉ dùng dược liệu này dưới dạng tươi. Ở dưới dạng khô, chúng ta cần phải làm sạch lại dược liệu bằng nước sạch, tiếp đó thái nhỏ và đem chúng đi phơi nắng ở nhiệt độ cao. Lá tươi thường rất khó bảo quản, vì vậy chúng ta nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc tốt nhất chỉ nên lấy một lượng vừa đủ dùng trong ngày.
Cây kim vàng mọc ở đâu?
Loại cây này có nguồn gốc từ đảo Mozambique của Bồ Đào Nha. Trên thế giới, cây sinh trưởng ở nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ. Vậy, tại nước ta, cây kim vàng mọc ở đâu? Tại Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam và được trồng chủ yếu để làm cảnh và làm hàng rào, ở khu vực phía Bắc ít thấy sự xuất hiện của loại cây này.
Cây kim vàng trị bệnh gì?
Theo nhiều nghiên cứu, cây kim vàng có chứa hàm lượng chất scutellarein-7-rhamnosyl glucoside cao, có vị đắng, không độc. Được dùng để hỗ trợ điều nhiều vấn đề của cơ thể. Vậy, cụ thể cây kim vàng trị bệnh gì? Theo y học cổ truyền, cây kim vàng có công dụng thông kinh hoạt lạc, giải độc, giảm đau, tiêu thũng. Loại cây này góp mặt trong nhiều bài thuốc điều trị một số bệnh ngoài da, chữa các vết nứt da, mụn nhọt, điều trị bệnh đi tiểu ra máu, trị viêm họng và hen suyễn, điều trị ho kéo dài, điều trị chảy máu răng, viêm lợi, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, điều trị chứng tê mỏi tay chân.
Theo y học hiện đại, vị thuốc này có công dụng điều trị chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu, chữa các vết sưng của sâu bọ, chữa các vết côn trùng cắn hoặc các vết đốt, chữa trị tình trạng rắn cắn. Lá kim vàng có chứa hàm lượng lớn chất shanzhiside methyl ester, mussaenosidic acid, ipolamiidoside, acetylbarlerin, iridoid glucosides, proteins, đường, flavonoid, saponin, tinh dầu. Tác dụng dược lý của các hợp chất hóa học này chính là ức chế một số tế bào ung thư như ung thư vú, u não, hỗ trợ điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, giảm khả năng loãng xương, tăng hoạt tính alkaline phosphatase ở các tế bào tạo cốt bào.
Dịch chiết từ cây kim vàng còn có khả năng giảm viêm loét dạ dày tá tràng, kháng viêm tá tràng, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế tăng trưởng các vi khuẩn k.pneumoniae, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, e.coli, tụ cầu vàng, kháng một số vi khuẩn như varicella zoster, virus herpes simplex, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, hỗ trợ điều trị đái tháo đường và giảm tress.
Cách sử dụng cây kim vàng
Trong dân gian, kim vàng được dùng phổ biến để điều trị chó dại cắn, rắn cắn, điều trị trật khớp, bong gân, sưng đau phần mềm, tê bại nhức mỏi cơ thể, đau răng, băng huyết sau sinh, ho ra máu, ho, giảm các triệu chứng cảm cúm, điều trị cơn hen suyễn cấp. Ở một số vùng, người ta dùng lá kim vàng tươi để điều trị mụn rệp cắn và sâu bọ đốt. Cách sử dụng cây kim vàng khá đa dạng. Theo kinh nghiệm dân gian, để điều trị rắn độc cắn thì chúng ta nhai đọt non của cây kim vàng sau đó đắp trực tiếp lên vết rắn cắn hoặc lấy cành và lá kim vàng vắt lấy nước cốt để uống, bã thì đắp lên vết cắn. Làm như vậy liên tục khoảng 5 – 6 lần trong ngày, mỗi lần 30 phút thì sẽ khỏi bệnh.
Để điều trị các bệnh về đường hô hấp thì chúng ta nhai lá tươi cùng với muối trắng rồi nuốt. Nếu chúng ta bị đau răng thì nhai lá tươi, nuốt lấy nước và đắp bã vào vùng răng bị đau. Hoặc chúng ta sắc nước với lá và cành kim vàng, ngậm lấy phần nước sắc đó cũng sẽ có hiệu quả giảm đau. Tùy theo từng tình trạng bệnh khác nhau, chúng ta sẽ có liều lượng sử dụng sao cho phù hợp.
Bài thuốc điều trị đau nhức khắp cơ thể: Chúng ta tiến hành sử dụng một nắm lá kim vàng, rửa thật sạch và sắc cùng với nước. Uống liên tục trong vòng 1 tuần. Ngoài ra, chúng ta có thể tiến hành ngâm rượu kim vàng để xoa ngoài da hoặc bôi trực tiếp lên vết thương hở. Uống rượu kim vàng sẽ có thể giảm nhức mỏi cơ thể, chữa bệnh viêm ruột và một số bệnh xương khớp.
Bài thuốc điều trị bệnh viêm gan: Chuẩn bị 20g diệp hạ châu, 20g bán chi liên, 20g bạch hoa xà thiệt thảo, 20g rau dừa kiểng, 30g kim vàng, sắc cùng với nước và uống hằng ngày. Ngoài ra, những người bị mắc bệnh vàng da có thể cho thêm rễ chanh, ô rô, thủy xương bồ để cải thiện các triệu chứng. Những người tỳ hư có thể cho thêm hương phụ.
Bài thuốc điều trị viêm xoang: Chuẩn bị 30g cây kim vàng, 30g cỏ hôi, 30g thủy xương bồ, 20g kinh giới, 20g cỏ nhọ nồi, 20g bòng bong. Sắc tất cả các vị thuốc trên thành dạng cô đặc, chia chúng làm 2 phần bằng nhau và uống trong ngày. Cần dùng liên tục trong 3 – 5 ngày, nếu thường xuyên chảy máu cam có thể cho thêm 15g gương sen. Ngoài ra, một số người bị viêm xoang mũi có thể dùng thuốc sắc dạng cô đặc nhỏ vào mũi, mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng lá kim vàng
Tuy là dược liệu tự nhiên có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, nhưng chúng ta vẫn cần quan tâm tới một số lưu ý khi sau khi sử dụng lá kim vàng:
– Lá kim vàng có thể được dùng dưới cả 2 dạng là khô và tươi, nếu dùng tươi thì cần sử dụng trong ngày để bảo đảm dược tính, nếu dùng dư thì nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh chứ không để ngoài.
– Cây kim vàng chủ yếu mọc hoang dại, vì vậy những bài thuốc từ giống cây này thường sẽ được dân gian sử dụng trực tiếp mà không qua sơ chế. Để đảm bảo sử dụng an toàn thì chúng ta nên làm sạch dược liệu kỹ càng trước khi sử dụng.
– Người bệnh không được tự ý bỏ điều trị để sử dụng các bài thuốc từ cây kim vàng. Các bài thuốc từ cây kim vàng không thể thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Hình ảnh cây kim vàng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kim vàng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh cây kim vàng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây kim quýt – Đặc điểm, tác dụng và ý nghĩa phong thủy
Sinh Vật Cảnh -Cây kim quýt – Đặc điểm, tác dụng trái kim quýt và ý nghĩa
Cây khổ sâm – Tác dụng, cách dùng, cách trồng và hình ảnh
Cây kế sữa – Đặc điểm, tác dụng của silymarin trong cây kế sữa
Cây ké đầu ngựa – Phân loại, tác dụng và cách trồng
Top 9 loại cây lá đỏ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Cây hồng nhung là gì? Giá trị kinh tế và cách trồng
Cây húng quế – Đặc điểm, công dụng trong y học và ẩm thực