Cây khổ sâm – Tác dụng, cách dùng, cách trồng và hình ảnh

Cây khổ sâm còn có nhiều tên khác trong dân gian như cây co chạy đón (dân tộc Thái), cây cù đèn, khổ sâm Bắc bộ, cây khổ sâm cho lá,… Khổ sâm là vị thuốc quý của Việt Nam, được ứng dụng trong Đông Y để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về tác dụng, cách sử dụng, cách trồng và hình ảnh cây khổ sâm. 

Nội Dung Chính

Tác dụng của cây khổ sâm

Trong Đông Y, vị thuốc khổ sâm còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như khổ cốt, dã hòe,… Cây khổ sâm có tên khoa học là sophora flavescens ait, thuộc họ Fabaceae (Cánh Bướm). Bộ phận được sử dụng làm thuốc chính là phần rễ cây, chúng được phơi, sấy khô để bảo quản. Theo ghi chép từ cuốn Thần Nông Bản Thảo thì vị thuốc này được sử dụng từ 200 năm TCN. Theo y học cổ truyền, vị dược liệu này có tính hàn mạnh, vị đắng, thường xuyên được dùng để điều trị các bệnh về nhiệt như sốt, nóng. Khác với các loại sâm khác như sâm ngọc linh, nhân sâm,… loại sâm này chủ trị vàng da, ký sinh trùng, sốt, giun, kiết lỵ, giúp tiêu sưng thũng, nóng sốt,… Ngoài ra, chúng còn được dùng để chữa sưng âm hộ, chàm, viêm loét da, sưng đỏ da.

Tác dụng của cây khổ sâm

Tác dụng của cây khổ sâm

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rễ khổ sâm có chứa hàm lượng cao các hợp chất thuộc nhóm xytisin, oxymatrin, sophocacpin, maxtrin, oxymatrin,… Những hợp chất hóa học này đều có công dụng chữa hen suyễn, chống phản ứng phản vệ, giúp kháng khuẩn, có tác dụng kháng ung thư, chống viêm,… Ngoài ra, một vài nghiên cứu ống nghiệm còn cho thấy, dịch chiết từ cây khổ sâm có công dụng chống thiếu oxy cơ tim, chống giãn mạch máu.

Một vài nghiên cứu còn cho thấy tác động của dịch chiết khổ sâm lên hệ tim mạch, chống xơ hóa cơ tim, hỗ trợ chống loạn nhịp tim. 

Tác dụng của cây khổ sâm đang được giới y học quan tâm lớn đó chính là điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu cho biết, vị thuốc này có công dụng điều trị ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư da. Các hợp chất có bên trong rễ khổ sâm sẽ kiểm soát mức độ biểu hiện của gen ung thư, giảm tỷ lệ nhân lên của các tế bào ung thư, giảm tổng hợp DNA của các tế bào ung thư, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả. Một số tác dụng của khổ sâm mới được nghiên cứu đó là giảm hoạt động của kí sinh trùng đường ruột, giảm hoạt động của vi khuẩn bacillus proteus, salmonella, streptococcus, staphylococcus aureus, e.coli,… 

Cây khổ sâm thường mọc ở đâu ?

Cây khổ sâm là giống có kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 0,5 – 1m, rễ cây có hình trụ, vỏ bên ngoài có màu vàng. Lá là dạng lá kép chân chim, bao gồm 5 – 10 cặp lá chét. Lá chét có hình mũi mác, hoa mọc tập trung thành chùm và mọc ra từ ngọn. Hoa có màu vàng trắng, quả có màu đen, hình cầu sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn. Là giống dược liệu có nhiều công dụng nên việc cây khổ sâm thường mọc ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Tại nước ta, loại cây này chỉ được tìm thấy ở một số vùng núi bên giới Việt – Trung. Trên thế giới, cây phân bố chủ yếu ở An Nam, Phúc Kiến, Hà Bắc của Trung Quốc và Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cây khổ sâm thường mọc ở đâu ?

Cây khổ sâm thường mọc ở đâu ?

Công dụng lá khổ sâm

Bộ phận sử dụng chính của cây chính là rễ, tuy nhiên trong tự nhiên có một loại khổ sâm lấy lá. Lá khổ sâm vẫn có những công dụng nhất định đối với sức khỏe con người. Trong Đông Y, lá khổ sâm có công dụng chống dị ứng, giảm đau, kháng viêm và chống oxy hóa. Chúng được dùng để hạ lipid máu, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, hạn chế hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim, gia tăng lưu lượng máu động mạch vành. 

Cách dùng cây khổ sâm tắm cho bé

Trẻ em chính là độ tuổi có sức đề kháng yếu, chúng thường xuyên gặp các tình trạng rôm sảy trên vùng bụng, lưng, cổ, mông, nách, đùi. Triệu chứng của bệnh rôm sảy đó là cơ thể nổi lên những nốt to nhỏ, bên trong mọng nước, các vết này hình thành trên da gây nên tình trạng ngứa ngáy, nóng rát. Nếu không chữa trị và để lâu dễ gây viêm nhiễm,… Do làn da của trẻ khá nhạy cảm nên cha mẹ thường sử dụng những biện pháp thiên nhiên để điều trị thay vì dùng các loại thuốc Tây Y. Trong số đó, những biện pháp thường xuyên được sử dụng đó là tắm lá khổ sâm.

Cách dùng cây khổ sâm tắm cho bé

Cách dùng cây khổ sâm tắm cho bé

Cây khổ sâm tắm cho bé sẽ có công dụng làm sạch bụi bẩn, khô da, mẩn ngứa, mề đay, hăm tã, giúp lấy đi các cặn bẩn bám bên trong da. Cách dùng cây khổ sâm tắm cho bé như sau: Sử dụng một nắm lá khổ sâm tươi, rửa sạch sau đó đun sôi cùng với 3 lít nước trong vòng 30 phút rồi cho thêm chút muối hột vào. Khi nước nguội thì tiến hành tắm cho bé. 

Một vài lưu ý khi sử dụng: 

Thực hư khổ sâm chữa bệnh tim

Hiện tại, loại khổ sâm được sử dụng phổ biến trong Đông Y và Tây Y để điều trị bệnh tim đó là cây khổ sâm cho rễ. Rễ khổ sâm đang được nghiên cứu để làm thuốc giảm tính kích thích cơ tim, ổn định nồng độ chất điện giải (kali, magie, canxi, natri…), tăng thời gian dẫn truyền tim, giúp điều hòa nhịp tim. Theo nhiều nghiên cứu của y học nước ngoài, chất matrine bên trong rễ khổ sâm có thể ức chế phóng thích hormon adrenalin, từ đó giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim, giảm tình trạng căng thẳng, tức giận. Việc khổ sâm chữa bệnh tim là hoàn toàn có cơ sở.

Thực hư khổ sâm chữa bệnh tim

Thực hư khổ sâm chữa bệnh tim

Các hợp chất hóa học của cây khổ sâm đều nằm trong các nhóm thuốc được ứng dụng trong việc điều trị rối loạn nhịp tim. Vị thuốc này được y học hiện đại cho là có công dụng chọn lọc trên cơ tim nên sẽ không gây hạ nhịp tim đột ngột hay thắt phế quản như một số nhóm chẹn beta giao cảm. Vì vậy, loại dược liệu này có thể sử dụng lâu dài mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của toàn cơ thể. Một số tác dụng trên tim của vị dược liệu này chính là chữa nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, viêm cơ tim, bệnh cơ tim giãn. Hơn hết, khổ sâm còn có khả năng điều trị nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau một cách hiệu quả. 

Cách trồng cây khổ sâm

Cây khổ sâm là một giống cây mọc hoang dại nhiều ở vùng rừng núi nên chúng khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Hiện nay, số lượng khổ sâm rừng không còn dồi dào như trước nên việc trồng cây khổ sâm đã bắt đầu được thực hiện ở một số vườn dược liệu tại Tây Bắc.

Cách trồng cây khổ sâm

Cách trồng cây khổ sâm

Chọn giống: Có thể trồng cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm hom giống. 

Đất trồng: Loại thực vật này không kén đất nên chúng ta có thể thực hiện trồng chúng trên nhiều loại đất khác nhau. Nếu trồng trên đất pha cát, đất thịt không bị ngập nước thì công chăm sóc sẽ được giảm đi đáng kể. 

Cách trồng cây khổ sâm: Đào hố trồng và trồng cây vào tháng 2 – 3, mật độ 10.000 cây/ha, khoảng cách 1 x 1 mét. Loại cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh và mạnh, ít khi bị sâu bệnh nên chúng ta không cần tốn quá nhiều công chăm sóc. 

Thu hoạch: Ngoài lúc cây rụng lá thì cây cho thu hoạch quanh năm. 

Hình ảnh cây khổ sâm

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây khổ sâm dưới đây:

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Hình ảnh cây khổ sâm

Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng, cách sử dụng, cách trồng và hình ảnh cây khổ sâm. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây kế sữa – Đặc điểm và tác dụng của hợp chất silymarin

Sinh Vật Cảnh -